9 mẹo giúp bạn vẽ các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự như 1 Pro đích thực
Hỗ trợ và kháng cự là những tín hiệu giao dịch cực kỳ quan trọng đối với những trader theo trường phái Price Action. Tuy nhiên, các lính mới trong Forex trading thường gặp nhiều khó khăn trong việc xác định và vẽ các ngưỡng/vùng hỗ trợ và kháng cự chính xác để giao dịch hiệu quả.
Vị chuyên gia Price Action này cho biết hàng ngày ông nhận được rất nhiều email từ các trader hỏi về làm sao để xác định và vẽ các mức hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ một cách chính xác. Cũng từ đây, ông đã phát hiện ra có rất nhiều lầm tưởng lẫn các thông tin sai lệch về các mức hỗ trợ và kháng cự cũng như làm sao để vẽ chúng hiệu quả nhất.
Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn các insights của các chuyên gia về cách tiếp cận việc xác định và vẽ các mức hỗ trợ và kháng cự với 9 mẹo dễ sử dụng sau đây!
1. Loại bỏ MỌI THỨ khỏi biểu đồ của bạn trừ Hành động giá Price Action
Có phải bạn đang muốn tập trung cao độ vào việc tìm kiếm các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng nhất trên biểu đồ, bạn muốn có cái nhìn rõ ràng và “tinh khiết nhất” về biểu đồ? Để làm được điều đó, hãy loại bỏ hết những “rào cản” khiến bạn mất tập trung, mà các đường trung bình động (moving averages) là một trong số đó.
Một biểu đồ chằng chịt những indicators chưa bao giờ mang lại tín hiệu giao dịch đáng tin cậy thậm chí còn có thể phá hủy tài khoản giao dịch của bạn.
Bạn hãy ghi nhớ rằng: Một “biểu đồ sạch – clear chart” chỉ với những cây nến – candlesticks mới có thể giúp ta nhận thấy các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng – key levels và động thái của thị trường xung quanh nó một cách rõ ràng nhất.
2. Bắt đầu vẽ các key levels từ Biểu đồ tuần – Weekly chart để có cái nhìn dài hạn
Theo kinh nghiệm của tôi, biểu đồ tuần là nơi tốt nhất để bắt đầu học cách vẽ các mức hỗ trợ và kháng cự, bởi vì nó cung cấp cho bạn cái nhìn rõ ràng và chính xác nhất về các mức dài hạn quan trọng mà bạn cần có trên biểu đồ của mình.
Chẳng hạn, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ các mức hỗ trợ và kháng cự trên cùng một thị trường với cặp GBPJPY, bắt đầu từ biểu đồ tuần.
Bạn sẽ nhận thấy trong ví dụ dưới đây, tôi đã thu nhỏ một khoảng cách tốt trên biểu đồ tuần (khoảng 2 năm) và đặt các đường ngang (horizontal lines) tại những điểm hoặc khu vực giá rõ ràng nhất trên thị trường theo xu hướng thay đổi của giá.
3. Bạn cần làm gì trên biểu đồ ngày – Daily chart…
Sau khi đã xác định và vẽ các key level dài hạn trên khung thời gian biểu đồ tuần, đã đến lúc bạn bắt đầu với khung thời gian quan trọng nhất của những tín đồ theo Price Action: Biểu đồ ngày.
Tại đây, bạn có thể xác định bất kỳ key levels mà tại biểu đồ tuần không thể nào thấy được. Hãy bắt đầu vẽ bất kỳ key level nào trong ngắn hạn, hay còn gọi là near-term levels. Các key levels ngắn hạn này có nhiều khả giúp bạn có cơ hội tham gia thị trường nhiều hơn so với các key level dài hạn, vì vậy việc xác định và vẽ chúng là rất quan trọng.
Lưu ý trên biểu đồ ngày ở trên, tôi đã vẽ ở một mốc mới tại 184,22, xem đây là một key level ngắn hạn và nhận thấy rằng với tôi nó không rõ ràng trên biểu đồ tuần, nhưng rõ ràng đó là một mức quan trọng nên tôi đã vẽ nó trên biểu đồ ngày.
Bạn cũng lưu ý rằng tôi đã điều chỉnh lên hoặc xuống một chút các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng đã được vẽ trên biểu đồ tuần. Lý do cho những điều chỉnh này chính là việc sau khi quan sát trên biểu đồ ngày, tôi nhận thấy chúng có ý nghĩa nên đã điều chỉnh một chút dựa trên vị trí của mốc quan trọng tương ứng với các mức đỉnh/đáy (highs/low) trên cây nến.
Điều này hoàn toàn chấp nhận được và đôi khi bạn sẽ thấy rằng khi quan sát các các key level trên biểu đồ ngày, bạn sẽ thấy việc điều chỉnh một chút như trên là hợp lý. Đó không phải là những điều chỉnh gì to tát, chỉ khoảng 20 đến 30 pips hoặc hơn một chút.
- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY
4. Bạn cần làm gì với các biểu đồ khung thời gian thấp hơn (intraday time frame – biểu đồ 4 h và 1 h)
Bạn sẽ dùng biểu đồ 4 h và 1 h chủ yếu dành cho mục đích “review – đánh giá”. Có nghĩa là, bạn sẽ xem xét vị trí của các key level hàng tuần/hàng ngày và bất kỳ near-term key level hàng ngày nào, bởi vì các mức này rất quan trọng đối với khung thời gian intraday.
