Cách sử dụng chỉ báo ATR đơn giản cho các anh em trader mới

Cách sử dụng chỉ báo ATR đơn giản cho các anh em trader mới

ATR là chỉ báo được nhiều anh em trader sử dụng, kể các các price action trader đôi lúc cũng cần đến ATR để xác nhận lại phân tích giao dịch hay quyết định của họ.

ATR là chỉ báo đo sự biến động giá của thị trường. Nó giống như một tín hiệu xác nhận cho trader trước khi tham gia giao dịch. ATR cũng rất hiệu quả trong việc xác định chốt lỗ hoặc chốt lời.

Có rất nhiều cách để sử dụng chỉ báo ATR. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng ta sẽ chỉ đi vào những lợi thế lớn nhất của chỉ báo ATR trong trading, để trader mới có thể áp dụng chúng dễ dàng hơn.

Trước khi đi chi tiết hơn về cách sử dụng ATR, chúng ta có một cái nhìn nhanh về vai trò của chỉ báo này nhé.

ATR là gì?


Chỉ báo ATR là chỉ báo được phát triển bởi J. Welles Wilder. Ông cũng đồng thời là tác giả đằng sau các chỉ báo kỹ thuật phổ biến mà rất nhiều trader sử dụng như RSI, ADX và Parabolic SAR.

Chỉ số báo ATR là chỉ báo đo lường mức độ biến động giá, nó cung cấp cho trader biết về mức độ biến động giá trong một khoảng thời gian nhất định. Sự biến động giá là một yếu tố quan trọng trong giao dịch.

Thiết lập chỉ báo ATR


Wilder cho rằng chu kỳ 14 là cài đặt lý tưởng cho chỉ báo ATR. Nhưng bạn có thể thay đổi tùy thuộc vào chiến lược giao dịch của riêng bạn.

Nhiều trader sử dụng ATR 7 trên biểu đồ D1 vì họ cho rằng như vậy sẽ có lợi hơn khi xác định sự biến động giá của tuần trước. Trong khi các day trader sẽ có xu hướng sử dụng ATR 14 trên biểu đồ H1.

Cách giao dịch với chỉ báo ATR


ATR có thể giúp trader xác định các cú breakout cũng như tín hiệu đảo chiều xu hướng.

Chúng ta có thể sử dụng số liệu từ ATR như sau: Nếu ATR rơi xuống mức thấp, thì có thểxảy ra một cú breakout hoặc đảo chiều. Như biểu đồ bên dưới, một cú phá vỡ giả khi ATR ở mức thấp, và sau đó thị trường đảo chiều.

Ngoài ra ATR còn được sử dụng để xác định mức chốt lỗ hoặc chốt lời. Và thường thì trader sẽ dựa vào sự biến động giá để đặt dừng lỗ. Còn điểm chốt lời sẽ dựa trên tỷ lệ RR theo phương pháp mà trader sử dụng.

Ví dụ, biểu đồ bên dưới cho thấy ATR ở mức 10 pip và tỷ lệ RR là 1:5. Như vây điểm dừng lỗ sẽ được đặt khoảng hơn 10 pip dựa vào mức biến động giá do ATR cung cấp. Và lợi nhuận sẽ rơi vào khoảng 50 pip cho chiến lược này. Và đương nhiên chiến lược thành công hay không còn tùy vào kinh nghiệm, kỹ năng và phương pháp trader sử dụng. Trong trường hợp này, ATR đã làm đúng vai trò của nó là cung cấp thông tin biến động giá để trader xác định điểm dừng lỗ.

Lưu ý khi sử dụng ATR


Thị trường có di chuyển được xa hay không thì phụ thuộc vào mức biến động giá. Bạn có thể sử dụng ATR để để có thể đặt mục tiêu hợp lý cho giao dịch của mình.

Khi sử dụng ATR trong giao dịch, hãy lưu ý rằng đó không phải là chỉ báo xu hướng và hay động lượng. Mà vai trò lớn nhất của nó chính là đo lường mức độ biến động giá.

Bạn không nên sử dụng ATR như một chỉ báo độc lập để nhận biết một xu hướng liệu có đảo chiều hay không. Mà chúng ta nên kết hợp ATR với những chỉ báo khác để có được nhiều thông tin hơn về tín hiệu đảo chiều hay bối cảnh thị trường.

Tuy nhiên ATR lại là một chỉ báo thay đổi theo bối cảnh thị trường rất tốt.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .

Loading...