Bỏ lỡ 7 bài học được kết tinh từ cuốn "Trading In The Zone" này, trader sẽ tiếc một đời!

Bỏ lỡ 7 bài học được kết tinh từ cuốn "Trading In The Zone" này, trader sẽ tiếc một đời!

Là tác giả của cuốn sách nổi tiếng "Trading In The Zone" và rất nhiều tựa sách hay liên quan đến trading khác, Mark Douglas đã giúp rất nhiều trader hiểu về hành trình giao dịch cũng như cách giữ một thái độ chiến thắng trên thị trường.

Và bài viết này - được lấy cảm hứng từ cuốn "Trading In The Zone" - sẽ cùng bàn về 7 bài học mà anh em cần khắc cốt ghi tâm với tư cách là một trader!

Bài học số 1: "Hệ thống giao dịch và đầu tư chính là một trò chơi xổ số"

Các trader giỏi nhất coi trading như một trò chơi xổ số. Cách tiếp cận này tương tự với các nhân viên bán hàng, vận động viên thể thao và những tay chơi poker giỏi nhất. Chơi xổ số có nghĩa là lặp đi lặp lại cùng một quá trình trong hệ thống đầu tư hoặc giao dịch nhiều lần, với rất nhiều thất bại trước khi đạt được thành công.

Một trader phải hiểu sự khác biệt giữa kết quả trong ngắn hạn (vi mô) và kết quả thực sự quan trọng - kết quả trong dài hạn (vĩ mô). Đây là điều mà cuốn "Trading In The Zone" đặc biệt chú trọng. Bạn có thể tin vào chiến lược này, vì Mark Douglas đã bắt đầu huấn luyện các trader ngay từ năm 1982 và hiểu rất rõ về tâm lý giao dịch.

Ông ấy bóc trần từng lầm tưởng một, dạy các trader nhìn xa hơn các kết quả ngẫu nhiên và hiểu sự thật về rủi ro cũng như chuyển động của thị trường. Ông tổ chức các chương trình đào tạo và hội thảo để dạy mọi người giao dịch trên thị trường một cách tự tin, kỷ luật và có hiểu biết. Ông đã giúp các trader vượt qua nỗi sợ hãi và những thói quen tinh thần đã ăn sâu vào họ, khiến họ không thể trở thành một trader thành công nhất quán.

Một số kết quả mà ông dạy về lĩnh vực đầu tư bao gồm:

  • Niềm tin vi mô = mỗi kết quả giao dịch là độc lập và ngẫu nhiên
  • Niềm tin vĩ mô = kết quả của một loạt giao dịch tạo ra kết quả nhất quán
  • Cấp độ vi mô = không thể đoán trước
  • Cấp độ vĩ mô = có thể dự đoán được

Bài học số 2: Trader thành công không cần một quả cầu pha lê

Một trader không cần biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trên thị trường để kiếm tiền từ trading. Kiến thức duy nhất được yêu cầu là một số hình thức phân tích thị trường đã chỉ ra rằng trong một số trường hợp nhất định, thị trường sẽ hoạt động theo cách có thể dự đoán được trong 'phần lớn' thời gian; hoặc rằng khi nó hoạt động theo cách có thể dự đoán, nó sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn tất cả những lần không thể dự đoán. Đây chính là LỢI THẾ GIAO DỊCH.

Mỗi giao dịch (cấp độ vi mô) là độc lập về mặt thống kê, bởi vì để một giao dịch khác hoạt động theo cùng một cách thì nó sẽ yêu cầu tất cả những người tham gia thị trường phải hành động theo cùng một cách tại cùng một thời điểm. Điều này là không thể. Trừ khi một trader rèn luyện trí óc của mình để nhận thức mọi tình huống thị trường là độc nhất, tính độc nhất đó sẽ tự động được lọc ra bởi nhận thức của trader.

Bài học số 3:Chấp nhận sự không chắc chắn để có một điểm "dừng lỗ" và "chốt lời" đẹp

Khi thiết lập một lệnh stoploss, thì nó nên được thực hiện với niềm tin rằng kết quả của giao dịch là không chắc chắn và do đó, hoàn toàn có khả năng bạn sẽ dính stoploss. Với niềm tin này, một trader sẽ đảm bảo rằng nếu lệnh dừng lỗ được kích hoạt, thì đó không phải là vấn đề về tài chính hay cảm xúc. Sau đó, cơ hội tiếp theo có thể được thực hiện với một tâm trí sáng suốt.

Khi giao dịch đang có lời, trader nên duy trì chiến lược "take profit" đã xác định trước của họ để chốt lời. Nếu giao dịch không thành công, hãy bỏ nó đi! Không có vấn đề gì nếu cú trade này không thành công, bởi vì trader tin rằng chiến lược sẽ hoạt động về lâu về dài, trong suốt quá trình của rất nhiều giao dịch.

Bài học số 4: Xác suất - Bạn không cần thắng trong mọi giao dịch

Các trader chuyên nghiệp cần hiểu vai trò của tâm lý và tư duy cá nhân trong hệ thống đầu tư và giao dịch. Việc cho phép cú trade tự diễn ra để xác suất có thể hoạt động là cực kỳ quan trọng. Nếu một trader phá vỡ các quy tắc trong hệ thống giao dịch của họ, thì chẳng có cách nào để tin tưởng vào xác suất thành công trong dài hạn, vì các xác suất chi phối hoạt động đầu cơ của thị trường. Ví dụ: một trader vẫn có thể thành công với tỷ lệ R:R là 2:1 cho mỗi giao dịch và chỉ thắng 40% trong các giao dịch của họ.

