Chỉ báo định hướng dương (+DI) là gì? Ý nghĩa và cách chỉ báo +DI hoạt động
Chỉ báo định hướng dương (+DI) là một chỉ đo lường sức mạnh của các xu hướng tăng giá trên thị trường. Nó giúp nhà đầu tư xác định sức mạnh của các đợt Uptrend và qua đó tìm kiếm các vị thế giao dịch có lợi nhất
1. Chỉ báo định hướng dương (+DI) là gì ?
Positive Directional Indicator - Chỉ báo Định hướng Dương (+DI) là chỉ báo đo lường sức mạnh của các xu hướng tăng giá trên thị trường. Nó cung cấp thông tin về sức mạnh của xu hướng tăng giá, dựa vào đó nhà đầu tư có thể đưa ra những phân tích phù hợp.
Được thiết kế bởi Welles Wilder, chỉ báo định hướng dương (+DI) được đảm bảo khả năng tối ưu trên tất cả thị trường giao dịch với mọi khung thời gian và các sản phẩm khác nhau.
Lưu ý: Chỉ báo Định hướng Dương (+DI) vốn dĩ chỉ là một phần của Chỉ báo Định hướng Trung bình ADX. Do đó, +DI luôn được bắt cặp với -DI để tạo thành một chỉ báo ADX hoàn chỉnh.
2. Cách tính chỉ báo định hướng dương
Chỉ báo định hướng dương (+DI) được tính dựa trên công thức cụ thể như sau:
Trong đó:
- S +DM là chỉ báo chuyển động định hướng tăng (+DM) đã được làm mịn (Data Smoothing).
- ATR là giá trị của chỉ báo ATR trong phạm vi giao dịch thực tế trung bình.
- +DM = Giá cao nhất của phiên giao dịch hiện tại - Giá cao nhất của phiên giao dịch trước đó.
- Current -DM là -DM hiện tại.
3. Ý nghĩa
Chỉ báo định hướng tích cực giúp xác định xu hướng và tín hiệu giao dịch:
- Khi +DI di chuyển hướng lên và vượt lên trên đường -DI, nó xác nhận xu hướng tăng giá đang rất mạnh mẽ.
- Khi +DI di chuyển hướng xuống dưới và vượt qua đường -DI, nó xác nhận xu hướng giảm giá đang mạnh lên. Đây có thể là tín hiệu của một xu hướng đảo chiều giảm mà nhà đầu tư cần chú ý.
- Sự giao nhau giữa +DI và -DI: Sự giao nhau giữa hai đường +DI và -DI đôi khi được sử dụng làm tín hiệu giao dịch, nó cho thấy 1 xu hướng mới sắp xảy ra. Chẳng hạn, khi đường +DI vượt lên trên đường -DI, nó cho thấy thị trường đang chuẩn bị bước vào xu hướng tăng giá mới.
4. Cách chỉ báo định hướng dương hoạt động
Chỉ báo +DI giúp xác định xu hướng
Đường chỉ báo định hướng dương +DI được sử dụng kết hợp với đường -DI để giúp xác định xu hướng của thị trường. Cụ thể như sau:
- Khi +DI cao hơn -DI, ta có thể xác định thị trường đang bước vào giai đoạn UpTrend. Theo đó, tùy theo độ cao của đường chỉ báo định hướng dương mà nhà đầu tư có thể xác định sức mạnh của xu hướng UpTrend này.
- Khi +DI thấp hơn -DI, ta có thể xác nhận giá thị trường đang trong giai đoạn DownTrend. Theo đó, tùy theo độ cao của đường chỉ báo định hướng âm (-DI) mà nhà đầu tư có thể xác định sức mạnh của xu hướng DownTrend.
Chỉ báo +DI giúp xác nhận tín hiệu giao dịch
Bên cạnh khả năng xác định xu hướng thị trường thì trong nhiều trường hợp nhà đầu tư còn có thể dựa vào sự giao nhau giữa đường +DI và -DI để xác nhận tín hiệu giao dịch. Ví dụ như:
- Trường hợp đường +DI vượt lên trên -DI, nó xác nhận rằng thị trường đang chuẩn bị tăng giá. Dựa vào tín hiệu này, nhà đầu tư có thể vào một lệnh Buy mới để đảm bảo giao dịch được tối ưu nhất.
- Trường hợp đường +DI cắt xuống dưới -DI, đây là tín hiệu báo rằng thị trường đang chuẩn bị giảm giá, xu hướng đảo chiều giảm sắp xảy ra. Do đó, nhà đầu tư nên tính toán điểm vào lệnh Sell để tránh khỏi sự tác động từ đợt giảm giá.
Kết hợp +DI với đường -DI và ADX để vào lệnh
Trên thực tế, việc kết hợp +DI và -DI với nhau còn được biết đến với cái tên khác Chỉ số chuyển động định hướng (DMI). Đây là một chỉ số tăng cường được sử dụng với mục đích chính là bổ sung thông tin cho Chỉ báo Định hướng Trung bình ADX.
