Accumulation Distribution (D/A) là gì & cách sử dụng

Chỉ báo Accumulation Distribution (tên gọi khác William Accumulation Distribution) là công cụ theo dõi giá và khối lượng trong đầu tư, đặc biệt là volume. Chỉ báo này cũng khá tương đồng với đồ thị nến Nhật. Để hiểu hơn về chỉ báo Accumulation là gì cũng như cách sử dụng chúng.

Accumulation Distribution (D/A) là gì & cách sử dụng

1. Chỉ báo Accumulation Distribution (A/D) là gì?

Chỉ báo Accumulation Distribution (Tên gọi khác: AD/Tích lũy và phân phối) là loại chỉ báo dựa trên sự thay đổi của giá và khối lượng.

Khi đó, khối lượng giao dịch đóng vai trò như hệ số đo lường thay đổi giá. Hệ số này càng lớn thì chỉ báo càng cho thấy mức độ ảnh hưởng cao, tỉ lệ thuận với biến động giá đang xét đến. Trong đó, cần hiểu:

  • Tích luỹ (Accumulation): Khối lượng giao dịch có giá đóng cửa hiện hành cao hơn giá đống cửa ngày hôm trước.
  • Phân phối (Distribution): Khối lượng giao dịch khi giá đóng cửa hiện hành thấp hơn giá đóng cửa ngày hôm trước.
Chỉ báo Accumulation Distribution (Tên gọi khác: AD/Tích lũy và phân phối) là loại chỉ báo dựa trên sự thay đổi của giá và khối lượng. 
Chỉ báo Accumulation Distribution

Đồng thời, chỉ báo Accumulations Distribution giúp các nhà đầu tư xác định được độ biến động về giá thông qua khối lượng giao dịch bằng cách:

  • Nhận định là phân phối (distribution) khi “Composite man” đang hạ giá xuống để gom hàng.
  • Nhận định là tích lũy (Accumulation) khi khối lượng giá đang được đẩy lên để nhanh chóng bán ra.

Nhờ có chỉ báo Accumulation Distribution do nhà đầu tư phân tích được mà có thể tìm kiếm được cơ hội kiếm lời hoặc tránh xa bẫy rủi ro do cá mập giăng bẫy.

2. Cách tính toán chỉ báo Accumulation Distribution

A/D = (((PClose –  Pmin) – (Pmax – PClose)) x V)/(Pmax – Pmin)

Trong đó:

  • PClose là giá đóng cửa;
  • Pmin là giá thấp nhất trong phiên
  • Pmax là giá cao nhất trong phiên
  • V là khối lượng giao dịch.

Dựa vào công thức tính A/D trên sẽ thấy được giá trị khối lượng giao dịch trong ngày. Khi có khối lượng giao dịch lớn + giá tăng mạnh thì biểu đồ A/D sẽ đi lên. Và ngược lại, khi khối lượng giao dịch lớn + giảm giá mạnh thì A/D sẽ đi xuống.

A/D = (((PClose -  Pmin) - (Pmax - PClose)) x V)/(Pmax - Pmin)
Tương quan giữa chỉ báo AD với giá và khối lượng 

Hiện nay các nền tảng giao dịch đều có sẵn Accumulation Distribution. Do đó, các nhà đầu tư có thể dễ dàng áp dụng trong phân tích kỹ thuật của mình.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO tại: Giao Lộ Đầu Tư để học hỏi kinh nghiệm, chiến lược đầu tư cùng Zoom giao dịch thực chiến tin tức hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại CHANNEL TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

3. Ý nghĩa đường A/D trong phân tích đầu tư Forex, chứng khoán

Ý nghĩa của chỉ báo OBV khá tương đồng với Accumulation Distribution về cả tín hiệu phân kỳ, xu hướng của giá và hành vi của đám đông. Tuy nhiên, điểm khác biệt nhất giữa A/D với OBV ở việc A/D có thể coi là một dạng phân tích dòng chảy của tiền tệ trên thị trường nên cho nhiều tín hiệu rõ ràng hơn. Cụ thể:

  • Cung cấp tín hiệu, các điểm đảo chiều về giá

Nếu chỉ báo A/D giảm + đường giá tăng thì lực mua dần yếu, không thể đẩy giá lên cao thêm thì sẽ có xu hướng đảo chiều giảm. Ngược lại, Nếu chỉ báo A/D tăng + đường giá giảm thì lực mua đang dần tăng lên, giá không thể giảm được nữa và có xu hướng đảo chiều tăng.

  • Xác định xu hướng giá trong tương lai

Nếu đường A/D tăng + giá tăng thì xu hướng tiếp tục tăng. Ngược lại,nếu đường A/D giảm + giá giảm thì xu hướng tiếp tục giảm.

  • Nắm bắt được tâm lý giao dịch dựa trên khối lượng giao dịch

Nếu xu hướng giá tăng + A/D giảm cho thấy hành vi giao dịch trên thị trường đang còn nghi ngờ nhiều về sức mua giảm – sức bán tốt. Ngược lại, nếu A/D tăng + xu hướng giá giảm thì hành vi giao dịch thiên về sức mua tốt – sức bán giảm.

