Bức tranh toàn cảnh về phân tích khối lượng giao dịch - Phần 1
Hôm nay chúng ta sẽ đến với những bài viết của Anna Colling về VPA. Trong series ''bức tranh toàn cảnh này về khối lượng giao dịch'' này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khối lượng giao dịch tại các vùng giá mang tính bước ngoặt dưới đây:
1. Tích lũy - Accumulation
2. Phân phối - Distribution
3. Testing
4. Selling Climax
5. Buying Climax
Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp tục, qua một góc nhìn khác. Series này sẽ chia thành 4 bài viết và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về volume tại khu vực tích lũy và phân phối:
1. Tích lũy - Accumulation:
Trước khi những insider (người trong cuộc - hoặc có thể hiểu là lái) có thể bắt đầu làm bất cứ điều gì, họ cần đảm bảo rằng họ có đủ hàng (cổ phiếu, hàng hóa,...) để đáp ứng nhu cầu. Hãy nghĩ về điều này như là một nhà bán buôn, sắp tung ra một chiến dịch quảng cáo lớn cho một sản phẩm cụ thể để bán hàng hóa của họ. Điều mà không có bất kỳ nhà buôn nào muốn gặp phải đó là dành thời gian, nỗ lực và tiền bạc khởi động một chiến dịch, chỉ để khám phá ra rằng sau vài ngày họ không còn hàng để bán nữa. Đây sẽ là một thảm họa. Nó giống những insider trên các thị trường tài chính. Họ không muốn gặp rắc rối, chỉ vì họ đã hết hàng. Đó là tất cả về cung và cầu. Nếu họ có thể tạo ra nhu cầu, thì họ cần nguồn cung để đáp ứng nhu cầu này.
Nhưng, làm thế nào để họ lấp đầy kho của họ trước khi bắt đầu bất kỳ chiến dịch nào? Đây là nơi xuất phát điểm của cụm từ ''tích lũy''. Giống như một kho hàng trong thực tế, họ cần thời gian để dự trữ. Đương nhiên, họ không thể dự trữ hàng cho một nhà kho lớn chỉ với một lần nhập kho. Họ thể mất vài trăm lần nhập hàng để hoàn thành quá trình này, và hãy nhớ rằng, đồng thời trong lúc đó, sẽ có hàng hóa đồng khỏi kho. Giống trong việc kinh doanh thực, cần có thời gian để lấp đầy một nhà kho, quá trình tích lũy trong thế giới tài chính của chúng ta cũng cần có thời gian như vậy.
"Giai đoạn tích lũy", đó là khoảng thời gian mà những người trong cuộc cần để lấp đầy kho của họ, trước khi tung ra một chiến dịch tiếp thị lớn về việc bán cổ phiếu hoặc hàng hóa của họ. Vì vậy, việc tích lũy được xem như là việc mua hàng bởi những người trong cuộc, và tùy thuộc vào thị trường chúng ta đang xem xét, có thể việc mua hàng này sẽ tiếp diễn trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng và cũng có thể là năm.
Bây giờ câu hỏi tiếp theo là làm thế nào để những người trong cuộc 'khuyến khích' mọi người bán? Nó thực sự rất đơn giản, công cụ họ sử dụng được gọi là phương tiện truyền thông. Các phương tiện truyền thông, trong tất cả hình thức khác nhau của nó, là một công cụ điều khiển từ xa của những ''người trong cuộc''. Qua nhiều thế kỷ, họ đã học được những cách để thao túng từng bản tin, mọi tuyên bố, thảm họa tự nhiên, tuyên bố chính trị, chiến tranh, nạn đói và dịch hại, vân vân và mây mây,.... Các phương tiện truyền thông là một con quái vật phi thường, con quái vật đó đòi hỏi những ''tin tức mới hàng ngày''. Những người trong cuộc chỉ đơn giản là lợi dụng sự sợ hãi và tham lam không ngừng được tạo ra bởi dòng tin tức này, để thao túng thị trường. Vì nhiều lý do khác nhau, nhưng không kém phần quan trọng là để làm rung chuyển thị trường và loại bỏ ''những kẻ sợ hãi'' ra khỏi thị trường.
Có hai điểm ở đây. Đầu tiên, những người trong cuộc không được phép để mọi người ''sợ hãi quá nhiều'' và không được "mua quá nhiều''.
Nếu có quá nhiều biến động, với sự dao động giá mạnh mẽ, điều này sẽ khiến nhiều nhà đầu tư và nhà giao dịch sợ hãi, đồng thời sẽ đánh gục họ và khó làm cho họ có được niềm tin cho đợt đẩy giá lên sau này. Mỗi động thái được lên kế hoạch cẩn thận với vừa đủ biến động chỉ để khiến những người nắm giữ cổ phiếu và hàng hóa đủ sợ hãi và bán ra. Thứ hai, việc mua hàng bởi những người trong cuộc có thể đẩy giá trở lại các mức cao quá nhanh, nên họ phải rất cẩn thận trong việc đảm bảo rằng hàng tồn kho được mua với khối lượng 'có thể quản lý'. Mua quá nhiều, sẽ buộc giá tăng cao một cách nhanh chóng, vì vậy cần phải có sự chăm sóc tuyệt vời và là một lý do nữa khiến giai đoạn tích lũy cần mất thời gian để hoàn thành. Nó chỉ đơn giản là không thể lấp đầy kho chỉ với một lần vận chuyển hàng.
