Barclays là gì? Ngân hàng Barclays với sức ảnh hưởng toàn cầu

Barclays là gì? Với vị thế là ngân hàng đứng đầu thế giới nói chung nên các số liệu được Barclays cung cấp luôn được các nhà đầu tư đặc biệt tin tưởng.

Barclays là gì? Ngân hàng Barclays với sức ảnh hưởng toàn cầu

Barclays là gì? Với vị thế là ngân hàng đứng đầu thế giới nói chung nên các số liệu được Barclays cung cấp luôn được các nhà đầu tư đặc biệt tin tưởng. Kết quả hoạt động kinh doanh mới nhất của Barclays có thể phản ánh được phần nào chiến lược và định hướng phát triển của nền tài chính kinh tế trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Vì vậy, nếu muốn có một góc nhìn toàn cảnh nhất về thị trường kinh tế toàn cầu, hãy cùng tìm hiểu Barclays là gì qua nội dung bài chia sẻ sau.

Lịch sử phát triển của Barclays

Tổ chức tài chính khổng lồ Barclays có nguồn gốc từ các ngân hàng gia đình quy mô nhỏ. Vào thời gian 1896, có tới 20 ngân hàng gia đình đã quyết định hợp nhất lại với nhau, hình thành một định chế tài chính chung với 182 chi nhánh. Tổng cộng có 806 nhân viên với số tiền gửi ấn tượng – 26 triệu bảng Anh, thành công lập nên một công ty TNHH. Tháng 7/1896 “Barclay and Company Limited” chính thức ra đời sau quá trình sáp nhập đầy vĩ mô của Barclays và 19 ngân hàng khác.

Barclays chính thức có mặt trên sàn giao dịch chứng khoán Luân Đôn vào năm 1902 và được đổi tên thành “Barclays Bank Limited” vào năm 1917. Sau nhiều năm phát triển không ngừng, chỉ 3 năm sau đó, Barclay Bank Limited đã trở thành một trong năm ngân hàng top đầu Anh Quốc.

Vào giai đoạn cuối năm 1925, Barclays Bank DCO ra đời với hơn 1.350 chi nhánh được phủ sóng rộng rãi tại 41 quốc gia khác nhau.

Năm 1999 đánh dấu một cột mốc quan trọng khi Barclays vươn lên trở thành một trong những thương hiệu đắt giá nhất tại xứ sở sương mù. Ngân hàng khổng lồ này được giao dịch công khai tại các sàn chứng khoán lớn như London, New York. Ngoài ra, ngân hàng Barclays cũng đã từng có mặt trên sàn chứng khoán Tokyo cho đến năm 2008.

Kể từ tháng 5/2005, tòa nhà One Churchill Place tại khu vực Canary Wharf, Docklands London đã trở thành trụ sở chính mới của ngân hàng Barclays, thay thế cho địa điểm trụ sở cũ tại Lombard Street, thành phố London.

Đến năm 2008, Barclays xuất sắc lọt vào danh sách 25 tập đoàn hùng mạnh nhất hành tinh do Forbes Global 2000 bình chọn. Theo Datamonitor, đế chế tài chính này thống trị thị trường toàn cầu với khối tài sản khổng lồ là 3,7 nghìn tỷ USD. Đồng thời xếp vị trí thứ hai trong các ngân hàng đứng đầu Anh Quốc nói riêng và toàn cầu nói chung về quy mô tài sản.

Hiện tại, Barclays cung ứng đa dạng dịch vụ tài chính, bao gồm:

  • Ngân hàng bán lẻ.
  • Ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư.
  • Quản lý tài sản.
  • Thẻ tín dụng thông qua công ty mẹ và các chi nhánh trực thuộc.

Bạn có thể tham khảo bảng tóm tắt dưới đây để nắm được cái nhìn tổng quan về Barclays:

Mục tiêu phát triển của Barclays

Tổ chức tài chính Barclays khẳng định tầm nhìn phát triển của mình là: “Đồng hành và hỗ trợ mọi người đạt được khát vọng của họ trên một con đường đúng đắn”.