Phần lớn thời gian tôi tập trung vào các key level trên biểu đồ ngày bởi khi quan sát trên khung khung 4 h hoặc 1 h, việc vẽ thêm các levels trên các khung intraday này hiếm khi là cần thiết. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, sẽ có 1 hoặc 2 level mà bạn có thể cân nhắc xem có tham gia thị trường hay không, nhiều khả năng là vào khung 4 h hơn 1 h.
Lưu ý trên biểu đồ 4h ở trên, tôi đã vẽ một near-term level tại mốc 186.03. Xét trên khung 4h, tôi nhận thấy level này có vẻ quan trọng, đó là lý do tại sao tôi đã vẽ nó, nhưng trên biểu đồ ngày và tuần, nó trông không rõ ràng và không mấy giá trị.
5. Sự khác biệt giữa “key level” và “near-term level”
Nếu chú ý thì bạn sẽ thấy trong mục 3 và 4 trên, tôi có đề cập đến một số level trên biểu đồ ngày và gọi chúng là các “near-term levels”. Những level này khác với các “key level” chủ yếu ở chỗ nó không thực sự rõ ràng trên biểu đồ tuần và nó gần hơn với giá thị trường hiện tại.
Một key level sẽ được hiện thị rõ ràng trên biểu đồ tuần và báo hiệu một động thái lớn sắp xảy ra từ level đó, và nó quyết định thị trường lên dài hạn hay xuống dài hạn.
Những key levels này là các mức quan trọng nhất để theo dõi các tín hiệu và để giao dịch, nhưng các near-term level cũng rất quan trọng để xác định mức độ thị trường trong ngắn hạn.
Có một sự thật rõ ràng là việc vẽ các hỗ trợ và kháng cự đòi hỏi ít nhiều sự tinh tế, và chính sự khác biệt giữa các key level và near-term levels là một trong số đó.
Việc suy xét và quyết định đâu là “key level” đâu là “near-term level” của bạn sẽ dần dần được cải thiện thông qua luyện tập, thời gian cũng như kinh nghiệm thực chiến.
6. Tôi nên vẽ các levels trong các vùng giá trong quá khứ bao xa thì được?
Đó là một câu hỏi hay lời thắc mắc của khá nhiều trader và câu hỏi này có thể dễ dàng trả lời chỉ bằng cách nhìn vào các biểu đồ ví dụ ở trên. Lưu ý trên biểu đồ tuần, dữ liệu vùng giá trong quá khứ cần xét lại trong khoảng 2-3 năm, trên biểu đồ ngày thời gian quay lại là khoảng 6 tháng đến 1 năm, còn trên biểu đồ 4 h và 1 h thường là khoảng 3 tháng hoặc ít hơn. Lưu ý rằng đây chỉ là ước lượng, nhưng nói chung, bạn không cần phải quay lại check dữ liệu quá xa.
Nhìn chung thì tôi tin rằng nếu bạn càng lùi xa về thời gian thì các levels càng trở nên ít liên quan hơn, vì vậy nên tập trung nhiều hơn vào các levels trong 3 đến 6 tháng qua hơn là trong khoảng 1-2 năm.
7. Đừng vẽ quá nhiều các levels trên biểu đồ
Việc vẽ quá nhiều các levels chằng chịt trên biểu đồ chẳng khác nào những nét vẽ nguệch ngoạc của một đứa trẻ 3 tuổi cả!
Bạn không cần phải vẽ từng level nhỏ mà bạn thấy trên biểu đồ mà chỉ cần tập trung vào các key levels và các near-term level rõ ràng nhất và tiềm năng nhất như bạn thấy trong các ví dụ ở trên.
Nói chung, quan điểm “less is more” trong trading cũng nên được áp dụng khi vẽ các level này. Nếu bạn vẽ quá nhiều mức hỗ trợ và kháng cự, bạn sẽ sa vào sai lầm phân tích thị trường quá mức (over-analyzing), khiến bản thân bối rối và rơi vào trạng thái được gọi là “tê liệt phân tích – analysis paralysis”.
Hãy học cách chỉ vẽ các level quan trọng nhất, bao gồm các key level và near-term level. Điều này thực sự không quá khó và kỹ năng đó sẽ được cải thiện dần dần thông qua nghiên cứu, luyện tập, thời gian và kinh nghiệm.
8. Không phải lúc nào bạn cũng có thể vẽ các đường chính xác ở mức đỉnh hoặc đáy
Hãy nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng cần vẽ 1 đường (line) chạm các mức đỉnh hoặc đáy của mỗi cây nến một cách hoàn hảo vì trong nhiều trường hợp, điều này là bất khả thi. Những đường này có thể và thường xuyên cắt thân nến hoặc phần giữa của đuôi nến.
Vào cuối ngày, bạn cần vận dụng sự sáng suốt của mình để điều chỉnh sao cho các Key Level nằm ở vị trí chính xác hơn. Các key level này có thể chạm chính xác tại các mức đỉnh hoặc đáy, hoặc thậm chí cắt các thân nến.
9. Mức hỗ trợ và kháng cự vs vùng hỗ trợ và kháng cự?
Một điểm quan trọng khác cần nhớ về hỗ trợ và kháng cự, chính xác là chúng không phải mức – level. Thông thường, bạn nên vẽ “vùng” hỗ trợ hoặc kháng cự và coi đây là các vùng “giá trị” trên biểu đồ; nơi giá ưu tiên giao dịch gần đây và được củng cố hoặc duy trì tại một thời điểm.