Trong đó, chỉ báo ADX được sử dụng với mục đích chính là thể hiện sức mạnh của một xu hướng. Mỗi khi đường ADX thể hiện mức giá trị lớn hơn 20-25, nó cho thấy xu hướng thị trường đang rất mạnh mẽ, bất kể xu hướng đó là UpTrend hay DownTrend.
Như vậy, để một lệnh giao dịch được cài đặt với tỷ lệ thắng lợi cao nhất, nhà đầu tư cần xác nhận các điều kiện sau:
- Xác nhận đường -DI vừa giao cắt với đường +DI.
- Xác nhận tại thời điểm giao cắt, giá trị của ADX >20 thì mới thực hiện giao dịch. Giao dịch được đánh giá cao hơn khi tại thời điểm giao cắt, giá trị của ADX > 25.
- Sau khi xác nhận những điều kiện trên, nhà đầu tư sẽ lựa chọn vị thế giao dịch dựa trên 2 trường hợp +DI vượt lên trên -DI hoặc +DI cắt xuống dưới -DI.
5. So sánh chỉ báo định hướng âm và dương
Giống nhau:
Chỉ báo định hướng dương và âm đều là 1 phần của ADX: Cả hai chỉ báo định hướng dương và âm (+DI & -DI) đều là một thành phần cấu thành nên chỉ báo định hướng trung bình ADX.
Khác nhau:
Chỉ báo định hướng dương (+DI) | Chỉ báo định hướng âm (-DI) | |
Đối tượng tính toán | Prior High và Current High. | Prior Low và Current Low. |
Nguyên lý tính toán | Đo lường mức giá cao nhất của các phiên để thể hiện sức mạnh của xu hướng tăng. | Đo lường mức giá thấp nhất của các phiên để thể hiện sức mạnh của xu hướng giảm. |
Tín hiệu | +DI cung cấp tín hiệu và thông tin về sức mạnh của xu hướng tăng giá. Với giá trị càng cao, xu hướng tăng càng mạnh mẽ | -DI cung cấp tín hiệu và thông tin về sức mạnh của xu hướng giảm giá. Với giá trị càng cao, xu hướng giảm càng mạnh mẽ |
6. Sự khác biệt giữa chỉ báo định hướng dương và đường MA
Do cách thể hiện thông tin và cung cấp tín hiệu khá tương đồng, do đó rất nhiều nhà đầu tư thường nhầm lẫn chỉ báo định hướng dương (+DI) với đường trung bình động (MA). Tuy nhiên trên thực tế, hai chỉ báo +DI và MA là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:
- Đường trung bình động MA là chỉ báo giúp nhà đầu tư theo dõi sự vận động của giá, nó giúp nhà đầu tư xác định xem giá thị trường có đang di chuyển theo xu hướng nào hay không. Moving Average được tính toán dựa trên mức giá trung bình của sản phẩm giao dịch trong một khoảng thời gian cụ thể.
- Chỉ báo định hướng dương (+DI) là chỉ báo giúp nhà đầu tư xác định ngưỡng sức mạnh hiện tại của xu hướng tăng giá. Dựa trên hành động của đường +DI, nhà đầu tư có thể tìm kiếm điểm vào lệnh và xác định xu hướng thị trường. Chỉ báo định hướng dương được tính dựa trên Prior High và Current High.
Như vậy, ta có thể thấy cách tính toán và nguyên lý hoạt động của hai chỉ báo này là hoàn toàn khác biệt. Chính vì vậy, đường -DI và đường trung bình động MA đều sẽ cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin và tín hiệu khác nhau.
7. Hạn chế của việc sử dụng chỉ báo định hướng dương trong phân tích kỹ thuật
- Chỉ báo +DI không thể sử dụng riêng lẻ: Chỉ báo định hướng dương không được thiết kế để có thể sử dụng riêng lẻ. Thay vào đó, nhà đầu tư sẽ buộc phải kết hợp đường +DI với -DI với chỉ báo ADX để nhận được những tín hiệu tối ưu nhất.
- Chỉ báo +DI không hiệu quả trong giai đoạn biến động nhỏ: Nhà đầu tư thường dựa vào mối quan hệ giữa đường +DI và -DI để xác nhận các tín hiệu giao dịch. Tuy nhiên, trong thời điểm giá đi ngang với mức biến động nhỏ, việc xác định sức mạnh của các xu hướng sẽ khó khăn hơn. Do đó, tín hiện được trả về cũng sẽ kém chính xác.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất giúp bạn hiểu thêm về chỉ báo định hướng dương (+DI). Mặc dù chỉ là một phần trong bộ chỉ báo ADX, tuy nhiên +DI là một chỉ báo rất mạnh mẽ với khả năng cung cấp nhiều thông tin chính xác.
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư