Chỉ báo MFI là gì? Cách sử dụng khi tìm kiếm giao dịch

Chỉ báo MFI là gì? Từ trước đến nay, hình thức giao dịch theo dòng tiền được nhiều chuyên gia đánh giá là sự lựa chọn thông minh dành cho những ai dấn thân vào thị trường Forex

Chỉ báo MFI là gì? Cách sử dụng khi tìm kiếm giao dịch

Chỉ báo MFI là gì? Từ trước đến nay, hình thức giao dịch theo dòng tiền được nhiều chuyên gia đánh giá là sự lựa chọn thông minh dành cho những ai dấn thân vào thị trường Forex. Thế nhưng, nếu tìm hiểu về SMC, phương pháp giao dịch Smart Money Concept thì vô cùng phức tạp và “khó nhai”.

Chính vì vậy, ngay trong bài viết này sẽ giới thiệu đến các quý đọc giả một bài viết về MFI – một loại chỉ báo hỗ trợ cho các trader có thể xác định được đúng vùng quá bán, quá mua đồng thời cung cấp thêm các tín hiệu phân kỳ để giao dịch hiệu quả hơn.

Khái niệm về chỉ báo MFI là gì?

MFI là chỉ số gì? MFI được biết với tên gọi đầy đủ hơn là Money Flow Index – một chỉ báo về dòng tiền, nó thuộc nhóm chỉ báo dao động. Loại chỉ báo này cung cấp cho các nhà đầu tư ba loại thông tin được đánh giá là quan trọng nhất về thị trường. Cụ thể những thông tin đó bao gồm những vùng quá mua, quá bán hoặc là tín hiệu về phân kỳ đảo chiều và các xu hướng hiện đang tiếp diễn. Một điều khác mà những nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng loại chỉ báo MFI này sẽ không quá hoàn hảo trong việc giúp xác định được đúng xu hướng.

MFI luôn dao động trong khoảng từ 0-100. Trong trường hợp MFI tăng, chúng ta sẽ thấy được lực mua tăng, còn ngược lại MFI giảm cho ta thấy rõ được áp lực bán là vô cùng cao, lúc này phe bán sẽ thống trị ưu thế trên thị trường.

Có thể bạn chưa biết rằng Gene Quong và Avrum Soudark thực chất chính là cha đẻ của loại chỉ báo MFI này. Dựa trên cơ sở là chỉ báo RSI nhưng đã bổ sung những yếu tố mang tính chất khối lượng giao dịch. Cả hai ông đều tin rằng, một khi thị trường đã muốn tạo nên được đáy/đỉnh thì khối lượng giao dịch của nó tại đó sẽ gia tăng. Vì thế, nếu chỉ đơn giản dựa vào mỗi sự biến động về giá trên thị trường thì không thể phản ánh đúng hoàn toàn toàn cảnh về thị trường hiện tại. Dựa vào chỉ báo MFI thì trader đã có thể nhìn nhận được những dấu chân “cá mập” hoặc các dấu hiệu bất thường từ các khối lượng.

Công thức tính toán của chỉ số MFI là gì?

Nếu so với chỉ báo RSI thì công thức tính toán của loại chỉ báo MFI sẽ sử dụng thêm khá nhiều nguồn thông tin. Trong đó sẽ bao gồm cả giá mở cửa, giá đóng cửa, giá thấp nhất, giá cao nhất và cuối cùng là khối lượng giao dịch. Sau đây là những bước tính chỉ số MFI cụ thể:

  • Bước 1: Tính giá trị tượng trưng (Typical Price)

TP = (Low + High + Close) / 3

  • Bước 2: Tính Dòng tiền (Money Flow)

MF = TP * Volume

Nếu như bạn thấy kết quả của TP hiện tại có giá trị lớn hơn TP trước đó, điều này có nghĩa rằng dòng tiền dương (MF+). Còn nếu ngược lại, giá trị TP hiện tại nhỏ hơn TP trước đó thì tương đương với kết quả là dòng tiền âm (MF-).

  • Bước 3: Tính tỷ lệ dòng tiền

MR = MF (+,14) / MF (-,14)

  • Bước 4: Tính giá trị MFI

MFI = 100 – [100 / (1+MR)]

Trong đó:

  • Low, High, Close chính là các mức giá thấp nhất, giá cao nhất và giá đóng cửa.
  • Volume được xem là khối lượng giao dịch mỗi phiên.
  • MF (+,14): tổng dòng tiền giá trị dương chu kỳ 14
  • MF (-,14) là tổng dòng tiền âm chu kỳ 14.

