Các giai đoạn phát triển của tâm lý giao dịch

Yếu tố tâm lý là một nguyên nhân quan trọng trong sự thành công hay thất bại của trader. Cùng theo dõi các giai đoạn phát triển trong tâm lý giao dịch dưới đây để biết bản thân thuộc giai đoạn nào và cần cải thiện những điểm gì để lên kế hoạch tăng bậc nhé!

Các giai đoạn phát triển của tâm lý giao dịch

Yếu tố tâm lý là một nguyên nhân quan trọng trong sự thành công hay thất bại của trader. Cùng theo dõi các giai đoạn phát triển trong tâm lý giao dịch dưới đây để biết bản thân thuộc giai đoạn nào và cần cải thiện những điểm gì để lên kế hoạch tăng bậc nhé!

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

1. Giai đoạn bỡ ngỡ

Đây là nơi khởi nguồn của tất cả, nơi mọi thứ bắt đầu. Bạn hầu như biết ít hoặc không hiểu gì về cấu trúc thị trường. Bạn không có khái niệm về mối tương quan giữa các thị trường, giữa thị trường và nền kinh tế của các nước và của toàn cầu.

Biểu đồ giá tưởng chừng là sự pha trộn vô nghĩa của các đường cong sặc sỡ đầy màu sắc và hình vẽ nguệch ngoạc trông giống như một bức tranh từ MOMA (The Museum of Modern Art) hơn bất cứ thứ gì có chứa thông tin.

Bạn nghĩ bất cứ ai có thể đưa ra dự đoán về hướng đi của giá dựa trên mớ rối rắm này đều phải sử dụng ma thuật hắc ám.

Tuy nhiên, khi chính bạn bắt đầu quan sát, đọc, nghiên cứu, mớ hỗn độn có thể bắt đầu hiện ra thành một bức tranh muôn màu và trở nên có ý nghĩa.

2. Giai đoạn ảo tưởng

Bạn sẽ ngắm nghía thị trường mỗi ngày. Sau một thời gian (đôi khi khá lâu), bạn nhận thấy một hiện tượng đặc biệt xuất hiện thường xuyên và dường như hoạt động khá đều đặn. Bạn tập trung vào mẫu hình này. Bạn bắt đầu tìm thấy ngày càng nhiều phiên bản của nó ở các thị trường khác nhau và tất cả chúng đều lặp lại! Sự tự tin của bạn về mô hình tăng lên và bạn quyết định vồ lấy nó vào lần tiếp theo khi nó xuất hiện. Bạn vồ lấy nó và ngay lập tức dính điểm dừng lỗ. Bạn chìm nghỉm với tổng số thua lỗ quá mức tưởng tượng.

Chưa dừng lại, bạn tiếp tục nghiên cứu mô hình này nhiều hơn nữa. Và ngay lần tiếp theo nó xuất hiện, nó diễn biến đúng như dự đoán. Nhưng một lần nữa, một lần nữa bạn thua lỗ, bạn quyết định thử lại, vào một khối lượng lớn hơn và không may, lần này toàn bộ cú đánh ngay trên stoploss của mình.

Thực tế tất cả mọi người đều trải qua giai đoạn này, nhưng ít ai hiểu rằng đây là một phần của chu kỳ thắng-thua. Họ vẫn chưa hiểu rằng thua lỗ là một phần không thể tránh khỏi của bất kỳ hệ thống/chiến lược/phương pháp nào, nghĩa là, không có thứ gọi là phương pháp giành chiến thắng 100%.

3. Giai đoạn hoài nghi

Bạn đã nghiên cứu rất nhiều và nỗ lực rất nhiều, hiện thực hóa vào các giao dịch của mình và sự thất bại phổ biến này xảy ra khiến bạn cảm thấy bị phản bội bởi thị trường, phản bội bởi những cuốn sách và tài liệu, kinh nghiệm, những người thầy mà bạn đã cố gắng học hỏi.

Mọi người đều mặc định tư tưởng của họ là giao dịch phải có lợi nhuận, nhưng mỗi khi thực hiện giao dịch, bạn là một kẻ thua cuộc, mặc dù tất cả các thiết lập đều hoạt động hoàn hảo trước khi bạn tham chiến. Và vì một trong những trải nghiệm đau đớn nhất là thất bại khi trong đầu luôn nghĩ thành công có vẻ dễ dàng, sự bối rối này biến thành sự tức giận: tức giận với các bậc thầy, tức giận với các nhà cung cấp, tức giận với các nhà phân tích, các khóa học, môi giới, các nhà tạo lập thị trường , các chuyên gia, người thao túng.

Trò chơi đổ lỗi dựa trên lý do này là mấu chốt cuối cùng, và giải thích rất nhiều cho những gì bạn tìm thấy trên vô số ở diễn đàn và mạng xã hội.

Ở giai đoạn này, bạn vượt qua nghĩa là bạn sẽ đi tiếp, còn không thì sẽ là rào cản mãi mãi và cuối cùng bạn không thể vượt qua được.

4. Giai đoạn rối rắm

Nếu bạn không bỏ cuộc, bạn tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu. Vì bạn đã thất bại với các mẫu hình và cứ thế, bạn sẽ hình dung ra một số “vũ khí bí mật”, một “chén thánh” , một vài siêu hệ thống, và nghĩ thứ đó sẽ giúp bạn lọc ra tất cả những giao dịch tồi tệ.

Bạn mua mọi cuốn sách, tham dự mọi khóa học, đăng ký mọi bản tin và dịch vụ tư vấn, tham gia mọi diễn đàn. Bạn mua phần mềm đắt tiền và được quảng cáo hoành tráng về sự lợi nhuận. Bạn chi tiêu bất cứ điều gì để mua thành công.

Thật không may, bạn xếp quá nhiều vào biểu đồ của bạn đến nỗi bạn bị tê liệt. Với rất nhiều thông tin đầu vào, bạn không thể đưa ra quyết định, đặc biệt là vì các thông tin hiếm khi nhất quán với nhau. Vì vậy, bạn tập trung vào những người đồng ý với hướng giao dịch mà bạn đã thực hiện (hoặc, nếu bạn là loại người hăng máu, bạn chỉ tìm kiếm những người dám chứng minh là bạn sai ).

Đây là tất cả các đặc tính của đồng tiền đi kèm sự sợ hãi. Nếu không có sự chấp nhận thực sự về sự mất mát và rủi ro liên quan đến giao dịch, bạn sẽ đi lượn quanh như một con bướm để tìm kiếm bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai sẽ nói với bạn những lời ngợi ca rằng bạn biết bạn đang làm gì.

Điều này có hai mục đích:

  • (1) Đổ trách nhiệm cho người khác và
  • (2) Làm bạn thoát khỏi áp lực trong các lệnh đang chạy khi các chỉ báo bạn dùng đang mâu thuẫn nhau. MACD cho chỉ báo mua, Trendline cho chỉ báo bán. EMA cho biết thị trường đang có xu hướng, RSI cho tín hiệu thị trường đã mua quá mức. Đến cuối ngày, não của bạn đã hóa đá luôn rồi.

5. Giai đoạn hướng nội

Trader có thể tự mình thoát ra khỏi giai đoạn thứ tư và sử dụng kinh nghiệm của mình ở đó một cách hiệu quả. Thay vì tập trung hoàn toàn vào những gì ngoài kia, bạn bắt đầu tự hỏi mình một số câu hỏi:

Chính xác thì mình muốn gì? Mình đang cố gắng để đạt được điều gì?

Loại giao dịch nào có ý nghĩa nhất với bản thân mình? Giao dịch dài hạn, trung hạn hay giao dịch ngắn hạn? giao dịch trong ngày? giao dịch theo xu hướng? Có nên mở rộng phạm vi giao dịch không? Phong cách nào thoải mái nhất?

Rồi bắt đầu kết hợp các phương pháp giao dịch và nỗ lực phát triển một kế hoạch giao dịch, bao gồm quản lý rủi ro và quản lý lệnh cho riêng bản thân mình.

