Breakout là gì? Làm thế nào để tận dụng trong thị trường Forex<p1>

Một khái niệm thường được nhắc tới trong cộng đồng Forex: Breakout.Vậy Breakout là gì? Giao dịch với Breakout như thế nào? Cách để phân biệt tín hiệu Breakout giả và giao dịch theo phương pháp này? Bài viết sau đây sẽ trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi này

Breakout là gì? Làm thế nào để tận dụng trong thị trường Forex<p1>

Giao dịch Breakout là gì?

Breakout là gì?

Để tìm hiểu breakout là gì, hãy xem nó xảy ra khi nào. Breakout hay Đột phá trong tiếng Việt, xảy ra khi giá phá vỡ ra khỏi phạm vi một vùng giá cố định hoặc vùng giá sideway.

Một pha breakout cũng có thể xảy ra khi một mức giá cụ thể bị phá thủng, chẳng hạn như các mức hỗ trợ và kháng cự, các điểm pivot points, các mức Fibonacci, v.v. Vậy giao dịch Breakout là gì? Với các giao dịch breakout, mục tiêu là tham gia vào thị trường ngay khi giá tạo ra breakout và sau đó tiếp tục thực hiện giao dịch cho đến khi biến động giảm dần.

Biến động, không phải khối lượng

Với các giao dịch chứng khoán hoặc hợp đồng tương lai, khối lượng là điều cần thiết để thực hiện các giao dịch breakout và việc không có dữ liệu này trong giao dịch ngoại hối khiến chúng ta gặp bất lợi. Vì nhược điểm này, chúng ta không chỉ dựa vào quản lý rủi ro tốt mà còn dựa vào các tiêu chí nhất định để xác định yếu tố làm nên tiềm năng của một giao dịch breakout là gì.

Nếu có một biến động giá lớn trong một khoảng thời gian ngắn thì biến động sẽ được coi là cao. Mặt khác, nếu có tương đối ít chuyển động giá trong một khoảng thời gian ngắn thì độ biến động sẽ được coi là thấp.

Mặc dù rất thú vị khi tham gia vào thị trường biến động mạnh do giá di chuyển nhanh hơn một viên đạn siêu tốc nhưng bạn cũng sẽ thấy mình căng thẳng và lo lắng hơn, dễ đưa ra quyết định sai lầm hơn vì không chịu nổi sức nóng khi giá biến động mạnh.

Sự biến động cao này là điều thu hút rất nhiều các forex trader, nhưng chính sự biến động này cũng giết chết rất nhiều người trong số họ. Mục tiêu cần quan tâm ở đây là tận dụng tối đa biến động mạnh và theo chúng để kiếm tiền.

Vậy cách hợp lý để theo kịp xu hướng và sẵn sàng phản ứng khi xuất hiện breakout là gì? Thay vì đi theo đám đông và cố gắng nhảy vào khi thị trường biến động mạnh, tốt hơn nên tham khảo các cặp tiền tệ có độ biến động thấp.

Đo lường sự biến động

Biến động là thứ mà chúng ta có thể sử dụng khi tìm kiếm các cơ hội giao dịch breakout tốt. Đo lường biến động giá trong một thời gian nhất định và việc này có thể được sử dụng để phát hiện các đột phá tiềm năng.

Có một vài chỉ báo có thể giúp bạn đánh giá mức độ biến động hiện tại của một cặp tiền. Sử dụng các chỉ báo này có thể giúp bạn rất nhiều khi tìm kiếm cơ hội đột phá.

Đường trung bình MA

Đường trung bình có thể là chỉ báo phổ biến nhất được sử dụng bởi các forex trader, mặc dù đây là một công cụ đơn giản, nhưng nó cung cấp dữ liệu vô giá. Nói một cách đơn giản, đường trung bình đo lường sự chuyển động trung bình của thị trường trong một khoảng thời gian X, trong đó X là bất cứ khung thời gian nào bạn muốn

Ví dụ, nếu bạn áp dụng đường 20 SMA cho biểu đồ hàng ngày, nó sẽ cho bạn thấy chuyển động trung bình giá trong 20 ngày qua. Có các loại đường trung bình khác như hàm mũ (EMA) và trọng số (WMA), nhưng với mục đích của bài học này, chúng tôi sẽ không đi quá nhiều chi tiết về chúng.

Dải Bollinger Bands

Dải Bollinger bands là công cụ tuyệt vời để đo lường mức độ biến động giá bởi vì nó được tạo ra để làm việc này. Dải bollinger bands về cơ bản là 2 dòng được vẽ với 2 độ lệch chuẩn trên và dưới cùng đường trung bình trong một khoảng thời gian X, trong đó X là bất cứ khung thời gian nào bạn muốn.

Vì vậy, nếu chúng ta đặt nó ở mức 20, chúng ta sẽ có 20 SMA và hai dòng khác. Một dòng sẽ được vẽ độ lệch chuẩn +2 , và đường này gọi là band trên và dòng kia sẽ được vẽ với độ lệch chuẩn là -2 và đây gọi là đường band dưới.

Khi dải bolliger band thu hẹp lại, nó cho chúng ta biết độ biến động là THẤP. Khi dải bolliger band mở rộng, nó cho chúng ta biết độ biến động là CAO. Để được giải thích kỹ lưỡng hơn, hãy xem bài học về Dải bollinger của chúng tôi .

Chỉ báo ATR

Cuối cùng trong danh sách là Average True Range, còn được gọi là ATR. ATR là một công cụ tuyệt vời để đo lường biến động bởi vì nó cho chúng ta biết phạm vi giao dịch trung bình của thị trường đối với một khoảng thời gian X.

Về cơ bản, ATR lấy phạm vi của cặp tiền tệ , đó là khoảng cách giữa mức cao và mức thấp trong khung thời gian; sau đó hình thành đồ thị, đó chính phạm vi trung bình di chuyển Vì vậy, nếu bạn đặt ATR thành 20 trên biểu đồ hàng ngày, nó sẽ hiển thị cho bạn phạm vi giao dịch trung bình trong 20 ngày qua.

Khi ATR giảm, đó là một dấu hiệu cho thấy sự biến động đang giảm. Khi ATR đang tăng, đó là một dấu hiệu cho thấy sự biến động đang gia tăng. Chỉ cần nhớ rằng ATR là một chỉ báo biến động, KHÔNG phải là một chỉ báo định hướng.

Nó là chỉ báo kĩ thuật được sử dụng giúp xác nhận sự năng động (hoặc thiếu năng động) của thị trường và qua đó giúp chúng ta xác nhận các điểm breakout tiềm năng dễ dàng hơn.

Các dạng breakout

Khi giao dịch breakout trong ngoại hối, điều quan trọng là phải tìm hiểu các loại breakout là gì. Thực tế, ta có 2 loại chính:

  • Breakout tiếp tục xu hướng
  • Breakout đảo ngược xu hướng

Sự bứt phá rất có ý nghĩa bởi vì chúng cho thấy sự thay đổi trong cung và cầu của cặp tiền bạn đang giao dịch.

Continuation Breakout

Sau một động thái mở rộng một hướng theo xu hướng, thị trường thường có xu hướng nghỉ ngơi. Điều này xảy ra khi người mua và người bán tạm dừng để xem họ nên làm gì tiếp theo. Kết quả là, bạn sẽ thấy một giai đoạn giá di chuyển giới hạn trong một phạm vi được gọi là bình ổn giá (consolidation).

Nếu các trader tin rằng xu hướng ban đầu là một xu hướng còn mạnh và họ tiếp tục đẩy giá theo cùng một hướng, kết quả ta có một Continuation Breakout (Breakout tiếp tục xu hướng). Nó được hiểu đơn giản là giá đi theo xu hướng ban đầu sau khi nén trong vùng bình ổn.

Reversal Breakout

Các Reversal Breakout (Breakout đảo ngược xu hướng) bắt đầu giống như các breakout tiếp diễn, nghĩa là sau một xu hướng dài, giá có xu hướng tạm dừng hoặc hợp nhất.

Sự khác biệt duy nhất là sau vùng bình ổn này, các trader cho rằng xu hướng đã suy yếu và họ quyết định đẩy giá theo hướng ngược lại. Kết quả, bạn có cái được gọi là Reversal Breakout.

False Breakout/Fakeout

Bây giờ chúng tôi biết rằng bạn đang cực kỳ phấn khích để bắt đầu giao dịch breakout nhưng bạn cũng phải cẩn thận. Giống như Lionel Messi, anh ta trong lúc cần thiết vẫn có thể phòng thủ dù là cầu thủ tấn công, thị trường cũng có thể lừa bạn dạng như thế thông qua những breakout giả mạo.

Các False Breakout (đột phá giả) xảy ra khi giá vượt qua một mức nhất định (hỗ trợ, kháng cự, tam giác, đường xu hướng, v.v.) nhưng không tiếp tục tăng theo hướng đó. Thay vào đó, những gì bạn có thể đã thấy là một sự tăng ngắn và sau đó giá quay trở lại phạm vi giao dịch ban đầu lúc chưa breakout.

Một cách tốt để giao dịch vào một cú breakout là đợi cho đến khi giá quay trở lại mức phá vỡ ban đầu và sau đó chờ xem liệu nó có bật trở lại để tạo mức cao hay thấp mới hay không (tùy thuộc vào hướng bạn đang giao dịch).

Một cách khác là không giao dịch ngay cú đột phá đầu tiên. Hãy chờ đợi để xem liệu giá sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng dự định của bạn hay không. Nhược điểm của điều này là bạn có thể bỏ lỡ một số giao dịch trong đó giá di chuyển nhanh theo một hướng mà không có sự hồi lại, nhưng thôi, an toàn vẫn là trên hết.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Loading...

Đọc thêm