14 phiên giao dịch ở đây là một con số được cho là mặc định được tác giá khuyến khích nên sử dụng. Thế nhưng các trader vẫn có thể linh hoạt tùy chọn, biến đổi số lượng chu kỳ để mà phù hợp với chiến lược giao dịch cũng như khung thời gian mà bản thân mong muốn đề ra.

Ý nghĩa và chức năng của chỉ báo MFI là gì?

Chỉ báo MFI sẽ cung cấp đến các trader nhiều thông tin thiết yếu và quan trọng về tổng quan thị trường hiện tại với mục đích hỗ trợ các trader có thể tìm kiếm những giao dịch tiềm năng hơn. Và sau đây là những ý nghĩa chính của loại chỉ báo này:

Xác định vị trí của vùng quá bán, quá mua

Tất yếu là MFI luôn dao động trong khoảng biên độ từ 0 đến 100. Thế nhưng, việc tồn tại trường hợp MFI có giá trị bằng 0 hoặc bằng 100 là vô cùng hiếm. Chính lý do này nên ta sẽ thường thấy các trader ưu tiên lựa chọn mức 20 cùng 80 để đưa ra nhận định về mức quá bán và quá mua.

Nếu trong trường hợp MFI >80: điều này có nghĩa rằng thị trường đang thuộc giai đoạn quá mua. Và quá mua chỉ xuất hiện trong xu hướng tăng, đây là tín hiệu báo hiệu tương lai thị trường sẽ sắp sửa điều chỉnh giảm hoặc có thể đảo chiều sang giảm.

Và ngược lại, nếu MFI<20: thị trường hiện tại đang trong giai đoạn quá bán. Giai đoạn quá bán xảy ra trong trường hợp xu hướng giảm, điều này báo hiệu một thị trường chuẩn bị điều chỉnh tăng hoặc là đảo chiều sang tăng.

Cuối cùng, một khi thị trường rơi vào quá mua hoặc quá bán thì những nhà đầu tư lúc này cần biết cách phối hợp với những công cụ phân tích kỹ thuật khác. Với mục đích để có thể dự đoán được những xu hướng giá tiếp theo như thế nào, từ đó tìm kiếm những cơ hội giao dịch thích hợp.

Cung cấp thông tin về tín hiệu đảo chiều

Bên cạnh chức năng xác định đúng được những vùng quá bán, quá mua một cách hiệu quả thì loại chỉ báo MFI này có thể đưa ra những tín hiệu về sự đảo chiều xu hướng dựa trên cơ sở phân kỳ giữa giá và MFI. Cụ thể hơn thì dựa vào những tín hiệu này, các nhà đầu tư có khả năng nhanh chóng tìm kiếm được những lệnh Buy/Sell đảo chiều phù hợp nhất, để đi trước đón đầu xu hướng:

  • Thứ nhất, với trường hợp xu hướng là tăng, tín hiệu phân kỳ giảm giữa giá và MFI giảm. Giá lúc này sẽ tạo nên các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, thế nhưng MFI lại ngược lại hình thành đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Tín hiệu này được nhận định rằng phe mua đã dần trở nên suy yếu và hiện tại thị trường sắp chuẩn bị cho cuộc đảo chiều từ tăng sang giảm.
  • Thứ hai, khi xu hướng thị trường là giảm, tín hiệu phân kỳ giữa giá và chỉ báo MFI là tăng. Giá sẽ tạo nên các đáy sau thấp hơn đáy trước, trái ngược với MFI tạo nên những đáy sau cao hơn. Đây là tín hiệu rõ rệt biểu hiện cho việc lực bán đã bắt đầu suy yếu, thị trường đang chuẩn bị cho sự đảo chiều từ giảm sang tăng.

Nếu các giao dịch đảo chiều hiện tại thường tồn đọng nhiều rủi ro, thì lời khuyên dành cho các trader thì nên kết hợp chỉ báo MFI với những loại công cụ khác để hỗ trợ đưa ra nhận định đúng đắn hơn.

Hướng dẫn cách sử dụng chỉ số MFI

Cách xây dựng một chỉ báo MFI thì có phần cũng khá giống với loại chỉ báo sức mạnh tương đối RSI nhưng nó lại được bổ sung thêm vào đó yếu tố khối lượng giao dịch. Chính vì thế, việc sử dụng chỉ báo MFI thông thường sẽ khá linh hoạt hơn. Và dưới đây là một số cách sử dụng đường MFI mà bạn cần tham khảo từ đơn giản đến nâng cao.

