Cách sử dụng đường trung bình động MA hiệu quả
Hiện nay, tuy đã có rất nhiều thông tin và kiến thức về các chiến lược giao dịch trên các thị trường chứng khoán, ngoại hối, forex, v.v.. Nhưng thể hiện xu hướng rõ rệt để chốt lời một cách dễ dàng thì không phải phương pháp hay chỉ báo nào cũng làm được.
Cách sử dụng đường MA trong giao dịch forex hiệu quả
Kết hợp nhiều đường MA
Chiến lược đơn giản nhất khi sử dụng đường trung bình là kết hợp các đường MA với nhau. Bạn có thể kết hợp 2 đường MA, 3 đường hoặc nhiều hơn, và tín hiệu khi các đường MA có chu kỳ nhỏ cắt những đường MA chu kỳ lớn hơn sẽ là tín hiệu để bạn giao dịch.
Nguyên tắc chung là khi đường MA chu kỳ ngắn từ dưới lên trên thể hiện tín hiệu tăng giá, bạn có thể vào lệnh mua. Ngược lại, khi đường MA chu kỳ ngắn cắt từ trên xuống so với đường MA chu kỳ dài là tín hiệu giảm giá, cơ hội cho bạn vào lệnh bán.
Chúng ta quan sát một số ví dụ dưới đây để thấy được giá chuyển động như thế nào sau khi các đường MA cắt nhau.
Đường MA
Sử dụng đường MA(20) xanh và đường MA(50) vàng với cặp tiền LTC/USD, khung thời gian D1. Sau khi MA20 cắt lên MA50, chúng ta thấy một xu hướng tăng giá.
3 đường MA
Ở ví dụ này, mình dùng đường MA(9) vàng, đường MA(34) đỏ, đường MA(100) xanh trong khung thời gian D1. Mỗi khi MA9 cắt lên cả 2 đường MA34 và MA100 chúng ta đều có những xu hướng tăng của giá.
Tương tự với các đường MA 9, MA34 và MA200 dưới đây
Việc xác định tín hiệu bán được thực hiện ngược lại, khi MA 9 cắt xuống MA34 và MA100.
Trên đây Tradingview.com.vn chỉ lấy các ví dụ để bạn dễ hình dung, nếu bạn hứng thú với phương pháp sử dụng kết hợp các đường MA, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Tradingview.com.vn về chiến lược MA Cross:
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại CHANNEL TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Sử dụng đường MA với vai trò hỗ trợ/kháng cự
Ngoài việc xác định xu hướng, bạn cũng có thể sử dụng các đường MA với vai trò hỗ trợ hoặc kháng cự trong khi phân tích biểu đồ.
Dưới đây là biểu đồ của cặp tiền GBP/USD, mình sử dụng đường MA(10) vàng và đường MA(50) đỏ ở khung thời gian H1:
Khi đường giá cắt xuống đường MA(10) và đường MA(50) cho xu hướng giảm. Tại đây, đường MA(10) đóng vai trò kháng cự đường giá, khi rất nhiều lần đường giá chạm và nằm trên đường MA(10) giúp mình biết được xu hướng đang giảm dài hạn.
Ví dụ tiếp theo với cặp tiền EUR/USD, mình sử dụng đường MA(10) vàng, đường MA(50) đỏ, đường MA(100) xanh ở khung thời gian D1. Đường MA 10 và MA50 đóng vai trò là đường hỗ trợ khá tốt trong xu hướng tăng, khi giá có xu hướng quay đầu khi chạm tới các đường này.
Với chu kỳ và khung thời gian phù hợp, đường MA đóng vai trò rất tốt trong việc hỗ trợ nhận ra xu hướng tăng dài hạn sau khi đường giá cắt lên và nằm yên trên đường MA(10).
Kết hợp đường MA và các loại chỉ báo khác
Việc kết hợp MA và những chỉ báo kỹ thuật khác cũng đem lại cho bạn rất nhiều chiến lược giao dịch tuyệt vời.
