CPI là gì? Công thức tính toán chỉ số CPI như thế nào?

Thuật ngữ CPI là gì thường xuyên xuất hiện trên các bản tin và báo chí về kinh tế, thế nhưng vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ bản chất của chỉ báo này.

CPI là gì? Công thức tính toán chỉ số CPI như thế nào?

Thuật ngữ CPI là gì thường xuyên xuất hiện trên các bản tin và báo chí về kinh tế, thế nhưng vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ bản chất của chỉ báo này. Được biết, đây là một trong những chỉ số quan trọng với những tác động mạnh mẽ đến thị trường. Vậy CPI là gì? Cách đọc chỉ số này ra sao? Công thức xác định chỉ số CPI như thế nào? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp qua những thông tin được tổng hợp sau đây.

CPI là gì?

Tên gọi đầy đủ của thuật ngữ CPI là Consumer Price Index, tức là chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số CPI chủ yếu được sử dụng để đo lường mức giá trung của một rổ hàng hóa và dịch vụ điển hình mà người tiêu dùng mua.

Nói cách khác, CPI là chỉ số phản ánh những thay đổi mang tính tương đối về giá của hàng hóa theo thời gian dưới dạng phần trăm. Đây cũng là chỉ số được sử dụng phổ biến để đo lường mức giá và sự thay đổi của nó, chính là lạm phát.

Chẳng hạn như rổ hàng hóa đang xét gồm có gạo, thịt, cá, hàng may mặc, xăng dầu, vật liệu xây dựng, điện, nước… thì CPI sẽ phản ánh mức giá trung bình của các mặt hàng này. Trong đó, chủ thể là người tiêu dùng chi trả cho các hàng hóa này trong một khoảng thời gian xác định.

Với phạm vi vĩ mô thì chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ đo lường chi phí của các lĩnh vực sau:

  • Thực phẩm và đồ uống
  • Nhà ở
  • Quần áo
  • Phương tiện vận chuyển
  • Giáo dục và truyền thông
  • Giải trí
  • Dịch vụ y tế
  • Hàng hóa và dịch vụ khác

Cách xác định chỉ số CPI như thế nào?

Cách xác định chỉ số giá tiêu dùng sẽ trải qua 4 bước khác nhau. Cụ thể là cố định giỏ hàng hóa, sau đó xác định giá cả rồi tìm ra chi phí để mua giỏ hàng đó, cuối cùng sẽ là tính CPI. Tuy nhiên, CPI còn được dùng để tìm ra chỉ số lạm phát nên bài viết cũng sẽ cung cấp công thức xác định chỉ tiêu này.

Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa

Để có thể xác định được chỉ số giá tiêu dùng CPI, bước đầu tiên sẽ là cố định giỏ hàng hóa và dịch vụ. Trong bước cố định giỏ hàng hóa này, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra để chọn ra những hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu được mua bởi một người tiêu dùng điển hình.

Bước 2: Xác định giá cả

Sau khi cố định được giỏ hàng hóa CPI là gì, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục thống kê giá cả của những hàng hóa, dịch vụ có trong giỏ hàng đó tại mỗi thời điểm khác nhau.

Bước 3: Xác định chi phí để mua giỏ hàng hóa

Trong bước xác định chi phí để mua rổ hàng hóa CPI, giá cả sẽ được nhân cho số lượng của mỗi hàng hóa và dịch vụ có trong rổ hàng hóa cố định và tính tổng các kết quả.

Bước 4: Tính chỉ số CPI

Công thức xác định chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ được thể hiện qua biểu thức sau:

CPIt = (Chi phí mua giỏ hàng hóa vào thời kỳ t / Chi phí mua giỏ hàng hóa cơ sở) * 100

Lưu ý rằng thời gian cơ sở sẽ có thể thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm, tùy vào chính sách của mỗi quốc giá.

