6 Mẹo phân tích hành động giá mà một price action trader KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT - Phần 2

6 Mẹo phân tích hành động giá mà một price action trader KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT - Phần 2

Ở phần trước chúng ta đã nắm được 3 mẹo phân tích hành động giá đó là:

  • Giai đoạn tích lũy để vào xu hướng mới
  • Tích lũy tăng dần phá vỡ
  • Stop Run - Liquidity Run

Phân kỳ và cạn kiệt


Rất nhiều chiến lược giao dịch hành động giá trader sử dụng đến tín hiệu phân kỳ. Thông thường thì họ sẽ dùng chỉ báo động lượng như Stochastic hoặc RSI để xác định tín hiệu phân kỳ. Tuy nhiên, một price action có thể sử dụng hành động giá để xác định tín hiệu này sau khi hiểu được những nguyên tắc cơ bản của thị trường.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới và tìm hiểu cách thức một price action xác định tín hiệu phân kỳ dựa vào biểu đồ giá:

Chúng ta thấy thị trường trước đó nằm trong xu hướng tăng mạnh, sau đó hành động giá có những dấu hiệu yếu đi rõ ràng.

Đỉnh mới được hình thành chỉ cao hơn đỉnh trước đó một chút. Việc quan sát khoảng cách giữa các đỉnh được hình thành sẽ giúp trader xác định được thời điểm thị trường yếu đi một cách hiệu quả.

Tiếp theo đó chúng ta thấy thị trường bị bán tháo khi đỉnh yếu này được hình thành , và áp lực bán này cũng mạnh hơn bình thường. Sự thay đổi của sóng điều chỉnh là một yếu tố quan trọng khác mà chúng ta cần xét tới để xác định tín hiệu phân kỳ.

Sau khi đỉnh cao nhất được hình thành thì chúng ta thấy thị trường đi vào giai đoạn đi ngang khá dài. Sự điều chỉnh kéo dài sẽ dẫn đến sự tích lũy và khả năng đảo chiều sẽ cao hơn nhiều trong những trường hợp này.

Các bạn nhìn tiếp phần biểu đồ tiếp theo:

Ta thấy trước khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, giá có dấu hiệu hình thành vùng tích lũy tăng dần trước khi phá vỡ. Khi giá tìm về ngưỡng hỗ trợ một lần cuối trước khi phá vỡ thì ta thấy giá bật lên yếu hơn lần trước nhiều. Cà sau đó nó nhanh chóng quay trở lại ngưỡng hỗ trợ và phá vỡ nó.

Một loạt nến giảm với thân nến lớn cho thấy áp lực phá vỡ là rất mạnh. Và các bạn nhìn tiếp hình bên dưới, ta thấy sự phá vỡ này cũng bắt đầu xu hướng giảm mới:

Tín hiệu phân kỳ ở đỉnh và vùng giá tích lũy đã cung cấp cho chúng ta về bằng chứng rõ ràng rằng giai đoạn tăng giá ủa thị trường có thể đã kết thúc.

Nói tóm lại:

  • Tín hiệu phân kỳ cho thấy sự yếu đi trong động lượng của xu hướng.
  • Đỉnh yếu hơn và các giai đoạn điều chỉnh mạnh hơn và dài hơn bình thường là tiêu chí xác nhận cho tín hiệu phân kỳ hợp lệ.
  • Nên tìm thêm những yếu tố khác xác nhận cho tín hiệu phân kỳ chứ không nên dùng nó một cách độc lập.
  • Giai đoạn tích lũy sau tín hiệu phân kỳ là một tín hiệu mạnh mẽ khác cho thấy động lượng thị trường đang có sự thay đổi rõ ràng.

Tuy nhiên thì chúng ta cũng cần chờ cho giá phá vỡ hỗ trợ trước đó với động lượng mạnh để xác nhận xu hướng đảo chiều trước khi quyết định bán theo xu hướng mới.

Mô hình cờ tiếp diễn

Mô hình cờ là mô hình tiếp diễn xu hướng cổ điển và được nhiều trader sử dụng trong nhiều chiến lược hành động giá.

Mô hình cờ là một sóng điều chỉnh, có hình dạng như hình bên dưới:

Mô hình cờ giảm xuất hiện trong một xu hướng giảm mạnh, bạn có thể vẽ một đường xu hướng dọc theo các đáy được hình thành trong quá trình điều chỉnh này, thì bạn sẽ tìm thấy một mô hình cờ hợp lệ. Lưu ý đường xu hướng này không vi phạm hành động giá.

Sự khác biệt về độ dốc là một yếu tố quan trọng xác nhận cho mô hình này. Như biểu đồ trên chúng ta thấy thị trường trước đó giảm mạnh trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó chúng ta thấy giai đoạn điều chỉnh hình thành mô hình cờ nhưng giá không thể tăng cao hơn được.

Sự khác biệt về độ dốc này thể hiện cho thấy người bán đang kiểm soát thị trường.

Một mẹo rất hiệu quả để xác định mô hình cơ đó là thêm các điểm pivot tuần vào biểu đồ của bạn. Như biểu đồ bên dưới:

💡
- Cộng đồng giao lưu phương pháp, chiến lược đầu tư vàng, dầu, ngoại tệ, bitcoin.
Zoom thực chiến tin tức phiên Mỹ từ thứ hai đến thứ sáu.
- Tham gia cộng đồng giao lưu, ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY
- Tham gia cộng đồng TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Thông thường thì giá sẽ quay trở lại điểm pivot trung tâm trong giai đoạn điều chỉnh, vì ngưỡng này được coi là một trong những kháng cự hỗ trợ mạnh mẽ của thị trường có xu hướng.

Sau khi giá phá vỡ đường xu hướng được vẽ để xác định mô hình cờ, thì thường giá sẽ đi tiếp theo xu hướng giảm trước đó. Như biều đồ bên dưới:

Nói tóm lại:

  • Mô hình cờ là mô hình tiếp diễn trong điều kiện thị trường có xu hướng.
  • Mô hình cờ hợp lệ được xác định bởi đường xu hướng không vi phạm hành động giá, nhằm xác định đường viền của mô hình.
  • Mô hình cờ nên có độ dốc thấp hơn giai đoạn xu hướng trước đó.
  • Sử dụng các điểm pivot sẽ hiệu quả trong việc xác định điểm cuối cho mô hình cờ và nó đóng vai trò như là ngưỡng kháng cự hỗ trợ mạnh.
  • Điểm giao dịch mô hình cờ được kích hoạt khi giá phá vỡ đường xu hướng.

Mô hình ba lần chạm


3 lần chạm là một mô hình thể hiện sự cạn kiệt trong động lượng, mô hình này đôi khi đi kèm với tín hiệu phân kỳ. Có một vài mô hình ở 2 cú chạm cuối cùng thể hiện tín hiệu yếu đi của xu hướng.

Như biểu đồ bên dưới:

Chúng ta thấy, thị trường có 3 lần tạo đỉnh mới trong thời gian khá gần nhau. Tuy nhiên thì khoảng cách giữa các đỉnh này lại lại nhỏ dần đi, cho thấy tín hiệu phân kỳ kép.

Thêm nữa, đó là đợt bán tháo sau mỗi lần tạo đỉnh lại mạnh hơn nhiều so với những lần trước. Đây là tín hiệu cho thấy động lượng thị trường đang có sự thay đổi mạnh mẽ.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

Nếu chúng ta thêm chỉ báo RSI vào có thể thấy rõ được tín hiệu phân kỳ kép xảy ra rõ ràng như thế nào. Tuy nhiên thì các price action trader hoàn toàn có thể xác định được tín hiệu này thông qua biểu đồ giá.

Sau đó thì chúng ta thấy thị trường phá vỡ đáy gần nhất, cũng được xem là ngưỡng hỗ trợ cuối cùng. Ngoài ra thì anh em để ý, điểm pivot cuối cùng. Thường thì trong một xu hướng tăng, giá sẽ hoạt động phía trên điểm pivot nhưng chúng ta thấy trong biểu đồ này giá lại nằm bên dưới điểm pivot, cộng thêm những tín hiệu trước đó cho thấy khả năng thị trường đảo chiều là rất cao.

Các bạn nhìn biểu đồ tiếp theo bên dưới:

Ta thấy giá giảm mạnh và đảo chiều, giá phản ứng với những điểm pivot như những ngưỡng kháng cự mạnh. Đây cũng là dấu hiệu củng cố cho nhận định xu hướng đã đảo chiều.

Nói tóm lại:

  • Mô hình 3 lần chạm là mô hình cạn kiệt xu hướng. Mô hình này xác nhận rằng xu hướng hiện tại đang mất đi động lượng.
  • Các đợt giá điều chỉnh mạnh thể hiện thị trường đang có dấu hiệu thay đổi trong tâm lý.
  • Việc phá vỡ đáy trong xu hướng tăng hoặc đỉnh trong xu hương giảm là yếu tố rất quan trọng thể hiện cho thấy cấu trúc thị trường đã thay đổi.

Đây là toàn bộ 6 mẹo giao dịch hành động giá, chúng ta có thể thấy được mỗi mẹo đều giúp cho trader kết hợp được từ ngưỡng kháng cự hỗ trợ, cấu trúc thị trường và các mô hình hành động giá để có thể đọc được câu chuyện hiện tại của thị trường như thế nào và đưa ra được nhận định về khả năng hành động giá trong tương lai.

Có thể thấy được, đa phần các mô hình giúp trader xác định được sức mạnh hoặc sự cạn kệt của xu hướng, sự thay đổi của động lượng và cấu trúc thị trường giúp price action trader xác định được hướng đi của thị trường tốt hơn và hiệu quả hơn rất nhiều.

Mời anh em tham khảo bài viết nhé.

💡
- Cộng đồng giao lưu phương pháp, chiến lược đầu tư vàng, dầu, ngoại tệ, bitcoin.
Zoom thực chiến tin tức phiên Mỹ từ thứ hai đến thứ sáu.
- Tham gia cộng đồng giao lưu, ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY
- Tham gia cộng đồng TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây.

Loading...

Đọc thêm