Đối với Barclays, khách hàng luôn là trọng tâm trong mọi hoạt động của hệ thống ngân hàng. Để hiện thực hóa mục tiêu kinh doanh này, Barclays đã xây dựng và duy trì một hệ thống vận hành dựa trên giá trị quan trọng là: “Tôn trọng, Liêm chính, Phục vụ, Vượt trội và Quản trị tốt”. Nhìn chung, Barclays đã thành công khi cung cấp dịch vụ xuất sắc, thái độ nhiệt tình và sự chuyên nghiệp của tất cả nhân viên đối với khách hàng. Như vậy, có thể thấy, sự quản lý chuyên nghiệp chính là chìa khóa để đảm bảo các giá trị trên được duy trì và phát huy một cách bền vững.

💡
- Hỗ trợ gỡ lệnh, chiến lược giao dịch tỷ lệ win cao
- View xu hướng VÀNG và tiền tệ hằng ngày, điểm mua bán cụ thể
- Zoom thực chiến phiên Mỹ, phân tích kỹ thuật + cơ bản từ thứ2 - thứ6
- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY
- Tham gia group chat trên TELEGRAM : TẠI ĐÂY

Giá trị cốt lõi của công ty Barclays

“Để các giá trị cốt lõi thực sự có ý nghĩa, đòi hỏi mỗi nhân viên phải sống và thể hiện chúng một cách thiết thực trong công việc”.

Barclays tin rằng các giá trị chỉ thực sự có ý nghĩa khi được tất cả nhân viên thấm nhuần và vận dụng vào thực tiễn hàng ngày. Cách tiếp cận này không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn giúp nâng cao chất lượng dịch vụ đối với các bên có sức ảnh hưởng đối với Barclays.

Hoạt động kinh doanh của Barclays

Định hướng của Barclays

Ngân hàng Barclays hướng tới chiến lược kinh doanh tập trung và cung ứng các gói dịch vụ chuyên nghiệp, cao cấp cho đối tượng khách hàng trong nước cũng như quốc tế. Mục tiêu then chốt là đem đến nguồn lợi nhuận ổn định cho các nhà đầu tư.

Barclays đã vạch sẵn hướng đi của mình là trở thành một ngân hàng hàng đầu hay là một điểm đến tài chính tin cậy dành cho khách hàng. Để hiện thực hóa tham vọng này, Barclays đã vạch ra các chiến lược với các mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn như:

  • Tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông
  • Nâng cao hiệu suất sinh lời trên toàn hệ thống
  • Đảm bảo sự hài lòng cao nhất của khách hàng
  • Duy trì năng suất và hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên
  • Cung cấp dịch vụ chất lượng cao với tiêu chuẩn khắt khe

Trách nhiệm xã hội của công ty

Với vai trò là một ngân hàng toàn cầu, Barclays luôn nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Ngân hàng Barclays đã đóng góp không nhỏ vào nền tài chính thị trường khi tạo ra môi trường làm việc để nhân viên phát triển. Đồng thời tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Barclays còn chủ động thiết lập các chương trình đầu tư vào nguồn nhân lực, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người lao động.

Barclays hiểu rằng quá trình phát triển kinh tế phải song hành với sự phát triển xã hội bền vững. Do đó, ngoài hoạt động kinh doanh, họ cam kết cung cấp các nguồn lực, công cụ cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng. Các sáng kiến và giải pháp sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến luôn được khuyến khích và ủng hộ, góp phần mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội và doanh nghiệp.

Lịch sử hoạt động của Barclays như thế nào?

Hoạt động kinh doanh của Barclays đã chịu nhiều tác động không mấy khả quan từ tình hình kinh tế trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Ngoài ra, sự kiện Brexit và căng thẳng thương mại toàn cầu cũng khiến hệ thống tài chính của Barclays có phần lung lay so với trước đây.

