BẠN VẪN THUA LỖ CHỈ VÌ BỊ QUÉT STOPLOSS HAY VỪA CHỐT LỖ THÌ THỊ TRƯỜNG TĂNG VỌT THÌ ĐÂY LÀ GIẢI PHÁP!
Có ai đã từng bị giá hit vào stoloss rồi quay đầu trở lại chưa? Nếu như bạn đã trải qua những lần như thế thì thật khốn khổ vì có một thế lực nào đó đang cố tình săn stoploss của bạn (vì mục đích riêng của họ) khiến cho bạn dù phân tích, vào lệnh đúng nhưng kết quả cuối cùng vẫn là thua lỗ.
- COPPYTRADE HIỆU QUẢ, ỔN ĐỊNH, AN TOÀN, SINH LỜI HÀNG THÁNG
- GỠ LỆNH, CỨU CHÁY TÀI KHOẢN
- HỖ TRỢ TÍN HIỆU GIAO DỊCH HIỆU QUẢ, TỶ LỆ WIN CAO
- ZOOM THỰC CHIẾN 5 BUỔI 1 TUẦN LÚC 20H
THAM GIA CỘNG ĐỒNG👍👍
ZALO: Giao Lộ Đầu Tư
TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Nhìn mấy con cá bụng bự quen không anh em ?
Vì sao lại có chuyện này? Bạn đã từng nghe đến cụm từ “stop hunt” chưa? Dịch sát nghĩa là đi săn stoploss của các Trader khác, săn thanh khoản để khớp lệnh đối ứng, quét stoploss,… rất nhiều cách mô tả về tình trạng này. Nó phát sinh một vấn đề mới làm Trader phải nhức đầu, đó là làm sao đặt được một stoploss thật hợp lý, không bị các thế lực kia nhòm ngó và phát hiện.
Bài viết hôm nay dành cho những trader đang gặp vấn đề về stoploss, đặc biệt cho những trader đang mắc phải tình trạng bị các big boys quét stoploss như vậy. Những trader giao dịch không đặt stoploss thì không cần phải lo đến vấn đề này, vì big boys không đụng đến các bạn nổi đâu, nhưng nhà cái sẽ hỏi thăm bạn.
Trước khi chia sẻ về cách đặt stoploss như thế nào cho hợp lý, đầu tiên ta phải hiểu stop hunt là gì, tại sao lại xuất hiện trên thị trường? và để làm gì?
TẠI SAO CHỈ CÓ NHỮNG TRADER THUA LỖ MỚI BỊ STOP HUNT?
Một sự thật không thể chối cãi là sách vở, báo, đài thường dạy ta cách đặt stoploss để bị stop hunt. Điều này dẫn đến hầu hết chúng ta đều thua lỗ, không phải do chúng ta không phân tích đúng, mà là đặt stoploss sai.
Đây là một ví dụ về cách đặt stoploss thông thường, và dĩ nhiên cũng bị quét stoploss một cách thông thường:
Trong những ngày đầu tập tễnh biết đầu tư, tôi cũng chăm chỉ đến các lớp dạy trading. Hầu hết khi nói đến vấn đề stoploss, tôi thường nhận được cùng một câu trả lời: đặt stoploss tại đỉnh/ đáy gần nhất, hoặc theo tỷ lệ R : R nào đó. Tìm hiểu thêm trên mạng, tôi cũng nhận được câu trả lời tương tự. Họ bỏ qua, lờ đi hoặc thậm chí không biết đến khái niệm quét stoploss.
Nhưng những lần bị quét stoploss như trên không phải là hiếm. Vậy cách đặt stoploss của chúng ta từ trước đến này (đã được học) thực sự có vấn đề.
Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Đây là một hệ quả tất yếu trên thị trường. Một điều rất dễ hiểu là các bigboy đang giải quyết vấn đề của họ bằng cách lợi dụng chúng ta.
Bởi vì chúng ta là nhỏ lẻ, chúng ta chẳng cần quan tâm gì đến thanh khoản. Một cá nhân giao dịch, dù cho có nhiều tiền lắm của thì cao lắm chỉ vài chục, hay 100 lot là cùng. Nhưng những tổ chức lớn họ mua và bán với khối lượng cực lớn. Và dĩ nhiên, họ cũng cần một lượng thanh khỏan đối ứng để khớp lệnh. Các bigboy kiếm lượng thanh khoản đó ở đâu, chính là những nơi tập trung hầu hết các giao dịch nhỏ lẻ – hỗ trợ, kháng cự.
Ví dụ, bạn quản lý một quỹ đầu cơ và cần 1 mua 1 triệu cổ phiếu ABC. Một mức hỗ trợ quan trọng của cổ phiếu này là mức 100USD, hiện tại giá đang là 110 USD và có xu hướng tăng. Nếu bây giờ mà bạn nhảy vào thị trường và đặt lệnh, thì để khớp hết 1 triệu cổ phiếu, giá đã tăng lên 115 USD thậm chí còn hơn, và chưa chắc khớp hết được lệnh mua cổ phiếu của bạn. Có thể bạn sẽ là người mua ngay đỉnh không chừng. Chưa kể đến việc bạn đã bị lộ dấu vết mình là một tay to tham gia thị trường.
Vậy làm cách nào?
Có một cách, đó là mức hỗ trợ 100 USD, đây là nơi hầu hết trader giao dịch theo xu hướng tăng đặt stoploss. Mà stoploss của lệnh Buy trong xu hướng tăng, tức là lệnh Sell. Kết luận, xung quanh mức 100 tập trung rất rất nhiều lệnh Sell của nhỏ lẻ, và đủ để khớp 1 triệu lệnh Buy cổ phiếu ABC. Vậy nhiệm vụ của bạn là đẩy giá từ 110 xuống thấp hơn 100 để các trader nhỏ lẻ lần lượt thoát hàng.
Đó là cơ chế hoạt động của thị trường. Trong thị trường rộng lớn thì có Stop hunt thì trong thị trường chứng khoán (đặc biệt là chứng khoán Việt Nam) thì có wash-out (tát ao hay rủ bỏ nhỏ lẻ) cũng tương tự như vậy. Post lại hình để các bạn dễ hình dung.
NGHE CŨNG THƯỜNG THÔI, KHỎI ĐẶT STOPLOSS LÀ HẾT BỊ STOP HUNT CHỨ GÌ ?
Không phải như vậy. Nếu bạn không đặt stoploss là còn sai nữa.
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam không có chức năng stoploss nhưng biên độ giá mỗi ngày chỉ có 7%, tức là giá có tăng nóng hay giảm nóng thì cũng tới 7% mỗi ngày là hết, bạn có thể thoát hàng kịp (dĩ nhiên là không cố chấp quá) hoặc giữ đó vì bạn biết đây là là phiên wash-out, rồi nó cũng tăng lại mà thôi.
Nhưng trên thị trường đầu cơ thì khác, bạn vác trên vai một tỷ lệ đòn bẩy lớn và thị trường thì không có biên độ, tức là ngày hôm đó nó có thể tăng giảm cả trăm, cả ngàn pip chỉ trong vòng vài phút, vài giây. Nếu bạn không đặt stoploss, chỉ có trời mới biết một cây nến tăng dài hay giảm dài vài trăm pips xuất hiện lúc nào và thổi bay tài khoản của bạn khi bạn còn đang bận lướt.
Khi bạn không đặt stoploss, big boy không đụng bạn được, như broker sẽ gọi cho bạn. Try it!
NGHE GHÊ QUÁ, MÀ CŨNG CHƯA TIN LẮM ĐÂU, NHƯNG LÀM SAO ĐỂ ĐẶT STOPLOSS CHO HỢP LÝ ĐÂY?