Khi một trader hoàn toàn chấp nhận sự không chắc chắn của từng ‘lợi thế’ và tính độc nhất của mỗi thời điểm, thì sự thất vọng với trading sẽ chấm dứt.

Bài học số 5: Các giao dịch trong quá khứ không ảnh hưởng đến rủi ro thị trường


Đa số trader nhận thức về rủi ro dựa trên hai hoặc ba giao dịch cuối cùng của họ. Tuy nhiên, những trader giỏi nhất không bị ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực bởi kết quả của một số giao dịch gần đây nhất của họ.

Bài học số 6: Vượt qua nỗi sợ sai


Một trader phải rèn luyện tâm trí của mình để tập trung vào các khả năng hiện tại và không nghĩ về các giao dịch trước đó. Một trader phải có niềm tin không thể lay chuyển vào sự không chắc chắn của cơ hội hiện tại, nhưng cũng là niềm tin không thể lay chuyển vào lợi thế dài hạn của hệ thống giao dịch sẽ mang lại lợi nhuận cho mình. Không nên có kỳ vọng cho giao dịch hiện tại - mà chỉ nên kỳ vọng cho lợi nhuận dài hạn.

Nỗi sợ sai khiến chúng ta chỉ nhận thức được những thông tin cho chúng ta biết chúng ta đúng. Điều này làm cho một trader thực hiện các giao dịch tồi tệ. Nỗi sợ sai cũng khiến chúng ta sợ hãi khi thực hiện giao dịch sau khi thua lỗ, điều này có thể khiến trade bỏ lỡ những cú trade tốt.

Bài học số 7: Thực sự tin rằng thị trường có thể làm bất cứ điều gì nó muốn


‘Trading In The Zone’ tức là giao dịch hài hòa với tâm trí chung của mọi người tham gia trên thị trường. Thị trường hầu như có thể làm bất cứ điều gì vào bất cứ lúc nào. Điều quan trọng là bạn phải tin vào điều này!

Không gì có thể ngăn giá tăng cao hơn hoặc giảm thấp hơn. Chỉ cần một trader khác có quan điểm khác, giao dịch có thể bị vô hiệu hoá, thậm chí đảo chiều xu hướng. Theo quan điểm này, khi BẤT KỲ ĐIỀU GÌ có thể xảy ra BẤT CỨ LÚC NÀO, sẽ thật nực cười nếu không có một mức dừng lỗ có thể chấp nhận được hoặc một cách để chốt lời có hệ thống.

Chỉ những trader giỏi nhất mới học cách tin rằng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra và luôn tính đến những gì họ không biết. - Hãy giao dịch dựa trên những gì bạn biết và tính đến những gì bạn không biết.

Một trader cần một cơ chế bên trong dưới dạng niềm tin mạnh mẽ buộc anh ta phải luôn hành động một cách thích hợp. Niềm tin hiệu quả và cơ năng nhất trong trading chính là "bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra". Đây là niềm tin sáng lập của tất cả những niềm tin cần thiết để giao dịch thành công.

💡
- Cộng đồng giao lưu phương pháp, chiến lược đầu tư vàng, dầu, ngoại tệ, bitcoin.
Zoom thực chiến tin tức phiên Mỹ từ thứ hai đến thứ sáu.
- Tham gia cộng đồng giao lưu, ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY
- Tham gia cộng đồng TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .

Loading...

Đọc thêm

Dự báo giá vàng: Mối đe dọa thuế quan của Trump nâng giá XAU/USD, tập trung chuyển sang Biên bản cuộc họp của Fed

Dự báo giá vàng: Mối đe dọa thuế quan của Trump nâng giá XAU/USD, tập trung chuyển sang Biên bản cuộc họp của Fed

Giá vàng đã có sự phục hồi vững chắc trong phiên giao dịch ngày thứ Ba này sau khi chạm mức thấp nhất trong sáu ngày là 2.605 đô la trong các giao dịch đầu phiên. Người mua vàng mong đợi Biên bản cuộc họp tháng 11 của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) để có động thái tăng giá tiếp theo.

By Giao Lộ Đầu Tư
Kế hoạch giao dịch USD/CAD ngày 26/11/2024. USD/CAD tăng nhẹ gần 1,4000 khi các nhà giao dịch chuẩn bị cho biên bản cuộc họp của FOMC

Kế hoạch giao dịch USD/CAD ngày 26/11/2024. USD/CAD tăng nhẹ gần 1,4000 khi các nhà giao dịch chuẩn bị cho biên bản cuộc họp của FOMC

USD/CAD giao dịch với xu hướng tích cực nhẹ quanh mức 1,3990 trong phiên giao dịch đầu giờ sáng thứ Ba tại châu Á. Đồng đô la Mỹ giảm từ mức cao nhất trong hai năm do hoạt động chốt lời. Giá dầu thô thấp làm suy yếu đồng Loonie vốn gắn liền với hàng hóa.

By Phan Trọng