Chịu trách nhiệm cho quyết định của mình trong (Price Action)

Việc chịu trách nhiệm cho mỗi sai lầm của chính mình trong giao dịch giúp chúng ta nhìn nhận được lỗi sai và phát triển hơn về kiến thức, kỹ năng trading của mình trong mỗi giao dịch.

Chịu trách nhiệm cho quyết định của mình trong (Price Action)
Chịu trách nhiệm cho quyết định của mình trong (Price Action)

Trải nghiệm thua lỗ và thắng lợi trong Trading Forex.

Tất cả các Trader đều đã từng có trải nghiệm thua lỗ trên thị trường Forex. Và cũng như có kinh nghiệm của việc vào lệnh sai . Tuy nhiên, Trader theo Naked Trading chịu trách nhiệm cho sai lầm của mình trong khi các Trader sử dụng hệ thống giao dịch dựa trên chỉ báo thường đổ lỗi cho các chỉ báo của họ về các giao dịch không thành công (ví dụ: “MACD trông giống như nó sẽ cắt ở đây”, “chỉ báo của tôi không load chính xác”, “có lẽ tôi nên thay đổi cài đặt trên chỉ báo của mình vì thị trường đã thay đổi gần đây, "" điểm cắt nhau đó giữa các đường trung bình động đó là một tín hiệu sai – thua lỗ cho điểm cắt giả mạo này, "v.v.).Các Trader theo Naked Trading thì khó có thể đổ lỗi theo kiểu đó khi họ sử dụng chính các hành động giá PA trên biểu đồ để tìm điểm vào lệnh, nên do đó khi thua lỗ cũng ít than phiền và có nhiều thứ để đổ lỗi hơn, chính điều này mang lại phong cách tối giản và tự do cho rất nhiều Trader theo Naked Trading Naked Trader chỉ có thể đổ lỗi cho thị trường khi điểm vào lệnh của họ bị sai, điểm khác biệt nhỏ này rất quan trọng giữa 2 phương pháp trading theo chỉ báo và trading theo PA của Naked Trading.

Hai nhóm Trader (Nhóm đổ lỗi và nhóm tự chịu trách nhiệm)

Trader nào cũng sẽ có những chuỗi lệnh thắng và những chuỗi lệnh thua, nhưng khác biệt trên khiến Naked Trader dễ nhận trách nhiệm về việc quyết định sai lầm của mình hơn là Indicator Trader . Chúng ta cần bàn kỹ hơn về khái niệm trách nhiệm trong trading. Nếu bạn quyết định giao dịch một hệ thống giao dịch mới, bạn sẽ đưa hệ thống vào một quá trình sàng lọc kiểm nghiệm. Sau khi dành thời gian thử nghiệm hệ thống, bạn tin tưởng hệ thống thực sự sẽ kiếm tiền trong thời gian dài (nếu bạn có bước nghiên cứu hệ thống này, bạn có đã vượt qua 90% các Trader khác). Nếu sau tất cả các nghiên cứu của bạn, khi bạn bắt đầu giao dịch trực tiếp, bạn có 7 giao dịch đầu tiên thua lỗ, bạn có thể nản lòng. Bạn sẽ làm gì? Có lẽ bạn quyết định duy trì hệ thống giao dịch và bạn phải chịu thêm ba giao dịch thua lỗ nữa. Sau 10 giao dịch thua lỗ liên tiếp bạn sẽ làm gì? Bạn có ngừng giao dịch hệ thống không? Bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Bạn có quyết định hệ thống giao dịch không còn là bàn chuyên nghiệp nữa và từ bỏ việc giao dịch hệ thống? Có nhiều cách giải thích cho lý do tại sao hệ thống giao dịch không thành công sau khi bạn đưa nó vào hoạt động trực tiếp. Có thể thị trường đã thay đổi. Có thể hệ thống không còn hoạt động. Hoặc có lẽ 10 giao dịch thua lỗ chỉ là một chuỗi lệnh ngẫu nhiên không may mắn. Quyết định của bạn, sau khi đối mặt với 10 giao dịch thua lỗ, sẽ thường đưa bạn vào nhóm một trong 2 nhóm sau: Nhóm nhận định hệ thống giao dịch đã sai và Nhóm nhận định do thị trường hỗn loạn . Nếu bạn chưa biết mình thuộc nhóm nào thì hãy thử chú ý lần tiếp theo khi thử nghiệm hệ thống giao dịch thất bại, suy nghĩ của bạn thiên về nhóm nào, bạn sẽ có được câu trả lời cho bản thân. Các Trader nghĩ hệ thống sai, sau chuỗi 10 giao dịch thua lỗ, sẽ đổ lỗi cho hệ thống giao dịch mà mình thử nghiệm là không thể hiệu quả cho việc giao dịch hoặc cần phải chỉnh sửa hệ thống để có thể giao dịch được trên thị trường. Thông thường nhóm này sẽ đề nghị cho thêm công cụ Indicator vào để lọc bớt các lệnh thua lỗ gần đây trong quá trình test hệ thống. Nhưng trường hợp tệ hơn nữa là nhóm này chán nản vào hệ thống giao dịch và từ bỏ hệ thống với lời giải thích đơn giản là “hệ thống không còn khả năng tham gia giao dịch được nữa” hoặc “ trước đây hệ thống này làm rất tốt nhưng giờ không còn làm tốt được nữa “ – Nếu bạn thấy mình nói điều gì đó tương tự như trên thì bạn chính là thuộc nhóm đổ lỗi cho hệ thống giao dịch thất bại. Nếu bạn thường thay ngay hệ thống giao dịch của mình sau chuỗi vài lệnh thua lỗ thì bạn cũng thuộc nhóm này – nhóm thường xuyên đổ lỗi cho hệ thống của mình khi cảm thấy việc tìm kiếm trên thị trường Trading là quá khó khăn.