Dùng MFI hỗ trợ việc xác định xu hướng

Nếu với mục đích chỉ dùng để xác định được xu hướng của thị trường thì các trader cần thêm vào đó hình ảnh biểu đồ một đường 50 thông qua việc cài đặt chỉ báo MFI trên MT4. Tiếp đến thì chọn mục Levels, nhấn chọn Add và tiếp tục thêm đường 50. Tiếp nối sau đó, trader sẽ xác định được xu hướng diễn biến như sau:

  • Khi MFI nằm phía bên trên đường 50, thị trường lúc này đang ở trong xu hướng tăng.
  • Khi MFI nằm phía bên dưới đường 50, điều này có nghĩa rằng thị trường đang trong xu hướng giảm.

Giao dịch với những tín hiệu quá mua, quá bán

Một tín hiệu giao dịch được cho rằng đảo chiều từ quá mua, quá bán của chỉ báo MFI được nhận xét rằng nó không đủ mạnh. Lời khuyên dành cho các nhà đầu tư lúc này là nên thực hiện giao dịch một cách thuận xu hướng nhiều hơn. Nếu Buy trong xu hướng tăng và cả Sell trong xu hướng giảm. Về hành xử thì sẽ được cụ thể như sau:

💡
- Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn - trung - dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Sell khi MFI quá mua

Thông thường các trader sẽ cố gắng tìm kiếm lệnh bán nếu như xu hướng chính hiện tại trên thị trường là Downtrend. Nếu giá hiện tại đang nằm trong giai đoạn tăng điều chỉnh thì đồng thời sắp sửa quay lại xu hướng chính thì cần thực hiện lệnh giao dịch.

Tín hiệu giao dịch:

Khi bạn quan sát và nhận xét chỉ báo MFI đang nằm trên đường 80 thì có nghĩa rằng thị trường hiện tại đang trong vùng quá mua. Dự báo rằng giá sẽ chuẩn bị giảm theo xu hướng chính. Ngoài ra, các nhà giao dịch cũng cần phải lưu ý một điều là nếu chỉ dựa vào mỗi tín hiệu duy nhất này mà đã giao dịch thì bạn cần thiết đánh giá được độ mạnh yếu của loại xu hướng hiện tại đó.

Các tín hiệu quá mua cũng thường bị nhiễu ngay tại khung thời thấp, vì thế khi phân tích mọi người cũng nên lựa chọn những khung thời gian lớn hơn để xác định tín hiệu chuẩn xác hơn.

Thực hiện giao dịch:

  • Điểm vào lệnh: này nên dựa theo nến tín hiệu có màu đỏ ngay tại vùng tăng điều chỉnh trùng với vùng kháng cự quan trọng.
  • Điểm cắt lỗ: Điểm trên vùng kháng cự quan trọng.
  • Điểm chốt lời theo tỷ lệ R:R của các trader hoặc cũng dựa trên những mốc quan trọng của công cụ Fibonacci Extension.

Buy khi MFI quá bán

Các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm lệnh Buy khi mà xu hướng chính hiện tại trên thị trường là Uptrend. Kết hợp cùng lệnh giao dịch cũng sẽ được thực hiện mỗi khi giá đang thuộc giai đoạn điều chỉnh cũng như chuẩn bị sắp sửa quay đầu tăng trở lại theo dòng xu hướng chính.

Khi mà đường MFI nằm ngay dưới đường 20, thị trường hiện tại đang trong giai đoạn quá bán, dự báo rằng giai đoạn điều chỉnh cũng sẽ sắp kết thúc và giá sẽ được tăng trở lại ngay. Những lúc như này, các trader sẽ được vào lệnh Buy thuận xu hướng như sau:

  • Điểm vào lệnh: theo nến tín hiệu có màu xanh thì tại vùng giảm điều chỉnh sẽ trùng với vùng hỗ trợ quan trọng.
  • Điểm cắt lỗ: ngay dưới vùng hỗ trợ quan trọng.
  • Điểm chốt lời sẽ dựa theo tỷ lệ R:R của các nhà đầu tự hoặc có thể dựa vào những mốc quan trọng nhất của công cụ Fibonacci Extension mà xác định.

