9 Chỉ báo kỹ thuật thuộc hạng "BÁ ĐẠO" trong giới phân tích kỹ thuật

9 Chỉ báo kỹ thuật thuộc hạng "BÁ ĐẠO" trong giới phân tích kỹ thuật

Sử dụng chỉ báo để phân tích và giao dịch từ lâu đã rất phổ biến trong giới trading chúng ta. Rất nhiều những chiến lược giao dịch được hình thành từ cách kết hợp các chỉ báo kỹ thuật lại với nhau.

Đa phần trader khi tiếp cận với trading đều bắt đầu từ việc sử dụng chỉ báo kỹ thuật. Nhưng qua một thời gian sử dụng, trader sẽ cảm thấy rối não vì có quá nhiều chỉ báo và không biết phải sử dụng chỉ báo nào thì hiệu quả.

Mặc dù có rất nhiều chỉ báo trong giới phân tích kỹ thuật, nhưng trader chỉ nên lựa chọn những chỉ báo phổ biến, được nhiều trader sử dụng để phân tích sẽ tốt hơn. Và dưới đây là top 9 chỉ báo nổi tiếng trong giới trading mà các anh em trader nên biết.

1. Đường trung bình (MA)


Đường MA đã quá nổi tiếng trong giới trading rồi. Đây là chỉ báo giúp trader xác định xu hướng và sự thay đổi của xu hướng. Chỉ báo thể hiện giá đóng cửa trung bình của n phiên giao dịch trước đó.

2 loại đường trung bình được sử dụng nhiều nhất là SMA, EMA. Những đường MA có chu kỳ lớn như MA 100, 200 đa phần được dùng để xác định xu hướng dài hạn. Ngoài ra đường trung bình còn được sử dụng như ngưỡng hỗ trợ kháng cự động trong xu hướng. Nếu giá hồi về đó, trader có thể tìm cơ hội để tham gia giao dịch.


2. MACD

Đây là chỉ báo rất mạnh mẽ được dùng để xác định xu hướng. Chỉ báo này bao gồm 2 đường và MACD Histogram. Khi 2 đường trên chỉ báo MACD tách ra cho thấy tín hiệu phân kỳ, thể hiện thị trường đang trong xu hướng mạnh. Khi 2 đường cắt nhau thì MACD sẽ về giá trị 0 cho thấy thị trường sắp có sự chuyển đổi xu hướng từ tăng qua giảm hoặc từ giảm qua tăng.

Hình bên dưới cho thấy MACD đã cho tín hiệu tăng hoặc giảm của giá rất tốt:

3. RSI


Đây là chỉ báo được phát triển bới Welles Wiler năm 1978 nhưng nó vẫn là chỉ báo được trader tin dùng cho tới thời điểm hiện tại. RSI đo lường sự biến đổi của giá gần đây được thể hiện từ mức 0 cho tới 100. Chỉ báo này chủ yếu để xác định điều kiện quá mua quá bán của thị trường. Nếu trên mức 70 thể hiện thị trường đang ở điều kiện quá mua và ngược lại, dưới mức 30 thể hiến thị trường đang ở điều kiện quá bán.

RSI hoạt động tốt hơn trong thị trường đi ngang. Nếu bạn sử dụng chỉ báo này để giao dịch theo xu hướng thì cần kết hợp với các chỉ báo khác để xác nhận cho tín hiệu giao dịch.

4. Bollinger Bands (BB)


Bollinger Bands là chỉ báo để đo lường sự biến động giá hiện tại của thị trường. Chỉ báo gồm 3 đường, đường giữa là đường SMA, đường trên và đường dưới có độ lệch chuẩn là 2 so với đường ở giữa.

Độ lệch chuẩn là thước đo độ biến động giá của thị trường. Nếu thị trường biến động mạnh, BB sẽ mở rộng. Nếu thị trường biến động yếu thì BB sẽ thu hẹp lại.

5. CCI


Chỉ báo CCI được phát triển vào năm 1980 bởi Donald Lambert. Chỉ báo này đa phần (trên 75%) nằm trong phạm vi từ -100 đến +100. Nếu vượt ra ngoài phạm vi này thể hiện tị trường có sự thay đổi giá cực kỳ mạnh mẽ với mức giá trung bình.

6. Fibonacci


Fibonacci là một trong những công cụ được nhiều trader kỹ thuật sử dụng vì độ hiệu quả của nó. Đặc biệt là các price action trader.

Trong Fibonacci, 61.8 được xem là tỷ lệ vàng và cũng được dừng trong trading như một mức để xác định sự kết thúc của các cú hồi giá. Ngoài ra còn có mức khác như 38.2 và 50.

Các mức trên fibonacci còn được xem như ngưỡng kháng cự hỗ trợ động được kết hợp với những ngưỡng cản khác để xác định vùng kháng cự hỗ trợ hợp lưu.

7. Stochastic


Stochastic là một chỉ báo dao động chủ yếu để xác định tín hiệu quá mua quá bán của thị trường. Nếu chỉ báo vượt mức 80 tức là thể hiện thị trường đang trong tình trạng quá bán. Nếu dưới 20 là thể hiện thị trường đang ở trạng thái quá mua.

Tương tự như RSI, Stochastic cũng nên được kết hợp với chỉ báo khác để có thêm sự xác nhận cho cho thiết lập giao dịch.

8. ADX


ADX là chỉ báo đo lường sức mạnh của xu hướng. Nó thể hiện xu hướng hiện tại của thị trường (tăng hoặc giảm) đang mạnh hay đang yếu. Chỉ báo này có 3 đường, ADX, -DI, +DI. Nếu +DI cắt lên trên –DI thể hiện thị trường đi vào xu hướng tăng và ngược lại.

Còn ADX được dùng để xác định sức mạnh của xu hướng. Nếu ADX từ mức 25 đến 50 được xem là xu hướng mạnh và trên 50 được xem là rất mạnh.

Đây là chỉ báo mạnh mẽ được nhiều trader sử dụng để giao dịch theo thị trường có xu hướng. Đồng thời kết hợp với các chỉ báo dao động cũng rất tốt để hạn chế tín hiệu nhiều. Ví dụ như kết hợp với RSI hoặc Stochastic.

9. ATR


ATR là chỉ báo đo lường sự biến động giá của thị trường. Thể hiện mức biến động giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là chỉ báo rất mạnh mẽ được sử dụng để tính toán điểm cắt lỗ cũng như mục tiêu lợi nhuận cho chiến lược giao dịch.

Mời anh em ngâm cứu từ từ nhé!

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .

Loading...

Đọc thêm