Kết quả kinh doanh quý 1/2020 của Barclays ghi nhận một số điểm nổi bật sau:

  • Các khoản chi phí vận hành duy trì ở mức 3,3 tỷ bảng Anh, hạn chế chi phí như thời kỳ 2019.
  • Tỷ lệ vốn an toàn cấp 1 (CET1) đạt con số 13,1%, trong khi thời điểm năm trước chỉ đạt 13%.
  • Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sụt chỉ còn 5,1%, thấp hơn nhiều so với mức 9,2% của quý 1/2019.
  • Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng giảm 38%, chỉ còn 913 triệu bảng Anh. Theo ghi nhận trong quý 1/2019, khoản mục này có giá trị là 1,48 tỷ bảng.

Khi thông tin tài chính quý 1/2020 được công bố, cổ đông Barclays phải đối mặt với một viễn cảnh u ám. Cụ thể, con số lợi nhuận thấp hơn 605 triệu bảng so với tháng 1 năm trước, sụt giảm tới gần 42%. Điều này phản ánh tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh của Barclays. Tuy nhiên, doanh thu hoạt động của toàn tập đoàn vẫn còn một điểm tích cực khi đang duy trì tốt mức tăng trưởng 20%, đạt 6,3 tỷ bản. Kết quả ấn tượng này là nhờ sự dẫn dắt của khối ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư CIB với khối lượng giao dịch lớn.

Sang tới nửa năm 2020, bức tranh tài chính của “gã khổng lồ” Barclays trở nên ảm đạm hơn khi lợi nhuận sau thuế giảm mạnh xuống còn 695 triệu bảng, tương đương 1/3 so với mức 2,07 tỷ bảng năm ngoái. Tình hình càng khó kiểm soát hơn khi đến ngày 29/7, con số lợi nhuận ròng tiếp tục giảm mạnh vì ngân hàng phải chi một khoản khổng lồ 3,7 tỷ bảng (4,7 tỷ USD) để giải quyết hậu quả của đại dịch Covid-19.

Quý 2/2020 cũng chưa phải là giai đoạn khởi sắc của Barclays khi lợi nhuận ròng chỉ đạt 90 triệu bảng. Theo báo cáo phân tích của quý này, Barclays đã sụt giảm 91% do phải gánh chịu thiệt hại lên tới 1,6 tỷ bảng Anh từ đại dịch.

Cũng bởi vì dịch bệnh mà các hoạt động của khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp không thể diễn ra bình thường. Tất cả đều bị hạn chế bởi các chính sách phong tỏa và giãn cách xã hội của chính phủ Anh với mục đích kiểm soát dịch bệnh một cách tốt nhất. Tuy nhiên, những chính sách này lại là nguyên nhân hàng đầu gây ra những tổn thất khổng lồ cho các hoạt động kinh tế.

Chiến lược phát triển của Barclays trong thị trường tiền điện tử

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền điện tử đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thiết lập quan hệ với các ngân hàng truyền thống. Nguyên nhân chính là do môi trường pháp lý của loại tài sản công nghệ mới này vẫn chưa được hoàn thiện và rõ ràng. Có thể thấy, phần lớn các tổ chức tài chính ngân hàng lớn đều có xu hướng tránh né hoặc hạn chế tham gia vào các hoạt động liên quan đến đồng tiền kỹ thuật số.

Sự hợp tác của Barclays với Coinbase

Trong bối cảnh các định chế tài chính lớn còn e dè với lĩnh vực tiền điện tử, thỏa thuận hợp tác giữa sàn giao dịch tiền mã hóa Coinbase và ngân hàng Barclays vào năm 2018 đã gây ra nhiều chú ý. Lúc bấy giờ, Coinbase đã nhận được giấy phép e-money từ Cơ quan Quản lý Tài chính Hoa Kỳ (FCA) và trở thành công ty tiền điện tử tiên phong, có khả năng truy cập vào hệ thống FPS.