Bước 5: Xác định chỉ số lạm phát

Vậy công thức tính chỉ số lạm phát từ chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì? Cụ thể, chỉ số lạm phát của một thời kỳ nào đó sẽ được xác định dựa theo biểu thức sau:

Chỉ số lạm phát vào thời kỳ T = 100% * (chỉ số vào CPI thời kỳ T – chỉ số CPI trong thời kỳ T – 1) / chỉ số CPI thời kỳ T – 1

Chẳng hạn như một rổ hàng hóa có chứa cam và quýt với 2010 là năm cơ sở với mức giá của giỏ hàng này được cho như sau:

  • Quả cam: 1.000 VNĐ/ quả
  • Quả quýt: 2.000 VNĐ/ quả

Hiện tại là năm 2022 thì giá của giỏ hàng hóa này là:

  • Quả cam: 1.500 VNĐ/quả
  • Quả quýt: 3.000 VNĐ/quả

Nếu bạn mua 100 quả cam và 50 quả quýt thì CPI của rổ hàng hóa lúc này được xác định theo biểu thức:

CPI = [(50 * 1.500 + 100 * 3.000) / (50 * 1.000 + 100 * 2.000)] * 100 = 150

💡
- Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn - trung - dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Bản chất của chỉ số CPI là gì?

Về bản chất, Consumer Price Index là một chỉ số phản ánh xu thế và những biến động trong giá bán lẻ của hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt của người dân và hộ gia đình mang tính tương đối. Vậy nên, CPI được các quốc gia sử dụng để theo dõi biến động trong chi phí sinh hoạt theo thời gian. Chỉ số giá tiêu dùng tăng tức là mức giá trung bình cũng đang tăng và ngược lại.

Những thay đổi trong chỉ số CPI có thể dẫn đến lạm phát hoặc giảm phát khiến một nến kinh tế đối mặt với nguy cơ suy sụp. Trong đó, nền kinh tế sẽ được gọi là siêu lạm phát khi giá cả tăng nhanh chóng mặt đến mức chính phủ không thể kiểm soát bằng các công cụ vĩ mô.

Tiêu biểu là vào ngày 10/07/1947 đã diễn ra sự kiện siêu lạm phát tại Hungary với mức giá tăng gần 350%/ ngày. Chính việc này đã khiến đồng pengo mất giá và trở thành đồng tiền thấp nhất trên thế giới.

Ngoài ra, sự sụt giảm của tổng cầu có thể là nguyên nhân khiến mức gía chung lao dốc tạo ra hiện tượng giảm phát. Hậu quả là suy thoái kinh tế và thất nghiệp trong thời gian dài.

Một vài lưu ý khi tính toán chỉ số CPI

Cách tính CPI được xác định từ giỏ hàng hóa cố định nên các bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Chỉ số giá tiêu dùng có thể phản ánh giá trị cao hơn thực tế: Cụ thể là khi một mặt hàng hay dịch vụ bất kỳ có trong giỏ hàng hóa cố định tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác, dẫn đến việc người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng mặt hàng đó ít đi và thay thế bằng một mặt hàng khác với mức giá hợp lý hơn. Điều đó đã khiến kết quả mà CPI cung cấp đánh giá cao hơn so với thực tế diễn ra.
  • CPI bỏ qua sự xuất hiện của những mặt hàng mới: Vì chỉ số giá tiêu dùng sử dụng một giỏ hàng hoá cố định, nên khi có mặt hàng mới xuất hiện thì một đơn vị tiền tệ có khả năng mua nhiều sản phẩm hơn. Trong khi đó, chỉ số CPI lại bỏ qua sự gia tăng về sức mua của đồng tiền nên nó sẽ phản ánh mức giá cao hơn so với thực tế.
  • Chỉ số CPI không phản ánh được những thay đổi về chất lượng hàng hóa: Khi giá của hàng hóa tăng, đi kèm với chất lượng của hàng hóa cũng tăng, hoặc thậm chí tăng cao hơn thì về cơ bản, mức giá trong trên thực tế vẫn giữ nguyên. Ngoài ra, xu hướng của chất lượng hàng hoá dịch vụ đều được nâng cao từng ngày nên chỉ số giá tiêu dùng cũng đã phóng đại mức giá.

Ứng dụng của chỉ số CPI trong thực tế

Sau khi nắm được chỉ số CPI là gì, các bạn cũng cần hiểu rõ ứng dụng của chỉ tiêu kinh tế này trong thực tế. Bản thân chỉ số giá tiêu dùng CPI là chỉ số kinh tế nên lợi ích to lớn nhất mà nó mang lại là cho nền kinh tế, chính phủ, thậm chí là doanh nghiệp và người dân sẽ có được sự chuẩn bị khi có sự thay đổi giá cả.

Bên cạnh đó, chỉ số CPI còn được dùng như một thước đo về lạm phát cho những yếu tố kinh tế khác. Trong đó có thể kể đến như doanh số bán lẻ, thu nhập hàng giờ, giá trị của đồng tiền…

Không những thế, CPI còn là công cụ để chính phủ điều chỉnh thu nhập của người dân. Cụ thể là khi CPI tăng thì chính phủ sẽ điều chỉnh mức lương cơ bản tăng tương ứng với chỉ số giá tiêu dùng. Ngoài ra, CPI còn tự mình điều chỉnh chi phí sinh hoạt của người tiêu dùng.

Quan hệ giữa lạm phát và CPI là gì?

Vậy mối quan hệ giữa lạm phát và chỉ số CPI là gì? Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng được dùng để đo lường tỷ lệ lạm phát của mỗi quốc gia tại khoảng thời gian cụ thể. Những biến động trong chỉ số giá tiêu dùng sẽ phản ánh được tỷ lệ lạm phát đang tăng lên hay giảm xuống. Dù con số đó tăng hay giảm thì cũng tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung.

Trong một số trường hợp, tỷ lệ lạm phát giảm lại tác động tích cực đến nền kinh tế. Chẳng hạn như khi công nghệ ngày càng phổ biến với độ phủ sóng của Internet thì cước điện thoại sẽ giảm dần. Việc này rất có lợi cho người tiêu dùng. Ngoài ra, khi giả cả tăng nhanh chóng mặt dẫn đến sự xuất hiện của siêu lạm phát thì đồng tiền sẽ rớt giá trầm trọng. Từ đó, có thể khiến nền kinh tế của một quốc gia suy sụp.

Những ảnh hưởng quan trọng của chỉ số CPI

Chỉ số CPI với những thay đổi về mức giá của hàng hóa và dịch vụ có tác động trực tiếp đến chứng khoán có lãi suất cố định. Khi đó, thị trường chứng khoán sẽ biến động nếu giá tăng và các khoản lãi cố định lúc này có giá trị thực tế thấp hơn. Điều này khiến mức sinh lợi từ chứng khoán giảm đi. Ngoài ra, lạm phát còn ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động, các khoản trợ cấp, cũng như hưu trí vì đây là khoản tiền thanh toán cố định.

Thông thường, với một nền kinh tế đang tăng trưởng thì lạm phát sẽ được kỳ vọng nằm ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, phía nhà sản xuất sẽ bị giảm lợi nhuận nếu giá của các yếu tố đầu vào tăng nhanh. Bên cạnh đó, giảm phát sẽ kéo theo giảm cầu trên thị trường khiến phía nguồn cung phải giảm giá hàng bán. Trong khi đó, giá của các yếu tố đầu vào có thể không giảm một lượng tương ứng nên lợi nhuận sẽ bị tác động, làm cho cổ phiếu bị dao động.

Chỉ số CPI là gì với những thông tin quan trọng như cách tính toán chỉ số giá tiêu dùng, một vài lưu ý khi sử dụng chỉ số CPI, cũng như mối liên hệ của nó với lạm phát, cùng nhiều yếu tố khác đã được chúng tôi trình bày cụ thể. Nhìn chung, đây là một thước đo lý tưởng về lạm phát của một nền kinh tế. Tuy nhiên, CPI không phải là chỉ tiêu kinh tế hoàn hảo vì nó được tính toán dựa trên giỏ hàng hóa cố định. Điều này đã khiến chỉ số giá tiêu dùng bỏ qua một vài thay đổi về tính chất của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc có được cái nhìn toàn cảnh về chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì, cũng như cách sử dụng. Chúc các bạn vận dụng thành công.

💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây

Loading...

Đọc thêm