Bollinger Band là gì? Chiến lược sử dụng đường Bollinger Band

Bollinger Band là gì? Bollinger Bands một chỉ báo phân tích kỹ thuật được phát triển bởi John Bollinger, được sử dụng với mục đích để đo lường sự biến động của thị trường.

Bollinger Band là gì? Chiến lược sử dụng đường Bollinger Band

Bollinger Band là gì?

Bollinger Bands một chỉ báo phân tích kỹ thuật được phát triển bởi John Bollinger, được sử dụng với mục đích để đo lường sự biến động của thị trường. Bollinger Bands là sự kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average (MA) và độ lệch chuẩn, cấu trúc gồm 3 phần:

  • Middle Band (dải giữa): Đường trung bình động SMA 20
  • Upper Band (dải trên): dải giữa + 2 lần độ lệch chuẩn (Standard deviation)
  • Lower Band (dải dưới): dải giữa – 2 lần độ lệch chuẩn (Standard deviation)
Bollinger Band

Về cơ bản, công cụ này giúp cho chúng ta biết liệu thị trường đang ở trong tình trang im ắng hay biến động.

  • Khi thị trường im ắng, dải sẽ thu hẹp lại
  • Khi thị trường biến động, dải băng sẽ mở rông ra

Chiến lược giao dịch với Bollinger Bands

Bollinger Bounce – Bật lại từ dải băng

Một số điều bạn cần biết về Bollinger Bands là giá thường có xu hướng quay trở lại vùng trung tâm của dải băng. Đây chính là ý tưởng của chiến lược giao dịch Bollinger Bounce, giao dịch với việc bật lại từ dải băng lên hoặc dưới.

Thực chất, nguyên nhân của việc bật lại này là dải trên và dải dưới của Bollinger Bands đóng vai trò như những hỗ trợ và kháng cự động. Vì thế, với phương pháp này, chúng ta sẽ:

  • Bán ra khi giá chạm dải trên (upper band) Bollinger Bands
  • Mua vào khi giá chạm dải dưới (lower band) Bollinger Bands

Ví dụ:

Bollinger BounceGía chạm vào mép trên của dải băng
Bollinger Bounce 2Gía bật giảm về vùng giữa

Chỉ báo Bollinger Bands sử dụng hiệu quả nhất khi thị trường đi ngang (sideway), nhưng rất nguy hiểm khi thị trường có xu hướng mạnh mẽ

Bollinger Squeeze – Dải băng co bóp

Phương pháp giao dịch Bollinger Squeeze hay còn được gọi là “Dải băng co bóp”. Đây là một trong những phương pháp giao dịch kinh điển của chỉ báo Bollinger Bands.

Khi thị trường dao động lên và xuống trong một vùng biên độ nhỏ, các dải băng co lại với nhau trong một khoảng thời gian dài (giai đoạn tích lũy) và thường sau đó sẽ là một giai đoạn bùng nổ, giá biến động mạnh và nhanh.

Dưới đây là một ví dụ để bạn hiểu rõ hơn phương pháp này:

Bollinger Squeeze – Dải băng co bóp

Nhìn vào hình phía trên, bạn có thể thấy hai dải băng bóp lại. Nến phá vỡ dải băng trên.

Bollinger Squeeze – Dải băng co bóp 2

Sau khi nến phá vỡ dải băng trên, ta có thể thấy giá tăng bật mạnh lên trên.

Tóm lại, để xác định vào mua hay vào bán sau khi giá tích lũy (dải băng hẹp) sau một thời gian dài:

  • Nếu giá đóng cửa của nến xuyên thủng dải băng trên, thường giá sẽ tiếp tục đi lên – xác nhận xu hướng tăng – nên MUA
  • Nếu giá đóng cửa của nến xuyên thủng dải băng dưới, thường giá sẽ tiếp tục đi xuống – xác nhận xu hướng giảm – nên BÁN

Bollinger Bands kết hợp với chỉ báo RSI

Đây là một phương pháp khá đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả nếu bạn biết cách kết hợp các chỉ báo khác nhau để cho tín hiệu chính xác hơn.

RSI là viết tắt của Relative Strength Index, có nghĩa là ” chỉ số sức mạnh tương quan”. RSI được phát triển bởi Welles Wilder, là một công cụ kỹ thuật dùng để đánh giá sức mạnh hoặc sự suy yếu của xu hướng chuyển động giá.

Bước 1: Vẽ các chỉ báo (indicator) cần dùng trên biểu đồ

  • Bollinger Band (đường trung tâm sử dụng EMA, số kỳ là 50, độ lệch chuẩn (deviation) là 2.00, sử dụng cho giá đóng cửa)
  • Đường EMA 50 là đường trung tâm
  • RSI (độ dài là 9 kỳ, áp dụng cho giá đóng cửa)

Bước 2: Xác định các điểm vào lệnh:

  • Bán ra nếu RSI nằm trên vùng 75, đỉnh của nến vượt ngoài hoặc chạm vào chạm dải trên của Bollinger Bands và nến này phải đóng cửa ở phía trong Bollinger Band => Đặt lệnh bán ra ở nến tiếp theo.
  • Mua vào nếu RSI nằm dưới vùng 25, đáy của nến vượt ngoài hoặc chạm vào chạm dải dưới của Bollinger Bands và nến này phải đóng cửa ở phía trong Bollinger Band => Đặt lệnh mua vào ở nến tiếp theo.

Bước 3: Xác định các điểm đóng/thoát lệnh:

  • Dừng lỗ: 50 pips phía trên đỉnh nến phát ra tín hiệu
  • Mục tiêu chốt lời đầu tiên: đóng một nữa khối lượng lệnh tại giá mở cửa của nến tiếp theo sau khi có nến chạm vào đường trung tâm Bollinger Band
  • Chốt lời và đóng hết tất cả lệnh tại giá mở cửa của nến tiếp theo sau nến vừa chọn cạnh phía còn lại của Bollinger Band
  • Dùng lệnh dừng lỗ kéo theo (trailing stop) sau khi chạm vào mục tiêu chốt lời đầu tiên.

Một vài ví dụ khác:

  • Nguồn : Tổng Hợp
💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây

Loading...

Đọc thêm