Nhóm nghĩ do điều kiện thị trường không tốt thì sẽ có một cách tiếp cận khác với việc thua lỗ liên tục. Họ sẽ phân tích các lệnh thua lỗ thay vì kết luận thị trường đã chuyển hướng.Nhóm này sẽ đưa ra một loạt các lý do cho thấy thị trường đã có sự điều chỉnh so với trước đây và bạn thường nghe thấy từ nhóm này những câu kiểu như “ Ngân hàng TW Nhật can thiệp đã làm thay đổi cấu trúc tỷ giá của thị trường” hoặc “ Mọi việc đã thay đổi với Euro từ khi Tây Ban Nha vỡ nợ” . Những câu kiểu như vậy thì rất phong phú, nhưng luận điểm đổ lỗi thì như nhau, đôi khi họ dùng các mẫu câu sau “ do thị trường biến động quá mạnh” “ Khối lượng mua bán hôm nay thấp quá” “ sàn broker của mình khớp lệnh chậm quá” – các câu nói trên đều giúp chúng ta nhận diện được nhóm đổ lỗi cho thị trường Nhóm đổ lỗi thị trường thường hay đi theo thuyết âm mưu kết luận sàn môi giới không trung thực là nguyên nhân gây thua lỗ cho họ. Sự thật là có các sàn broker làm ăn gian dối bị phát hiện và cuối cùng thì các Trader cũng tẩy chay các sàn này mà thôi. Thời buổi thông tin Internet toàn cầu khiến cho những thông tin tiêu cực này được phát tán đi rất nhanh. Nhiều Trader nhóm đổ lỗi cho thị trường tham gia vào việc phân tích cơ bản nhưng không hẳn tất cả các Trader phân tích cơ bản đều là nhóm đổ lỗi cho thị trường. Việc giải thích các dữ liệu kinh tế và tham gia vào phân tích cơ bản thường là cơ hội cho nhóm đổ lỗi thị trường xấu tiếp tục lập luận của họ. Những Trader này sẽ quyết định từ bỏ một hệ thống giao dịch sau một loạt các giao dịch thua lỗ, cũng giống như nhóm đổ lỗi cho hệ thống giao dịch thất bại, đó chỉ là thêm một lý do để họ từ bỏ các hệ thống khác nhau. Kết quả cuối cùng là hai nhóm này đều từ bỏ việc tìm kiếm bất cứ hệ thống giao dịch nào khác vì tư duy đổ lỗi của họ. Có một điều thú vị là có sự khác biệt giữa 2 nhóm đổ lỗi trên : Đó là sự tận tâm. Trader đổ lỗi cho thị trường thường test một hệ thống rất tận tâm và kỹ lưỡng cho đến khi họ tin nó thực sự sẽ có hiệu quả trên thị trường thực. Do đó cuối quá trình thử nghiệm thực tế thì việc thua lỗ khiến các Trader này cảm thấy rất khổ sở và bất ngờ, vì trong quá trình test thử nó cho thấy sự khả thi rất lớn trước khi được họ áp dụng vào thị trường thực nhằm kiếm tiền, do đó nếu hệ thống của họ “ không sai “ thì đích thị trường đã sai – đúng như luận điểm mà họ đã đưa ra. Nhóm Trader đổ lỗi cho hệ thống giao dịch sai thì ít khi có sự tận tâm như nhóm kia. Các Trader nhóm này thông thường tìm thấy hệ thống  giao dịch trên một diễn đàn Internet ngoại hối, hoặc mua nó từ một nhà tiếp thị Internet, hoặc học nó từ một người bạn, hoặc có lẽ đã nghe một nhóm các nhà giao dịch ngoại hối thảo luận về hệ thống một cách kín đáo trong một bữa tiệc. Trader đổ lỗi hệ thống giao dịch sai có thể thực ra đang giao dịch với một hệ thống thực sự mang lại lợi nhuận, nhưng do ít khi dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu chính hệ thống mà mình đang giao dịch nên nhóm này cũng ít khi hiểu hết và khó có thể sử dụng lâu dài hệ thống này.

Naked Trading (Tư duy chịu trách nhiệm với chính mình)

Vậy làm cách nào để bạn tránh rơi vào một trong hai nhóm Trader trên ? Có cách nào thay đổi số phận Trader của bạn không? Nếu đang băn khoăn điều đó bạn có thể cẩn thận cân nhắc áp dụng phương pháp Naked Trading .

Trading Naked nghĩa là trading trên một biểu đồ trống trơn không sử dụng bất kỳ chỉ báo Indicator nào. Việc xóa tất cả chỉ báo Incicator ra khỏi biểu đồ có thể rất khó khăn cho nhóm Trader thích trading bằng tín hiệu chỉ báo và đổ lỗi cho hệ thống khi giao dịch thất bại. Nếu bạn quyết định theo Naked Trading, nghĩa là bạn chọn phong cách chỉ trading dựa vào Hành động giá PA và dao động của thị trường. Bạn có thể phàn nàn thị trường mỗi khi phải đối mặt với một chuỗi lệnh lỗ liên tiếp khi trade theo phương pháp này, nhưng chuyện này cũng rất bình thường đối với thị trường Forex phải không. Trader theo Naked Trading tức là tìm kiếm các điểm vào lệnh dựa vào các chuyển động của giá, do đó trừ khi thị trường dao động quá hỗn loạn, còn không thì rất ít khi nghe các Trader này than phiền về thị trường. Có thể họ sẽ than phiền về việc thực hiện yếu kém của bản thân khi không bắt kịp chuyển động giá , hoặc đôi khi các trường hợp không may mắn khác khi vào lệnh ( ví dụ như trong trường hợp bạn tung đồng xu lên 7 lần đầu tiên lên mà cả 7 lần đều cùng kết quả - đó là xác xuất xui rủi mà các Trader này đôi khi cũng gặp phải) . Còn nhìn chung thì phương pháp này luôn đem lại sự tự do và cảm giác thoải mái cho Trader khi không phải phụ thuộc vào các chỉ báo kỹ thuật truyền thống. Khi theo Naked Trading, các bạn sẽ không còn các chỉ báo Indicator thường ra đưa tín hiệu sai, cũng không còn hệ thống nào để phải căng óc tinh chỉnh cho phù hợp với thị trường, mà chỉ đơn giản là giá cả thị trường và quyết định vào lệnh hay không. Naked Trader có một lợi thế rõ ràng vì sự tập trung nằm ở mức giá thị trường. Sẽ không có chỉ báo Indicator nào thể hiện tâm lý, thái độ cũng như sự hưng phấn của thị trường tốt hơn chính mức giá mà thị trường đang có.

Naked Trader chỉ join việc biến mức giá hiện tại của thị trường trở thành chỉ bảo Indicator hữu dụng của mình khi vào lệnh. Trên thực tế, các Trader theo Naked Trader xem giá thị trường hiện tại giống như một máy phản hồi sinh học ( Biofeedback Machine) . Điều này sẽ cho phép bạn điều chỉnh những biến đổi tâm lý của chính bạn trong quá trình giao dịch và hướng bạn tới khả năng làm chủ và điều khiển được các tâm lý chi phối hành vi và quyết định tham gia vào lệnh của bạn. Ví dụ, nếu tôi là một người hay lo lắng và luôn bị căng thẳng, tôi có thể kết nối với máy phản hồi sinh học. Máy sẽ cảnh báo cho tôi nếu tôi cảm thấy lo lắng (huyết áp tăng, nhịp tim tăng, v.v và phát ra âm thanh lưu ý mà nhờ đó tôi có thể sử dụng các cách thức để làm giảm sự lo lắng này .Cỗ máy sinh học này chỉ cảnh báo khi tôi cần phải điều chỉnh lại tâm lý cảm xúc của chính mình. Theo thời gian, tôi sẽ có thể dần bớt phụ thuộc cỗ máy phản hồi sinh học này và tự mình làm giảm bớt lo lắng hay bất an của tôi.

Đọc tiếp phần trước của Phương pháp giao dịch Price Action. Để hiểu hơn về phương pháp này.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Loading...