Thực hiện giao dịch đảo chiều thông qua tín hiệu phân kỳ của MFI

Ngoài việc tham khảo sử dụng vùng quá bán, quá mua của loại chỉ báo MFI để có thể giao dịch thuận với xu hướng. Hoặc cũng có thể là dựa vào loại tín hiệu phân kỳ của MFI và cả đường giá mà tìm kiếm được những giao dịch đảo chiều. Về cách thức thực hiện giao dịch sẽ như sau:

Lệnh Buy đảo chiều

Đối với một xu hướng giảm, trong trường hợp tín hiệu phân kỳ giữa giá và MFI xuất hiện. Điều này biểu hiện rõ cho việc xu hướng đã giảm và suy yếu để tạo cơ sở cho sự đảo chiều sang tăng. Đây là thời điểm để các trader có thể vào lệnh Buy để đón đầu xu hướng tăng mới như sau:

  • Điểm vài lênh sẽ theo cây nến xanh xác nhận được vùng tăng giá ngay tại vùng tranh chấp giá quan trọng.
  • Cắt lỗ: chốt lời tương tự với những chiến lược giao dịch đã nói như trên.

Lệnh Sell đảo chiều

Trong một xu hướng được nhận xét là tăng, xuất hiện tín hiệu phân kỳ tăng giữa MFI và cả giá, cho thấy phe mua hiện đã rất suy yếu, giá sẽ có khả năng đảo chiều sang giảm. Lúc này thì các trader vẫn có thể vào lệnh Sell cụ thể như sau:

  • Điểm vào lệnh theo nến đỏ xác nhận được sự giảm giá ngay tại vùng tranh chấp giá quan trọng.
  • Cắt lỗ, chốt lời tương tự với các chiến lược giao dịch trên.

Failure Swings

Failure Swings cũng chính là một chiến lược giúp hỗ trợ tìm kiếm các giao dịch đảo chiều khi sử dụng chỉ báo MFI. Và dưới đây chính là những bước cơ bản để tìm những lệnh mua (Bullish) hoặc các lệnh bán (Bearish).

Bullish MFI Failure Swing hiện bao gồm 4 giai đoạn:

  • Đầu tiên, MFI sẽ giảm xuống mức dưới 20 và bước vào vùng quá bán.
  • Tiếp theo, MFI lại tăng ngược trở lại trên 20.
  • MFI giảm trở lại những mức vẫn trên 20 (vẫn trên mức quá bán)
  • Cuối cùng, MFI lượt lên trên cả mức cao trước đó >> cho thấy được những tín hiệu Bullish MFI Failure. Một cơ hội vào lệnh Buy vô cùng lý tưởng cho các trader.

Tương tự với đó thì Bearish MFI Failure Swing cũng sẽ bao gồm 4 giai đoạn sau:

  • MFI tăng lên trên 80 và bước vào vùng quá mua.
  • Sau đó, MFI lại giảm trở lại dưới mức 80.
  • MFI tăng nhẹ nhưng vẫn có thể dưới 80, tròng vùng quá mua.
  • MFI giảm xuống mức thấp nhất, thấp hơn trước đó. Đây được xem là cơ hội vào Sell lý tưởng cho trader.

Kết hợp MFI cùng với những chỉ báo khác

Bên cạnh việc sử dụng một cách độc lập các chỉ báo MFI đồng hành cùng với hành động giá thì các trader cũng sẽ hoàn toàn có thể sử dụng thêm những công cụ phân tích và cả những chỉ báo khác như: EMA, chỉ báo Ichimoku, mô hình giá,… Và trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách để kết hợp cơ bản giữa EMA và MFI.

  • Tìm kiếm lệnh Buy: Một cụm EMA giao cắt và hướng lên, đồng thời lúc này chỉ báo MFI đang có dấu hiệu bước vào vùng quá bán (<20).
  • Tìm kiếm lệnh Buy: Cụm EMA giao cắt và hướng lên, đồng thời chỉ báo MFI hiện tại đang có dấu hiệu bước vào vùng quá mua (>80).

Sự khác nhau giữa RSI và MFI là gì?

Mỗi khi nhắc về các chỉ báo sẽ, khi mà các điều kiện của thị trường quá mua, quá bán thì hầu hết các trader sẽ nghĩ ngay tới loại chỉ báo RSI. Liệu giữa chỉ báo RSI và chỉ báo MFI có những đặc điểm gì giống và khác nhau? Liệu chỉ báo nào sẽ hoạt động hiệu quả hơn?

Ngay cả chỉ báo RSI và MFI đều được đo lường từ những dữ liệu chỉ trong vòng 14 chu kỳ trong cùng một cài đăt mặc định. Dưới đây là bảng so sánh RSI và MFI:

Chỉ báo RSIChỉ báo MFI
Mục đích giúp theo dõi động lượng thị trường thông qua tốc độ và cả sự thay đổi của những chuyển động giáKết hợp việc xem xét khối lượng giao dịch với sự biến động giá.
Chỉ báo RSI diễn giải một cách đơn giản và dễ dàng nhất sự kết hợp với chỉ báo khácChỉ báo MFI sử dụng một mức giá điển hình. Tiếp đến là so sánh mức giá điển hình đó với những đánh giá khác về dòng tiền hiện tại ra và vào.