4. Cách sử dụng đường A/D khi giao dịch

Để sử dụng hiệu quả đường A/D, các trader cần khai thác ở những khía cạnh sau:

  • Tìm kiếm ở những giao dịch thuận xu hướng khi có khả năng nhận định hành động giá hoặc theo trường phái Prince Action.
  • Tìm kiếm lệnh Buy. Khi xu hướng tăng sau khi giá đã có nhiều động thái giảm điều chỉnh, lúc này giá tăng + A/D tăng thì vào lệnh Buy.
  • Tìm kiếm lệnh Sell. Khi xu hướng giảm sau khi được tăng giá điều chỉnh, nếu thấy giá giảm + A/D giảm thì vào lệnh Sell.
  • Giao dịch đảo chiều dựa vào tín hiệu phân kỳ giữa đường giá và A/D.
  • Tìm kiếm lệnh Buy. Giá di chuyển xuống + A/D di chuyển lên.
  • Tìm kiếm lệnh Sell. Giá di chuyển lên + A/D di chuyển xuống.

Lưu ý: Trước khi vào lệnh Buy/Sell thì các trader cần phải xác định được xu hướng đang diễn ra có dấu hiệu giảm nhiệt.

5. Từ lý thuyết đến thực chiến khi áp dụng chỉ báo Accumulation Distribution

Chỉ báo Accumulation Distribution đánh giá sức mạnh xu hướng hiện tại

Khi đường A/D đi theo và bám sát giá thì điều đó có nghĩa là giá đồng thuận với dòng tiền ra vào, không có sự bất thường đằng sau hành động giá cũng như không có dấu hiệu dìm hàng tích lũy, xả hàng hay phân phối.

Tuy nhiên, giai đoạn bất thường xày ra khi giá và A/D lệch pha. Cụ thể là khi giá và A/D không đồng thuận với nhau.

Cách sử dụng chỉ báo accumulation distribution
Sự đồng thuận và bất đồng thuận giữa chỉ báo AD và giá

Có thể thấy ở biểu đồ hợp đồng tương lai của dầu (XTIUSD) khung thời gian D1:

  • Giá và chỉ báo tạo ra một phân kì dương – gợi mở về việc xu hướng giảm. Điều này cho thấy sẽ không thể tiếp tục trong tương lai bằng việc xuất hiện một sự bất đồng thuận giữa chỉ báo và giá (Giá tạo đáy thấp hơn nhưng chỉ báo lại tạo đáy cao hơn).
  • Xu hướng tăng của dầu được củng cố bởi sự đồng thuận giữa chỉ báo và giá khi cả hai đều liên tiếp tạo các đỉnh và các đáy cao hơn.
💡
Tham khảo kết quả sao chép giao dịch hiệu quả, bền vững tại: Myfxbook (Team Giao Lộ Đầu Tư)

Chỉ báo Accumulation Distribution đánh giá lại các đợt hồi của giá

Chỉ báo Accumulation Distribution ngoài việc giúp trader đánh giá sức mạnh của xu hướng thì còn có thể cung cấp thêm thông tin rằng: liệu một nhịp kéo về của giá có phải là một nhịp hồi giá? Hay là sự kết thúc của xu hướng đó?

Dựa vào chỉ báo accumlation distribution (A/D) giúp xác định xu hướng trong tương lai
Chỉ báo AD xác đinh xu hướng hiện tại liệu có còn tiếp diễn

Trong biểu đồ giá dầu khung D1 ở trên với hệ thống giao dịch sử dụng giao cắt hai đường EMA 50 và EMA 200, có thể thấy rằng khi giá có một sự kéo về đường EMA50 và đã tạo đáy thấp hơn đáy trước, lúc này câu hỏi đặt ra là “đây là một nhịp hồi hay sự kết thúc xu hướng?”, thì AD sẽ cho thấy được:

  • Giá lúc này mặc dù có sự sụt giảm trong xu hướng tăng hiện tại nhưng với sự hỗ trợ của EMA 50 thì các lần giá hồi về đây đều bật lên lại.
  • Kết hợp với chỉ báo AD line luôn định hướng tốt – giữ vững xu hướng tăng nên có thể nhận định đây chỉ là một nhịp hồi của giá
  • Giá sau đó vẫn tiếp tục xu hướng tăng trước đó khi sự định hướng của AD line cũng chính là sự phân kì dương giữa giá và chỉ báo

6. Kết luận

Chỉ báo AD theo dõi kết quả cuộc chiến giữa các nhà giao dịch nghiệp dư và các ông lớn trên thị trường. Chỉ báo AD tăng lên khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa – đó là khi các ông lớn lạc quan hơn các nhà giao dịch nghiệp dư. Và ngược lại, chỉ báo AD giảm xuống khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa – là khi các ông lớn bi quan về giá hơn các nhà giao dịch nghiệp dư trên thị trường.

Khi nắm bắt được điều này thì tốt nhất là bạn hãy giao dịch theo các tay to để tranh bị các con sóng lớn nhấn chìm tài khoản của mình.

Chúc bạn giao dịch thành công!

💡
Các bài viết và nhận định thị trường của Mr. Phan Trọng: TẠI ĐÂY

Loading...