Chỉ báo kĩ thuật Aroon – Chìa khóa để thành công
Năm 1995, Tushar Chande, Giám đốc quản lý vốn của Tuscarora và là tác giả của cuốn “The New Trader Technical” (1994) và “Beyond Technical Analysis” (2001), đã phát triển chỉ báo Aroon để xác định xu hướng và sức mạnh của xu hướng.
Giá trị lớn nhất của chỉ báo này là giúp các trader và nhà đầu tư phân biệt xem liệu xu hướng dài hạn có kết thúc hay chỉ dừng lại trước một biến động khác. Bài viết này sẽ cho bạn thấy làm thế nào để tính toán và áp dụng các chỉ báo Aroon vào giao dịch của riêng bạn.
Tính toán chỉ báo Aroon
Chỉ báo Aroon có thể được tính theo công thức sau:
Xu hướng tăng (Bullish): [(số giai đoạn) – (số giai đoạn từ đỉnh cao nhất)] / (số giai đoạn)] x 100
Xu hướng giảm (Bearish): [(số giai đoạn) – (số giai đoạn từ đáy thấp nhất)] / (số giai đoạn)] x 100
Nếu chúng ta nhìn vào các công thức này, rõ ràng là cả hai đều đang tìm kiếm các đỉnh và đáy gần nhất. Các giá trị Aroon cao hơn cho biết nhiều hơn về đỉnh và đáy gần đây, trong khi giá trị Aroon cho biết ít hơn về chúng. Hơn nữa, giá trị của Aroon dao động từ 100 đến 0 – một con số cao cho thấy xu hướng mạnh hơn và ngược lại.
Hai chỉ báo Aroon (Bullish và Bearish) cũng có thể tạo thành một dao động đơn bằng cách làm cho chỉ báo Bullish giảm từ 100 0 và chỉ báo Bearish giảm từ 0 đến -100 và tìm sự chênh lệch giữa hai giá trị. Dao động này sau đó sẽ biến động từ 100 đến -100, với số 0 cho thấy không có xu hướng nào cả.
- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY
Sử dụng chỉ báo Aroon
Chỉ báo Aroon được sử dụng bằng cách vẽ các đường Bullish và Bearish trên cùng một biểu đồ phụ, hoặc bằng cách vẽ các dao động trên một biểu đồ phụ duy nhất.
Các chỉ báo biến động xung quanh các mức chính, 30 và 70 – Biến động trên 70 cho thấy một xu hướng mạnh mẽ, trong khi các xu hướng dưới 30 cho thấy sức mạnh xu hướng khá yếu. Biến động giữa 30 và 70 cho thấy xu hướng không rõ ràng. Chẳng hạn, nếu chỉ báo bullish vẫn trên 70 trong khi chỉ số bearish vẫn dưới 30, xu hướng này sẽ tăng.
Điểm giao nhau giữa các chỉ số bearish và bullish – Điểm giao nhau sẽ xác nhận rằng liệu chỉ báo có nằm trong khoảng từ 30 đến 70. Ví dụ, nếu chỉ báo bullish cắt phía trên chỉ báo bearish, nó khẳng định xu hướng tăng.
Hãy xem xét ví dụ sau đây:
Ở đây chúng ta có một ví dụ về Titanium Metals (TIE), một loại cổ phiếu gần đây có xu hướng tăng mạnh do như cầu về titan tăng. Lưu ý rằng khi các chỉ báo Aroon nằm ở cuối phía đối diện của vùng 30-70, giá đã ở trong một một xu hướng mạnh. Cũng lưu ý rằng khi sự giao nhau xảy ra trong khoảng 30-70, nó thường báo hiệu sự xác nhận một xu hướng mới.
Dao động Aroon thì đơn giản hơn một chút, nhưng cung cấp ít thông tin hơn. Các mức chính để xem là 50, 0 và -50. Khi dao động biến động trên 50, nó cho thấy một xu hướng tăng mạnh. Khi dao động quanh mức 0, nó cho thấy sự thiếu vắng t xu hướng. Và cuối cùng, khi nó phá vỡ dưới mức -50, nó cho thấy một xu hướng giảm mạnh.
Chúng ta hãy cùng nhìn vào biểu đồ bằng cách sử dụng dao động:
Ở đây chúng ta có thể thấy những thông tin tương tự nhưng với ít chắc chắn hơn bởi vì không có sự giao nhau với một dao động.
Điều quan trọng khi nhìn vào các biểu đồ mà chỉ số Aroon đang tụt lại, và do đó, bạn phải nhận ra rằng chỉ báo này rất nhạy cảm với việc giá giảm hoặc tăng mạnh. Vì vậy, điều quan trọng là sử dụng phương pháp để thoát lệnh một cách khôn ngoan. Ví dụ, việc theo dõi lượng nến đảo ngược khối lượng lớn là một cách tốt để thoát lệnh đúng lúc trong trường hợp có sự đảo ngược giá mạnh. Điểm dừng lỗ đặt tại các mức hỗ trợ chính là một cách tốt để kiểm soát rủi ro.
Các nhà đầu tư có thể thích dao động bởi vì nó dễ đọc và có xu hướng ít mâu thuẫn. Trong khi đó, các nhà đầu tư tích cực có thể đánh giá cao thông tin bổ sung được đưa ra bởi hai chỉ báo trên. Điều này tùy thuộc vào bạn để xác định phương pháp nào hiệu quả nhất cho nhu cầu của bạn và áp dụng nó vào giao dịch. Cả hai đều đưa ra một cách tuyệt vời để xác định liệu có một xu hướng tồn tại hay không và xu hướng đó có mạnh mẽ như thế nào.