Chỉ số MFI trong chứng khoán

Ngoài việc MFI được ứng dụng trong lĩnh vực giao dịch Forex thì nó còn được sử dụng với mục đích phân tích dòng tiền trong chứng khoán.

Nói một cách dễ hiểu hơn thì những chỉ số MFI trong chứng khoán sẽ sử dụng những dữ liệu về sự biến động giá và cả khối lượng giao dịch. Để từ đó các nhà giao dịch và các trader nhanh chóng nhìn nhận được rõ, chuẩn xác điều kiện thị trường quá bán và quá mua.

Bên cạnh đó thì tín hiệu phân kỳ giữa giá và chỉ số MFI trên thị trường chứng khoán cũng là một điều cần nhất định phải chú ý nhiều hơn.

Cuối cùng thì việc phân tích dòng tiền trong chứng khoán bằng chỉ báo Money Flow Index sẽ thể hiện được rằng liệu cổ phiếu hay tài sản chứng khoán của một công ty bất kỳ còn được những nhà đầu tư yêu thích hay không và thật sự có giúp các nhà tư đưa ra các quyết định phù hợp nhất.

Hạn chế của chỉ báo MFI

Mặc dù chỉ báo cung cấp nhiều thông tin về xu hướng giá, nhưng nếu chỉ sử dụng chỉ báo MFI không kết hợp với các yếu tố khác có thể dẫn đến các tín hiệu không chính xác. Không phải lúc nào tín hiệu phân kỳ của MFI cũng dẫn đến sự thay đổi trong xu hướng giá, có những trường hợp giá không phản ứng như dự kiến, gây ra rủi ro lớn cho nhà đầu tư.

Hơn nữa, chỉ báo MFI không thể cung cấp thông tin về các sự kiện quan trọng sắp diễn ra có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư cần phải kết hợp nó với việc theo dõi các yếu tố khác như tin tức và sự kiện thị trường để đánh giá một cách toàn diện hơn về tình hình thị trường.

Tổng hợp thêm những chỉ số dòng tiền khác

Trên thực tế, việc phân tích dòng tiền mặc dù có thể mang đến rất nhiều lợi ích khá nhau, thế nhưng có vẻ hiện tại các nhà đầu tự không quá hứng thú về vấn đề này. Hơn nữa thế, họ còn bỏ qua việc phân tích dòng tiền hiện tại cũng như các chỉ số dòng tiền nếu không nằm trong danh mục những chỉ số có thể đánh giá doanh nghiệp.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp nên top 3 những chỉ số về dòng tiền có thể hỗ trợ các trader ngoài chỉ số MFI.

Chỉ sốCông thứcÝ nghĩa
Chỉ số CFODòng tiền thuần thu được từ hoạt động kinh doanh hoặc doanh thuChỉ số này cho biết được tỷ lệ của dòng tiền thực chất được tạo nên bởi doanh thu của hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Cụ thể, là liệu một đồng đến từ doanh thu thực tế sẽ thu được bao nhiêu đồng.
Chỉ số FCFChỉ số CFO – Chi phí TSCĐ (tài sản cố định)Chỉ số này mục đích đánh giá được hiệu quả chuyển đổi ra dòng tiền từ những tài sản cố định của doanh nghiệp.
Tỷ lệ khả năng thanh toán nợChỉ số FCF/Tổng nợ hiện tạiTỷ lệ khả năng thanh toán nợ thể hiện được khả năng quản lý nợ cũng như bao gồm cả khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp

Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin về chỉ báo MFI (Money Flow Index) mà tôi muốn giới thiệu đến bạn. Đúc kết lại, ta có thể hiểu rằng MFI là một đạo hàm của RSI nhưng sẽ được bổ sung thêm các thông tin khác về khối lượng giao dịch để được hoàn chỉnh hơn. Mặc dù loại chỉ báo này được đánh giá khá cao nhưng không nên vì đó mà các trader có tâm thế chủ quan, hoàn toàn cậy vào mỗi MFI để tìm kiếm và thực hiện giao dịch, các bạn nên biết đến và nắm rõ cách phối hợp nó với những chỉ báo kỹ thuật khác. Chúc bạn một ngày mới tốt lành!

💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây

Loading...

Đọc thêm