Kếp hợp đường MA với Chỉ báo RSI
Xu hướng giảm:
Mình sử dụng đường MA(10) thể hiện các biến động trung bình gần thời điểm hiện tại, nên chọn đường MA(50) cho khung thời gian M30 để cho xu hướng không quá xa hiện tại và chỉ báo RSI(5) thể hiện vùng quá mua (đỉnh) – vùng quá bán (đáy) nhằm vào lệnh chính xác hơn. Biểu đồ EUR/USD:
Vào thời điểm 06:30, mình thấy có đỉnh ở biểu đồ RSI – điều này dự báo xu hướng có thể giảm. Tuy nhiên, mình vẫn sẽ đợi đường giá cắt xuống các đường MA khác rồi vào Lệnh Sell cho chắc chắn. Sau đó, chốt lời khi đường giá bật lên lại và cắt đường MA(50).
Xu hướng tăng:
Vẫn sử dụng MA(50) cho xu hướng dài hạn và đường MA(10) xu hướng ngắn hạn cho biểu đồ EUR/USD:
Bạn nên chọn những vùng quá mua/vùng quá bán để vào lệnh cho chắc chắn. Sau khi thấy vùng quá bán (đáy biểu đồ RSI) – cho xu hướng tăng, mình sẽ đợi đường giá cắt lên đường MA(50) rồi mới vào Lệnh Buy và chốt lời ở điểm cắt xuống tiếp theo.
Bạn có thể giãn Lệnh chốt lời khi thấy các vùng quá bán tiếp theo nhưng cũng phải kéo Lệnh Stop Lost gần giá hiện tại, để vừa có thể chốt lời thêm vừa không sợ đường giá quay đầu đi xu hướng ngược lại.
Dải cầu vồng đường MA kết hợp MACD
Đây là tập hợp của rất nhiều đường MA với chu kỳ (cách nhau 3 chu kỳ từ 34-55). Mình còn kết hợp thêm 2 đường MACD với chu kỳ tương ứng là 12 (xanh lá nhạt) và 26 (xanh dương đậm) hỗ trợ tìm ra xu hướng sớm để vào lệnh đúng thời điểm trong khung thời gian H1. Sau đây là biểu đồ GBP/USD:
Trên biểu đồ, cả đường giá với 2 đường MACD đều cắt lên tất cả đường MA và đều cùng nhau có xu hướng đi lên. Đây là thời điểm thích hợp để vào Lệnh Buy.
Ngoài ra, bạn có thể theo dõi độ rộng và hẹp của 2 đường MACD và các viền đường MA để tính điểm chốt lời so với đỉnh/đáy cũ trong quá khứ. Tuy nhiên, nên lưu ý là một khi độ rộng giữa các đường là quá lớn thì khả năng cao đường giá sẽ quay đầu lại trong tương lai gần.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng MA trader nên biết
Đường Moving Average được đánh giá là công cụ phân tích mang nhiều hữu ích. Cũng chính vì vậy nhiều trader đã quá tin tưởng vào tín hiệu mà MA cung cấp. Tuy nhiên bạn cần lưu ý khi sử dụng MA ở những điểm sau:
- Đối với các đường trung bình động có chu kỳ ngắn, các kết quả thu được không đủ để thể hiện chính xác xu hướng. Dẫn đến các quyết định giao dịch của trader dễ mắc sai sót.
- Đối với những đường MA có chu kỳ dài, khi lịch sử giá có nhiều đoạn tăng/giảm dẫn đến kết quả cuối cùng ko thể hiện rõ do bị triệt tiêu lẫn nhau.
- Không nên sử dụng quá nhiều loại đường MA trong cùng một biểu đồ giao dịch.
- Trader cần kết hợp các chỉ bảo kỹ thuật khác để đảm bảo chiến lược giao dịch có tính chính xác cao hơn.