Cách vẽ vùng cung cầu TỐT NHẤT và DỄ NHẤT từ trader hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch
Một trong những vấn đề lớn của một người mới tiếp cận cách giao dịch với vùng cung cầu đó là xác định và vẽ vùng cơ sở hay còn gọi là vùng base.
Vùng cơ sở gồm ít nến thì không sao nhưng nếu như nó nhiều nến sẽ khiến nhiều trader bị rối.
Bài viết này sẽ hướng dẫn cho anh em cách vẽ vùng cung cầu tốt nhất và dễ nhất. Cách thức này được một trader có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc giao dịch với vùng cầu, anh có nickname là TW-The Wealthy Trader trên Twitter.
Bây giờ chúng ta tìm hiểu xem một trader hơn 10 năm kinh nghiệm vẽ vùng cung cầu như thế nào nhé.
có 3 cách thức vẽ vùng cung cầu được anh áp dụng:
- Phương thức bảo thủ (The Conservative Method)
- Phương thức rủi ro cao (High-Risk Method)
- Phương thức rủi ro thấp (Low-Risk Method)
Phương thức bảo thủ (The Conservative Method)
Trong cấu trúc của vùng cơ sở, sẽ có 2 đường đó là 1 đường xa và một đường gần. Trong trường hợp vùng cơ sở có một nến thì các bạn sẽ vẽ như sau.
Đối với vùng cung
Anh em nhìn hình bên dưới:
Ở trường hợp này thì đường xa sẽ là được vẽ từ đỉnh của đuôi nến và đường gần sẽ được vẽ từ giá thấp nhất của thân nến.
Nói như vây, với kiểu này thì chúng ta chỉ vẽ từ thân nến đến đỉnh nến của vùng cơ sở là thể hiện được vùng cung.
Tương tự chúng ta có trường hợp ngược lại với vùng cầu.
Đối với vùng cầu
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Đối với vùng cầu thì đường xa sẽ là giá thấp nhất của đuôi nến, và đường gần sẽ là giá cao nhất của thân nến.
Phương thức rủi ro cao (High-Risk Method)
Cách vẽ này thì sẽ có rủi ro cao hơn kiểu đầu tiên. Cách vẽ như sau:
Đối với vùng cung
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Đối với vùng cung như hình trên thì đường xa sẽ là giá cao nhất của đuôi nến và đường gần sẽ là giá thấp nhất của đuôi nến.
Như vậy chúng ta thấy nếu dùng cách vẽ này thì vùng cung của chúng ta sẽ lớn hơn so với kiểu đầu tiên.
Đối với vùng cầu
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Trong đó đường xa sẽ là giá thấp nhất của đuôi nến và đường gần sẽ là giá cao nhất của đuôi nến.
Phương thức rủi ro thấp (Low-Risk Method)
Kiểu thứ 3 này sẽ cho ra vùng cung cầu có độ lớn nhỏ nhất. Cách vẽ như sau:
Đối với vùng cung
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Ở kiểu này thì đường xa cũng vẫn là giá cao nhất của đuôi nến, nhưng đường gần sẽ là giá cao nhất của các thân nến.
Ngược lại đối với vùng cầu
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Trường hợp này thì đường xa của chúng ta cũng vẫn là giá thấp nhất của đuôi nến và đường gần sẽ là giá thấp nhất trong các thân nến.
Trên đây là những cách vẽ vùng cung cầu cho những trường hợp giao dịch đảo chiều, đối với những vùng cung cầu tiếp diễn thì chúng ta cũng vẽ tương tự như thế nhé anh em.
Nói tóm lại
Có thể thấy được 3 cách vẽ trên đều rất đơn giản và dễ áp dụng. Việc vẽ vùng cung cầu cần có nguyên tắc nhất định, khi xác định vùng cung cầu một cách có nguyên tắc thì điểm vào lệnh của bạn mới thực sự được xác định một cách chính xác hơn.
Ngoài ra, 3 phương thức này cũng có ưu nhược điểm riêng. Vùng cung cầu càng lớn thì sẽ có rủi ro cao hơn nhưng đổi lại bạn không bị lỡ mất tín hiệu giao dịch, điểm vào lệnh có thể sớm hơn. Và lợi nhuận kiếm được cũng ít tiềm năng hơn.
Ngược lại vùng cung cầu ít rủi ro thì có thể giúp bạn có được điểm vào lệnh tốt và cũng có rủi ro thấp hơn nhưng bạn phải chấp nhận rằng là mình có thể bị bỏ lỡ cơ hội khi giao dịch với những vùng cung cầu như thế.
Ngoài ra cũng lưu ý anh em thêm đó là cách vẽ này áp dụng được cho mọi khung thời gian, nhưng tốt nhất là trên khung thời gian lớn như khung H4 trở lên. Tuy nhiên thì bạn cũng có thể sử dụng cách vẽ này để xác định những vùng cung cầu ở khung thời gian thấp hơn để giao dịch trong ngày.
Mời anh em tham khảo bài viết.
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .