Chỉ số ROIC là gì? Công thức và ý nghĩa của ROIC khi đầu tư

Chỉ số ROIC là gì? Trong đầu tư chứng khoán thì chỉ số này được đánh giá là một trong những chỉ số quan trọng được nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet tin tưởng và sử dụng cho việc phân tích và đưa ra lựa chọn mã cổ phiếu tiềm năng.

Chỉ số ROIC là gì? Công thức và ý nghĩa của ROIC khi đầu tư

Chỉ số ROIC là gì? Trong đầu tư chứng khoán thì chỉ số này được đánh giá là một trong những chỉ số quan trọng được nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet tin tưởng và sử dụng cho việc phân tích và đưa ra lựa chọn mã cổ phiếu tiềm năng. Không những thế chỉ số này còn cho biết được tình hình hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp liệu có hiệu quả hay không. Để hiểu hơn về ROIC cũng như biết được cách tính thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Chỉ số ROIC là gì?

Khái niệm về chỉ số ROIC

ROIC là gì? Return on Invested Capital là tên đầy đủ của chỉ số ROIC. Đây là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư. Thông qua việc ROIC cho biết được phần trăm lợi nhuận được tạo ra trên mỗi đồng vốn đầu tư của cổ đông mà có thể phản ánh được chất lượng tài chính của một doanh nghiệp. Vốn đầu tư chính là dòng tiền mà doanh nghiệp đó huy động được bằng việc phát hành nên chứng khoán (hay còn được gọi là vốn chủ sở hữu) hoặc có thể đi vay mượn (được gọi với từ là nợ), những điều này sẽ được thể hiện chi tiết trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Giả dụ như: Nếu như ROIC của doanh nghiệp ở mức 10% thì có thể hình dung ra bài toán đơn giản là với mỗi 100 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp thì sẽ tạo nên được 10 đồng lợi nhuận.

Bản chất thực của ROIC sẽ được trình bày theo dạng tỷ lệ phần trăm cho nên có thể nói đây là phương pháp dùng để so sánh với những công ty, doanh nghiệp có vị trí ngang hàng. Bên cạnh đó thì trong đa số trường hợp, ROIC còn được sử dụng một cách thường xuyên cho việc theo dõi cũng như đánh giá mức độ hiệu quả trong việc phân bổ các tài sản của một doanh nghiệp.

ROIC có công thức tính như thế nào?

Để tính được chỉ số này thì người dùng chỉ cần áp dụng công thức như sau:

Return on Invested Capital (ROIC) = Net Operating Profit After Tax (NOPAT) / Invested Capital (IC)

Trong đó có:

Return on Invested Capital (ROIC) được biết đến là tỷ suất sinh lời dựa trên vốn đầu tư của doanh nghiệp.

Net Operating Profit After Tax (NOPAT) chính là mức lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế.

Invested Capital (IC) là tên gọi của vốn chủ đầu tư (với chi tiết các khoản là Tổng nợ + Vốn chủ sở hữu + Các nguồn tài trợ dài hạn khác).

Với cách tính ROIC như trên thì nhà đầu tư sẽ dễ dàng đưa ra được những đánh giá về mức độ tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp.

Mức ROIC bao nhiêu là tốt nhất?

Với vấn đề này thì còn tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nghề hoạt động kinh doanh khác nhau sẽ cho ra một chuẩn mực chỉ số ROIC khác nhau. Chính vì thế nên để có thể đưa ra được đánh giá chỉ số ROIC bao nhiêu là tốt nhất thì sẽ khá khó. Nhưng người dùng vẫn có thể đánh giá được tương đối chỉ số ROIC dựa vào việc so sánh với WACC, đây là tên viết tắt chi phí sử dụng vốn bình quân, chi tiết như sau:

Nếu như chỉ số ROIC > WACC: Thể hiện được chi phí sử dụng cho dự án sẽ thấp hơn so với lợi nhuận công ty tạo ra. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì doanh nghiệp đó đang tạo ra được nhiều giá trị cho cổ đông.

Nếu như chỉ số ROIC < WACC: Điều này thể hiện được chi phí sử dụng cho các dự án hiện đang cao hơn so với lợi nhuận mà công ty tạo ra. Hiểu đơn giản hơn thì doanh nghiệp đang mang lại ít giá trị hơn cho các cổ đông của mình.

Thực tế chứng minh được là ngoài việc so sánh với WACC thì người dùng có thể đưa ra đánh giá nhanh một doanh nghiệp thông qua chỉ số ROIC, thông thường thì sẽ dùng mức ROIC >= 10% làm mức tiêu chuẩn. Nếu như thấy chỉ số ROIC của một cổ phiếu giữ ở mức 10% thì cổ phiếu đó xứng đáng để cân nhắc đầu tư.

Khám phá ý nghĩa và sức ảnh hưởng của ROIC trong đầu tư chứng khoán

Sau khi đã tìm hiểu được định nghĩa về chỉ số ROIC là gì thì chắc người dùng cũng nắm được cơ bản sự quan trọng của chỉ số này phục vụ cho việc đánh giá đầu tư. Khi tiến hành phân tích đầu tư chứng khoán thì chỉ số này đóng vai trò cần thiết và được ví như một thước đo tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp đó, cụ thể sẽ có 3 ý nghĩa như sau:

ROIC chính là thước đo giá trị dài hạn của một doanh nghiệp

EBIT – Nếu như mức tạo lợi nhuận sau thuế này tính trên mỗi đồng vốn đầu tư càng lớn thì điều này có thể chứng minh được hiện doanh nghiệp đó đang hoạt động khá tốt và hiệu quả hơn từng ngày, hiểu đơn giản hơn thì giá trị của cổ đông sẽ càng được tăng cao. Chẳng hạn như một trường hợp của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam có mã niêm yết trên sàn chứng khoán là VNM, công ty này có chỉ số ROIC lên đến 26,68% cũng như tỷ lệ này đều được duy trì ổn định trong suốt nhiều năm qua, với những dữ liệu như thế này thì có thể thấy được là cứ mỗi 100 đồng cổ đông góp vốn thì sẽ có đến gần 27 đồng lợi nhuận được tạo ra.

Chỉ số giải thích được mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp

Nếu như một doanh nghiệp muốn tăng trưởng cao thì trước hết cần tạo ra lợi nhuận cao hơn so với khoản chi phí bình quân. Hay có thể hiểu một cách đơn giản hơn thì chỉ số ROIC phải vừa đủ lớn hơn WACC thì doanh nghiệp đó mới có thể tăng trưởng tốt được.

Cũng như ví dụ trường hợp trên của VNM thì giả dụ mức lãi suất đi vay của VNM phải trả hằng năm là 10%. Trong khi đó thì phần lợi nhuận của công ty tạo ra trên vốn là 26,68% và lớn hơn 10% khoản chi phí đi vay mượn thì từ đó có thể suy luận ra doanh nghiệp đó vẫn có khả năng thanh toán các khoản nợ đã đến hạn và cũng có thể thực hiện việc tái đầu tư.

Chất lượng quản trị doanh nghiệp của đội ngũ lãnh đạo được phản ánh từ chỉ số ROIC

Từ những thông tin trên có thể nói chỉ số Return on Invested Capital là một trong số những chỉ số đánh giá hiệu quả phẩm chất, mức độ năng lực cũng như chất lượng lãnh đạo của đội ngũ quản lý doanh nghiệp. Nếu như một doanh nghiệp có được một đội ngũ lãnh đạo tốt, có đủ năng lực và tầm nhìn rộng thì sẽ dẫn dắt và hướng doanh nghiệp đó đi theo con đường chuẩn xác, tạo ra được nhiều lợi nhuận đồng thời gia tăng tài sản cho cổ đông tham gia.

Không những thế thì chỉ số này còn có thể lý giải được doanh nghiệp đó có được “cao hào kinh tế” nào hay không và nếu có thì chúng mang lại được lợi thế cạnh tranh vượt trội như thế nào khi thị trường đang có quá nhiều đối thủ lớn. Lựa chọn giữa thương hiệu, sản phẩm hay chiến lược,… là những gì cần được suy nghĩ và cân nhắc. Đối với những doanh nghiệp mà có được thị phần ổn định trên thị trường cũng như lợi thế cạnh tranh tốt thì tất nhiên chỉ số ROIC luôn cao hơn rất nhiều, và chính điều đó mới là khoản đầu tư đáng để tham gia nhất.

💡
- Hỗ trợ gỡ lệnh, chiến lược giao dịch tỷ lệ win cao
- View xu hướng VÀNG và tiền tệ hằng ngày, điểm mua bán cụ thể
- Zoom thực chiến phiên Mỹ, phân tích kỹ thuật + cơ bản từ thứ2 - thứ6
- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY
- Tham gia group chat trên TELEGRAM : TẠI ĐÂY

Tìm hiểu ưu và nhược điểm của chỉ số ROIC

Những điểm nổi bật của chỉ số ROIC

Đối với nhiều nhà đầu tư thì chỉ số ROIC khá dễ hiểu và dễ tiếp cận: Tỷ suất sinh lời dựa trên nguồn vốn là một loại công cụ có thể đưa ra được đánh giá cũng như đo lường được lợi nhuận của công ty so với vốn bình quân thông thường. Và những nhà đầu tư luôn quan tâm đến vấn đề này vì bản thân họ vẫn luôn muốn biết được công ty đó có thể tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận dựa trên khoản đầu tư của họ. Nếu như một doanh nghiệp có được tỷ lệ sinh lời tốt thì sẽ thu hút khá nhiều nhà đầu tư đến tham gia.

Như KPI dành cho các lãnh đạo: Mỗi vị cổ đông có thể sử dụng tỷ lệ sinh lời này để đưa ra được những đánh giá hiệu quả trong hoạt động kinh doanh quản lý, từ đó ngăn chặn và giải quyết được những vấn đề xung đột của hai bên.

Những điểm còn hạn chế của chỉ số ROIC

Chỉ số này còn chưa phân định được mức độ hiệu quả của sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu: Trên bảng cân đối kế toán thì tỷ lệ này sử dụng chung vốn đầu tư với doanh nghiệp chính vì thế nên khi chỉ số ROIC cao nhưng giá trị mang lại trên phần vốn chủ sở hữu do các cổ đông góp thì sẽ không được như những gì họ mong muốn.

Bỏ lỡ giá trị thời gian của tiền: Tỷ lệ này còn có thêm một nhược điểm đó là phụ thuộc vào thu nhập ròng mà hoàn toàn bỏ qua giá trị thời gian của tiền.

Đối tượng sử dụng dễ dàng bị thao túng: Khoản thu nhập ròng sẽ phải phụ thuộc vào những ước tính, chính sách kế toán cũng như chịu nhiều yếu tố đến từ ban quản lý. Không những thế thì ban quản lý, lãnh đạo cũng có thể thao túng để từ đó cải thiện được tỷ lệ thông qua việc giảm số vốn chủ sở hữu từ việc mua lại cổ phần.

Trong phân tích chỉ số ROIC cần nên lưu ý điều gì?

Như những chia sẻ trên đây thì có thể nhận thấy được chỉ số ROIC rất dễ bị thao túng từ những người nằm trong ban lãnh đạo, cách thực hiện đó là hạch toán để  tăng lợi nhuận hay là mua cổ phần để làm giảm đi vốn đầu tư. Và những điều này rất dễ khiến cho những người dùng, nhà đầu tư mua phải các doanh nghiệp yếu kém mà không hề biết hay thấy được. Để hiểu được chi tiết hơn thì hãy cùng với sanforex tổng hợp một số những lưu ý dưới đây nhé:

Nên quan tâm đến các hoạt động bất thường

Nếu như một doanh nghiệp có các hoạt động như bán cổ phiếu thấp hơn so với mệnh giá, mua lại cổ phần, thoái vốn, hạch toán tăng những khoản phải thu mà không có được doanh thu, tiến hành thanh lý tài sản,…tất cả đều là những dấu hiệu cho thấy được sự bất thường khi sử dụng chỉ số ROIC để phân tích, từ đó có sự xem xét, cân nhắc. Thay vì doanh nghiệp xây dựng nên lợi nhuận bền vững nhiều năm thì các doanh nghiệp có thể sử dụng thủ thuật kế toán hay những hành động trong các hoạt động bất thường và những điều đó chỉ làm “tăng ảo” chỉ số ROIC nhưng thực tế thì lại không tạo được lợi ích cho các cổ đông trong công ty.

Trong ROIC cần nên phân tích rõ cơ cấu vốn đầu tư

Một thành phần cần được quan tâm chú ý nhiều của ROIC đó là những khoản nợ. Các khoản nợ dù ngắn hạn hay dài hạn đều có thể dẫn đến những rủi ro liên quan đến tính thanh khoản có trong doanh nghiệp nếu như ban quản lý không thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Một số những người dùng, nhà đầu tư chỉ cần quan sát cũng như cân nhắc đến một số chỉ số liên quan đến tỷ lệ nợ/tổng tài sản, tỷ lệ bao phủ lãi vay, tỷ lệ thanh toán nhanh,…

Thực tế thì một số doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ như PNJ, MWG thường sẽ có vốn vay ngắn hạn vô cùng cao cho nên áp lực thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tương đối lớn và điều này thì lại hoàn toàn không giống với những doanh nghiệp hoạt động liên quan đến bất động sản khi họ có khá nhiều các khoản vay dài hạn. Chính vì thế nên khi tiến hành phân tích cơ cấu chỉ số ROIC thì cũng cần nên cân nhắc và xem xét đến lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp này.

Có sự kết hợp ROIC với các chỉ số khác

Nên có sự kết hợp sử dụng ROIC cùng với một số chỉ số khác như ROA, ROE, P/E, P/B, EPS hay EBIT,…từ đó có góc nhìn tổng quan hơn về một doanh nghiệp. Giữa ROIC và ROE thì chỉ số ROIC có mức độ đáng tin cậy hơn vì trong đó đã có các khoản nợ trong đó. Với với chỉ số ROIC thì ROE thường chỉ phản ánh đến vốn chủ sở hữu nhiều hơn. Nếu như một tổ chức doanh nghiệp sử dụng nợ quá nhiều, vốn chủ sở hữu thì lại thấp từ đó ROE cao và cứ như thế thì sẽ gặp khá nhiều các rủi ro trong trường hợp là doanh nghiệp không thanh toán tốt các khoản nợ.

Song song với đó thì việc so sánh ROIC và WACC là một trong những cách được đánh giá là mang lại hiệu quả nhất để đưa ra các nhận xét, đánh giá doanh nghiệp đó có đang hoạt động hiệu quả và có mang lại được lợi ích cho cổ đông hay không.

Giữa ROCE, ROI, ROE với ROIC có sự khác biệt như thế nào?

Tuy lợi tức đầu tư (ROI), lợi tức trên vốn sử dụng lao động (ROCE) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đều là những tỷ số tài chính có nét tương đồng so với lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) nhưng giữa các tỷ số đó và ROIC vẫn có sự khác biệt, cụ thể như sau:

ROIC và tỷ số ROCE

Giữa ROIC và lợi tức trên vốn sử dụng lao động (ROCE) có sự khác biệt chủ yếu đó là loại vốn được sử dụng để làm mẫu số trong tính toán. Trong khi ROCE lấy lợi nhuận hoạt động ròng chia cho số vốn sử dụng thì ROIC lại lấy lợi nhuận hoạt động ròng chia cho số vốn đầu tư.

Sở dĩ thì vốn đầu tư chính là một tập hợp con của vốn sử dụng, nguyên do là vì vốn đầu tư toàn diện hơn nhiều. Một điểm khác giữa hai chỉ số này đó là ROCE thường chỉ sử dụng những giá trị sổ sách sau thuế còn ROIC thì lại sử dụng số tiền trước thuế.

Chỉ số ROIC và ROI

ROI là lợi tức đầu tư và thường chỉ tập trung vào một hoạt động duy nhất của công ty còn riêng đối với ROIC thì lại xem xét toàn bộ các hoạt động của một công ty đã thực hiện để từ đó tạo ra được các khoản lợi nhuận. Với tỷ số ROI thì dễ dàng nhận thấy bằng cách chia lợi nhuận từ hoạt động đơn lẻ đó cho khoản chi phí dành cho việc đầu tư.

Ngoài ra thì còn thêm một sự khác biệt nữa đó là chỉ số ROIC thông thường sẽ chỉ được tính trong khoảng thời gian là 12 tháng còn đối với ROI thì sẽ không có thời gian chuẩn để tiến hành tính toán.

Chỉ số ROIC và ROE

Thông thường thì ROIC chỉ tập trung vào lợi nhuận được tạo ra bởi vốn chủ sở hữu và các khoản nợ còn đối với ROE thì lại không giống như thế khi tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đưa ra những số liệu để biết được công ty đó thu được bao nhiêu lợi nhuận so với giá trị của tài sản sau khi đã trừ đi những khoản nợ trước đó.

Bài viết trên đây đã mang đến những thông tin cơ bản về chỉ số ROIC là gì cũng như cách để tính được chỉ số không những thế còn hiểu đơn ý nghĩa, những ưu điểm và nhược điểm của ROIC trong đầu tư chứng khoán. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây thì người dùng, nhà đầu tư tương lai có được góc nhìn tổng quan về chỉ số này, từ đó có thể áp dụng ROIC vào trong quá trình phân tích và đưa ra được lựa chọn đầu tư chuẩn xác.

💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây

Loading...