Sự liên minh với một “ông lớn” trong làng ngân hàng như Barclays đã mang lại nhiều lợi thế cho Coinbase trong giai đoạn đầu phát triển. Nhờ vào việc được kết nối với Hệ thống Thanh toán nhanh của Hoa Kỳ, Coinbase có thể tận dụng ưu thế về tốc độ xử lý giao dịch, mang đến trải nghiệm gửi/rút tiền bảng Anh nhanh chóng và thuận tiện cho người dùng. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, khối liên minh đình đám này lại tan rã một cách đột ngột.

Sự kiện Coinbase mất đi quyền truy cập FPS như một tấm gương phản chiếu những trở ngại vẫn còn tồn tại trong quá trình hội nhập của tiền điện tử. Dù Coinbase đã nhanh chóng hợp tác với đối tác mới là Clearbank, nhưng sự gián đoạn vẫn khiến người dùng phải đối mặt với bất tiện khi giao dịch GBP – thứ trước đây chỉ diễn ra trong nháy mắt.

Một số nguồn tin cho rằng, sự liên kết giữa Barclays và “ông vua” tiền mã hóa Coinbase chỉ là một chương trình thử nghiệm ngắn hạn. Thậm chí, liên minh hợp tác này đã có khá nhiều hạn chế đối với Coinbase về khía cạnh các loại đồng tiền mã hóa và token mà sàn giao dịch có thể đưa vào danh mục niêm yết, cũng như thời điểm triển khai niêm yết các tài sản ảo đó.

Barclays liên kết cùng các tổ chức khác

Sự hợp tác giữa Barclays với các doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền điện tử không chỉ dừng lại ở Coinbase. Vào năm 2016, ngân hàng này cũng đã công bố đang tiến hành hợp tác với Circle Internet Financial – công ty hỗ trợ dịch vụ Circle Pay, một ứng dụng chuyển tiền miễn phí sử dụng đồng bitcoin và được giám sát bởi Cơ quan Quản lý Tài chính Hoa Kỳ (FCA). Điều đặc biệt hơn cả là số tiền gửi của khách hàng sử dụng dịch vụ này đều được lưu giữ tại ngân hàng Barclays.

Động thái nói trên phản ánh nỗ lực của Barclays trong việc tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực công nghệ blockchain. Mục tiêu của Barclays như khẳng định vai trò và sứ mệnh của bản thân trong công cuộc thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thời điểm đó, Barclays muốn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mới này vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Bên cạnh đó, Barclays cũng đang cung cấp dịch vụ ngân hàng hoạt động cho Blockchain.info – một trong những nhà cung cấp ví điện tử lớn tại Mỹ. Đơn vị này cho biết họ đang có kế hoạch sử dụng tài khoản tại Barclays để triển khai Hệ thống Thanh toán Nhanh (Faster Payments System) vào hoạt động của sàn giao dịch tiền mã hóa mới trong khoảng thời gian sau này.

Như vậy, với việc tìm hiểu Barclays là gì và cách đọc dữ liệu những con số quan trọng của ngân hàng này như: tỷ lệ vốn, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu,… nhà đầu tư có thể nắm bắt được một phần trong khía cạnh tài chính của thế giới. Mong rằng với những thông tin hữu ích, bạn đã biết thêm nhiều hơn về định chế tài chính đứng đầu thế giới này.

💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây


Loading...

Đọc thêm

Khủng hoảng niềm tin tại ba nền kinh tế hàng đầu: Hệ lụy của việc đặt mục tiêu lạm phát lên trên giá cả

Khủng hoảng niềm tin tại ba nền kinh tế hàng đầu: Hệ lụy của việc đặt mục tiêu lạm phát lên trên giá cả

"Vấn đề nằm ở giá cả!" - Đây chính là thông điệp cốt lõi mà giới hoạch định chính sách và thị trường cần thấm nhuần từ cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Thay vì quan tâm đến lạm phát đang hạ nhiệt hay tỷ lệ thất nghiệp thấp, cử tri lại nhìn nhận nền kinh tế qua lăng kính của mặt bằng giá cả cao ngất ngưởng.

By Phạm Thu An