Biết chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm đối với các giao dịch của mình, bao gồm các khoản lỗ, nghĩa là Bạn hiểu rằng tổn thất là không thể tránh khỏi.

Bạn không còn cố gắng trả thù thị trường. Bạn không băn khoăn. Bạn không giận dữ. Bạn không khuất phục trước hy vọng, sợ hãi, tham lam, các giao dịch bốc đồng, cảm xúc đã biến mất. Thay vào đó, Bạn chỉ giao dịch.

6. Giai đoạn làm chủ

Ở giai đoạn này, bạn đạt được trạng thái giao dịch gần như một ẩn sỹ vậy. Lập kế hoạch, phân tích, nghiên cứu là trọng tâm để dành thời gian và nỗ lực. Khi ngày giao dịch mở ra, bạn đã sẵn sàng cho nó. Bạn bình tĩnh, bạn thoải mái, bạn là trung tâm.

Giao dịch trở nên dễ dàng. Bạn hoàn toàn quen thuộc với kế hoạch của mình. Bạn biết chính xác những gì bạn sẽ làm trong bất kỳ tình huống nào, ngay cả khi việc đó có nghĩa là thoát ra ngay lập tức khi có diễn biến hoàn toàn bất ngờ. Bạn hiểu được sự mất mát không thể tránh khỏi và chấp nhận nó như một phần tự nhiên trong forex trading. Không ai có thể làm tổn thương bạn vì bạn được bảo vệ bởi các quy tắc và kỷ luật của bạn.

Bạn nhạy cảm và đồng điệu với dòng chảy của hành vi thị trường, và các hành động phản ứng tự nhiên đối với nó mà nghiên cứu của bạn đã dạy bạn sẽ tối ưu hóa lợi thế của mình.

Bạn không cần phải biết thị trường sẽ làm gì tiếp theo vì bạn biết bạn sẽ phản ứng thế nào với bất cứ điều gì thị trường làm và tự tin vào khả năng phản ứng chính xác của mình.

Bạn hiểu và thực hành “không hành động thái quá”, biết chính xác những gì bạn muốn, chính xác những gì bạn đang tìm kiếm, và chờ đợi, kiên nhẫn, để có cơ hội chính xác. Nếu và khi cơ hội đó xuất hiện, Bạn hành động dứt khoát và không do dự, sau đó chờ đợi, kiên nhẫn, một lần nữa, cho cơ hội tiếp theo.

Bạn không thuyết phục bản thân rằng bạn đúng. Bạn theo dõi chuyển động giá và rút ra kết luận của mình. Khi hành vi thị trường thay đổi, chiến thuật của bạn cũng vậy. Bạn thừa nhận rằng sự chuyển động của thị trường là sự thật cuối cùng. Bạn không cố gắng vượt qua hoặc đánh bại nó một lần nào nữa.

Theo một nghĩa nào đó, bạn ở bên ngoài bản thân, đóng vai trò là huấn luyện viên của chính mình, tự đặt câu hỏi và tự giải thích mà không hợp lý hóa những gì Bạn đang chờ đợi, những gì bạn đang làm, nhắc nhở bản thân về điều này hoặc điều kia, giữ cho mình tập trung. Bạn không nhận được quá nhiều chiến thắng; bạn không chán nản về việc thua lỗ.

Bạn chấp nhận rằng giá cả làm những gì nó làm và thị trường là kết quả của hành động giá. Màn trình diễn của bạn không liên quan gì đến giá trị bản thân của bạn nữa.

Chính trong giai đoạn này, cảm giác “trực giác” bắt đầu bộc lộ. Không thường xuyên như vậy, Bạn học cách thử nghiệm nó và xây dựng niềm tin vào nó.

Và vào cuối ngày, bạn xem xét công việc của mình, thực hiện mọi điều chỉnh là cần thiết, nếu có, và bắt đầu chuẩn bị cho ngày hôm sau, hài lòng với bản thân vì đã giao dịch tốt.

💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây
Loading...

Đọc thêm