Dĩ nhiên, khi bạn trải qua hết những điều đó rồi bạn mới tin lời tôi nói. Đó là tại sao những người càng lớn tuổi, họ lại càng thận trọng. Trader giao dịch càng lâu năm lại càng quan tâm đến nhiều thứ.
Ngoài vấn đề Buy hay Sell, đặt bao nhiêu lot, quản lý vốn như thế nào, tỷ lệ R : R bào nhiêu, bạn còn phải cân nhắc thêm việc nên đặt stoploss cho hợp lý.
Thực sự không có cách nào để tránh stop hunt hoàn toàn đâu. Nhưng bạn có thể hạn chế nó qua những cách sau:
1. Chọn điểm vào lệnh tối ưu
2. Đặt stoploss theo ATR
3. Lợi dụng Stop hunt để kiếm lời, bù lại những lần bạn bị quét stoploss.
Nói sơ như thế này nhé.
1. Chọn điểm vào lệnh tối ưu
Tôi sẽ lấy lại hình lúc nãy để làm ví dụ.
Cách chúng ta làm là làm sao đặt stoploss thật xa, tránh khỏi tầm tay của các bigboy. Nhưng vấn đề đặt stoploss quá xa so với điểm vào lệnh, bạn sẽ phải chịu một mức rủi ro lớn. Bình thường một lệnh bạn đặt ăn 3 thua 1 ( tỷ lệ R : R = 1 : 3), nhưng nếu kéo stop quá xa, bạn chỉ còn tỷ lệ là 1 : 2.
Làm như vậy sẽ giảm lợi nhuận của bạn, thậm chí là khiến thua lỗ.
Có một cách đó là thay đổi điểm vào lệnh. Như hình bên, thay vì bạn sẽ vào lệnh khi cây pinbar giảm đóng cửa, thì bạn đặt một lệnh Buy limit ở giữa cây nến. Điều này cho phép bạn có thể đặt stoploss với mức y như cũ, mà stoploss bạn còn xa hơn mức ban đầu.
Vậy nếu nó không khớp thì sao? Câu trả lời là: thì thôi, tìm cơ hội khác? Thị trường không thiếu cơ hội, điều bạn cần làm là giảm rủi ro chứ không phải tăng cơ hội.
2. Đặt stoploss theo ATR
Cách này tôi không khuyến khích nên nói sơ thôi, bạn add indicator ATR vào, và đặt stoploss theo bội số của ATR, có thể là 1 lần ATR, 2ATR hay thậm chí là 3ATR.
ATR là chỉ số đo lường biến động. Giả sử nếu bạn đặt 2 lần ATR (2 lần độ biến động) thì bạn có thể thoát được độ biến động đó.
Tuy nhiên, bạn nên đặt stoploss dựa trên ATR tính từ kháng cự, hỗ trợ.
Ví dụ, giá đang là 110 USD, hỗ trợ là 100 USD. ATR có giá trị là 5, 2 ATR = 10. Vậy stoploss của bạn sẽ là 100 – 10 bằng 90.
Bạn mua giá 110 và stoploss 90. Chẳng hạn vậy.
3. Lợi dụng Stop hunt để kiếm lời
Bạn không có đủ lực để thao túng giá, nhưng bạn có theo theo đuôi cá mập để kiếm ăn:
+ Nếu giá đang tiếp cận một kháng cự / hỗ trợ mạnh và có mùi quét stoploss. Theo dõi thật chặt.
+ Nếu xuất hiện một cây pinbar quét stoploss như hình trên. Chờ nó đóng cửa.
+ Vào lệnh SELL tại cây nến tiếp theo. Ngược lại với lệnh BUY.
Đó là tất cả những gì tôi muốn chia sẻ về chủ đề stop hunting hay quét stoploss.
Hy vọng bài viết hữu ích cho anh em trader