Cách xác định kháng cự hỗ trợ ngang "đơn giản nhất" trong điều kiện thị trường có xu hướng

Cách xác định kháng cự hỗ trợ ngang "đơn giản nhất" trong điều kiện thị trường có xu hướng

Hỗ trợ kháng cự là khái niệm rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Các trader thường quan sát rất chặt chẽ những vùng này để xác định những vùng giá cung cấp những giao dịch có xác suất cao.

Hãy nhớ rằng, phân tích kỹ thuật, trong đó bao gồm cả hỗ trợ và kháng cự cũng có những mặt hạn chế, nên để có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả thì bạn cần xác định chúng một cách chính xác. Hiểu được những hạn chế của phân tích kỹ thuật và biết cách xử lý chúng mới có thể đem đến cho bạn lợi thế về tâm lý, vì bạn biết rằng sẽ có thời điểm bạn thua lỗ và cần phải chấp nhận điều đó. Đó là lý do kháng cự hỗ trợ nên được kết hợp với các kỹ thuật giao dịch hoặc công cụ khác để giá tăng sự xác nhận và tỷ lệ thành công của nó.

Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức xác định hỗ trợ kháng cự đơn giản nhất trong một xu hướng.

Kháng cự hỗ trợ là gì?


Nhắc lại một chút về định nghĩa hỗ trợ kháng cự.

Hỗ trợ kháng cự là những vùng giá mà tại đó giá có xu hướng dừng lại và đảo chiều. Như hình bên dưới:

Kháng cự là mức cao hơn giá, là nơi có lực cung đủ mạnh để vượt qua cầu, buộc giá phải giảm trở lại khi tiếp cận nó.

Hỗ trợ là mức thấp hơn giá, là nơi có lực cầu đủ mạnh để vượt qua cung, buộc giá phải tăng trở lại khi tiếp cận nó.

Kháng cự thường chuyên thành hỗ trợ khi giá phá vỡ qua nó và ngược lại. Như hình bên dưới:

Cách xác định ngưỡng kháng cự hỗ trợ ngang trong thị trường có xu hướng


Khi trong thị trường có xu hướng, thì đỉnh và đáy của xu hướng đó sẽ là các ngưỡng kháng cự hỗ trợ quan trọng. Như hình bên dưới:

Chúng ta thấy, xu hướng tăng sẽ có cấu trúc đỉnh đáy sau cao hơn đỉnh đáy trước. Việc chúng ta đánh dấu đỉnh và đáy trong xu hướng tăng này sẽ cho bạn các ngưỡng kháng cự hỗ trợ quan trọng đánh dấu sự tiếp diễn hoặc đảo chiều xu hướng.

  • Tip nhỏ: các vùng đáy trong cấu trúc tăng giá là ngưỡng hỗ trợ quan trọng, do sự phá vỡ dưới những ngưỡng hỗ trợ này sẽ khiến cho xu hướng tăng bị phá vỡ.

Ví dụ về hỗ trợ kháng cự


Ví dụ trong xu hướng tăng

Các bạn nhìn bắt đầu từ bên trái biểu đồ nhé.

  1. Giá gi nhận mức giá thấp nhất là 35.22 trước khi tăng cao hơn. Khi giá tìm thấy vùng cầu mạnh đã hình thành một đáy, tức đó là vùng hỗ trợ 35.22.
  2. Tại mức 42.39, giá đảo chiều giảm do cung vượt cầu, tạo thành đỉnh và đó là ngưỡng kháng cự của chúng ta.
  3. Giá thiết lập đáy mới và được xem là ngưỡng hỗ trợ tại 37.59.
  4. Giá tiếp tục tăng cao hơn và phá vỡ ngưỡng kháng cự 42.39. Theo đó ngưỡng này đã trở thành ngưỡng hỗ trợ.
  5. Giá thiết lập đỉnh mới tại 44.47 và sau đó lại quay đầu giảm.
  6. Giá tìm thấy vùng cầu tại ngưỡng kháng cự bị phá vỡ trước đó, và hiện tại thì nó là vùng hỗ trợ.
  7. Một đợt tăng giá khác phá vỡ ngưỡng kháng cự 44.47.
  8. Đỉnh mới lại được thiết lập, ngưỡng kháng cự mới tại 46.76.
  9. Giá quay đầu giảm thấp hơn ngưỡng kháng cự 44.47 đã bị phá vỡ trước đó.
  10. Giá thiết lập một đáy mới, được xem là hỗ trợ mới tại 43.20

Một ví dụ khác:


Hoặc như biểu đồ trên ta có thể thấy giá quay trở lại retest đỉnh trước bị phá vỡ xác nhận cấu trúc tăng. Khi ngưỡng hỗ trợ (đáy) trong xu hướng tăng bị phá vỡ cấu trúc tăng giá cũng có sự thay đổi.

Thông qua ví dụ trên có thể thấy mỗi đỉnh đáy được hình thành đều được xem là những ngưỡng kháng cự hỗ trợ tiềm năng. Và chúng ta có thể sử dụng chúng để giao dịch. Đây là cách đơn giản nhất để xác định hỗ trợ kháng cự ngang trong một xu hướng.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .

Loading...

Đọc thêm

EUR/USD giảm khi các nhà giao dịch thu hẹp các khoản cược cắt giảm lãi suất lớn của Fed

EUR/USD giảm khi các nhà giao dịch thu hẹp các khoản cược cắt giảm lãi suất lớn của Fed

EUR/USD mở rộng mức giảm xuống dưới 1,1050 trong phiên giao dịch Bắc Mỹ vào thứ Hai. Cặp tiền tệ chính giảm khi Đô la Mỹ (USD) mạnh lên sau những tín hiệu trái chiều về sức khỏe thị trường lao động hiện tại từ báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) của Hoa Kỳ (US) vào thứ Sáu cho tháng 8

By Giao Lộ Đầu Tư