Điều xảy ra tiếp theo là bất cứ ai sống sót sau làn sóng bán đầu tiên đều cảm thấy nhẹ nhõm, tin rằng thị trường sẽ phục hồi và họ tiếp tục nắm giữ. Sau một thời kỳ bình ổn, nhiều tin tức xấu đến, và những người trong cuộc đưa giá xuống thấp hơn một lần nữa, khiến nhiều người nắm giữ sợ hãi hơn.
Hành động giá này sau đó được lặp đi lặp lại nhiều lần, và mỗi lần thì người trong cuộc tích lũy nhiều cổ phiếu hay hàng hóa hơn cho kho của họ. Cho đến cuối cùng những người nắm giữ từ bỏ và thừa nhận thất bại. Điều này trông như thế nào trên biểu đồ giá?
Chúng ta hãy tưởng tượng những lần khối lượng giao dịch đang gia tăng (Tô màu) là những lần "hàng'' đang vào kho của các người trong cuộc, và những lần ''hàng xuất kho'' là những lần ''phân phối nhẹ'' trong vùng tích lũy.
2. Phân phối - Distribution:
Pha phân phối ngược lại hoàn toàn với pha tích lũy. Trong giai đoạn tích lũy, những người trong cuộc đã lấp đầy kho của họ, để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của hoạt động - phân phối. Như tôi đã nói trước đó, chiến dịch này chỉ được diễn đạt bằng hai từ là ''hoàn hảo".
Với một kho hàng đầy đủ, những người trong cuộc bây giờ bắt đầu đẩy giá lên cao hơn, để khuyến khích những người hoài nghi quay trở lại thị trường.
Cảm xúc điều khiển trong giai đoạn tích lũy là nỗi sợ hãi, nỗi sợ mất mát. Cảm xúc điều khiển tâm lý trong giai đoạn phân phối cũng là nỗi sợ, nhưng lần này là nỗi sợ bỏ lỡ một giao dịch tốt - Hay còn được biết với cái tên là FOMO.
Thời điểm ở đây là rất quan trọng, vì những người trong cuộc biết rằng hầu hết các nhà đầu tư và đầu cơ rất muốn chờ đợi càng nhiều tín hiệu xác nhận càng tốt, trước khi nhảy vào một thị trường. Và sau đó, họ sợ rằng họ sẽ bỏ lỡ một động thái tăng giá cao hơn. Đây là lý do hầu hết các thương nhân và nhà đầu tư mua ở đỉnh và bán ở đáy.
Ở đỉnh của một xu hướng tăng, các nhà giao dịch và nhà đầu tư đã thấy thị trường tăng chậm, sau đó đà tăng chững lại, và đột ngột tăng nhanh. Họ bắt đầu mua vào ở điểm này, họ sợ bỏ lỡ bất kỳ một ''cơ hội làm giàu''. Đây chính xác là điểm mà những người trong cuộc đang chuẩn bị cho công cuộc tạm dừng và đảo ngược xu hướng.
Vậy mô hình điển hình cho giai đoạn phân phối của chúng ta là gì và nó được quản lý như thế nào?
Đầu tiên, thị trường bùng nổ từ cuối giai đoạn tích lũy, giá tăng cao và bền vững, với khối lượng trung bình. Với tâm thế không vội vàng, người trong cuộc đã mua với giá thấp và bây giờ muốn tối đa hóa lợi nhuận bằng cách xây dựng đà tăng chậm, vì phần lớn thời gian giai đoạn phân phối sẽ được thực hiện ở đầu xu hướng.
Việc chuyển khỏi giai đoạn tích lũy giờ đây đi kèm với những câu chuyện 'tin tốt', thay vì 'tin xấu' như trước đó.
Thị trường tiếp tục tăng, từ từ lúc đầu, với những cú tăng nhỏ. Dần dần thị trường tăng tốc, và rồi đà tăng mạnh lên, cho đến khi đạt được khu vực giá mục tiêu của những người trong cuộc. Chính tại thời điểm này, giai đoạn phân phối bắt đầu! Những người trong cuộc bắt đầu dọn kho của họ, cũng là khi các nhà giao dịch và nhà đầu tư háo hức nhảy vào, vì sợ bỏ lỡ cơ hội. Các luồng tin tức tốt liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và thị trường tiếp tục tăng.
Những người trong cuộc giờ đây sẵn sàng bán cho các nạn nhân của họ với số lượng ngày càng nhiều, nhưng họ cẩn thận và không bao giờ bán quá nhiều trong một lần - cũng như đối với quá trình tích lũy. Do đó, giá được giao dịch trong một phạm vi hẹp, thu hút nhiều người mua hơn mỗi lần giá chạm vào vùng đáy của phạm vi này (Cái mà mình vẫn hay gọi là Trading Range). Cuối cùng, kho trống rỗng và chiến dịch đi đến kết thúc. Hình minh họa dưới đây cho thấy hành động giá và khối lượng điển hình của giai đoạn phân phối.
Những lần giao dịch với khối lượng lớn là những lần ''xuất kho'' của những người trong cuộc. Còn những lần giao dịch với khối lượng bé, là sự ''nhập kho'' lẫn nhau của các nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư trên thị trường, sự ''nhập kho'' tại đáy của Trading Range này khiến giá tăng nhưng trong một biên độ hẹp.
Nói tóm lại, "Phân phối'' và "Tích lũy'' là cuộc chơi của những người trong cuộc, việc đọc hiểu và lý giải được nguyên nhân của các chuyển động giá ở vùng quan trọng sẽ giúp chúng ta ''Ngồi trên vai những người khổng lồ''
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .