Đâu là khung thời gian TỐT NHẤT dành cho bạn?

Đâu là khung thời gian TỐT NHẤT dành cho bạn?

"Khung thời gian nào là tốt nhất?" có lẽ là câu hỏi phổ biến nhất mà tôi nhận được mỗi ngày. Chính vì vậy, trong bài viết này, tôi muốn trả lời tất tần tật cho câu hỏi đó và hy vọng sẽ giúp bạn chọn được một khung thời gian phù hợp nhất để trading.

Khung thời gian cao hơn hay khung thời gian thấp hơn?

Thông thường, các trader sẽ phân vân chọn giữa khung thời gian cao hơn (lớn hơn H1) với khung thời gian thấp hơn (nhỏ hơn H1).

Quan trọng là, các bạn cần hiểu sự khác biệt giữa các khung thời gian riêng lẻ để có thể chọn khung thời gian phù hợp với loại tính cách và điểm mạnh của mình.

Khung thời gian cao hơnKhung thời gian thấp hơn
W1, D1, H4, H1M5, M15, M30, H1
Ít giao dịch hơnRa quyết định nhanh
Chờ đợi nhiều hơnKhả năng phục hồi cảm xúc
Thời gian giữ lệnh lâu hơnGiao dịch tích cực

Tại sao phải chọn một khung thời gian?


Tập trung vào một nhóm khung thời gian nhất định thường tạo ra một phương pháp giao dịch nhất quán hơn.

Rất nhiều trader mắc sai lầm khi liên tục đi xuống các khung thời gian thấp hơn trong quá trình giao dịch của họ. Tôi thường thấy một trader nói rằng anh đang trade ở các khung thời gian cao hơn, nhưng sau đó tôi thấy anh ấy lại ẩn nấp quanh các khung M15, hoặc thậm chí M5, vì anh muốn "điều chỉnh" các giao dịch của mình.

Mặc dù cách tiếp cận đa khung thời gian có thể hữu ích, nhưng tốt nhất là bạn chỉ nên tập trung vào tối đa 2 khung thời gian gần nhau. Đối với cá nhân tôi, điều đó có nghĩa là tôi thường tập trung vào 2 khung H4 và D1. Tôi không bao giờ xuống các khung thời gian thấp hơn 2 khung đó.

BƯỚC 1: TÍNH CÁCH VÀ BỘ KỸ NĂNG
Đầu tiên, hãy tự hỏi bản thân xem bạn giỏi ra quyết định nhanh dưới áp lực, hay bạn giỏi tư duy chiến lược dài hạn hơn?

Thứ hai, bạn có OK với việc thực hiện ít giao dịch hơn và giữ lệnh trong thời gian dài hơn? Hay bạn cần hành động mỗi ngày và không ngại việc vào/thoát lệnh nhanh hơn?

Bạn có thể thấy, sự khác biệt giữa các bộ kỹ năng mà một trader cần trang bị là khác nhau đáng kể đối với các khung thời gian thấp và cao. Hãy đảm bảo bạn đã quan sát bản thân và nhận thức được đâu là khung thời gian bạn phù hợp.

Khung thời gian caoKhung thời gian thấp
Chỉ thực hiện một vài giao dịch mỗi tuầnThực hiện nhiều giao dịch mỗi ngày
Tư duy dài hạnTư duy nhanh
Tư duy chiến lượcPhản ứng nhanh
Kiên nhẫn là quan trọngSự tập trung là quan trọng

BƯỚC 2: KHUNG THỜI GIAN VÀ KHÍA CẠNH CẢM XÚC
Khung thời gian và cảm xúc luôn đi đôi với nhau. Khung thời gian bạn chọn có tác động rất lớn đến cách cảm xúc tác động đến giao dịch của bạn.

Bạn có kiên nhẫn được không? Bạn có thể chờ đợi trong thời gian dài hơn cho đến khi có tín hiệu giao dịch, hay bạn dễ cảm thấy buồn chán khi chẳng thấy tín hiệu nào cả?

Bạn có thể nhanh chóng phục hồi sau thua lỗ và chuyển sang giao dịch tiếp theo mà không bị ảnh hưởng? Hay bạn cần thời gian để đối phó với thua lỗ và vực bản thân dậy? Một vấn đề lớn mà nhiều day trader gặp phải là họ tin rằng họ cần hành động liên tục, nhưng họ không thể đối phó với thua lỗ đủ nhanh và luôn ở trong chế độ chống trả, để rồi dễ dàng rơi vào cái bẫy "giao dịch báo thù".

Các trader giao dịch khung thời gian cao hơn sẽ có thời gian để rời khỏi biểu đồ, tiêu hoá các khoản lỗ và giải toả tâm trí của họ. Đây có thể là một lợi thế rất lớn cho các trader không ổn định về mặt cảm xúc.

Ngoài ra, các day trader trên các khung thời gian thấp phải có khả năng tập trung vào các phiên giao dịch của họ. Nếu sự tập trung là một vấn đề đối với bạn, thì việc trở thành một day trader sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi bạn dễ bị phân tâm, thiếu tổ chức và cuối cùng lại đuổi theo giá.

Khung thời gian caoKhung thời gian thấp
Chờ đợi các giao dịch và ở lại với các giao dịch là chìa khoáKhả năng phục hồi cảm xúc và không đánh mất lý trí
Vượt qua nhu cầu muốn được tradeVấn đề lớn nhất có thể là "giao dịch báo thù"
Sự nhàm chán, FOMO và nhu cầu "bắt kịp" nahnh chóng là vấn đề quan trọngSự tập trung và khả năng chọn lọc là vấn đề quan trọng

BƯỚC 3: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ HÀNH ĐỘNG GIÁ

Đầu tiên, bạn phải hiểu rằng, về cơ bản bạn có thể giao dịch bất kỳ hệ thống nào trên bất kỳ khung thời gian nào.

Mô hình Vai-Đầu-Vai hoạt động giống nhau trên các khung thời gian cao hơn lẫn thấp hơn. Đường trung bình động, đường xu hướng, hỗ trợ- kháng cự, nến hay bất kỳ chỉ báo nào khác là hoàn toàn trung lập và có thể áp dụng cho bất kỳ khung thời gian nào. Đơn giản, đó không phải là vấn đề!

Bây giờ bạn có thể nói "Nhưng tôi đã thua lỗ khi sử dụng kỹ thuật giao dịch X trên các khung thời gian cao hơn..."?

Vậy, câu hỏi đúng ở đây là: Có thực sự là "hệ thống" không hoạt động hay chính BẠN đã làm hỏng nó?

99,99% thời gian, vấn đề không nằm ở hệ thống, mà nằm ở chính bản thân trader.

Trường hợp việc lựa chọn khung thời gian tạo ra sự khác biệt là khi nói đến sự biến động trong ngày. Trên các khung thời gian thấp hơn, đôi khi mọi thứ có thể di chuyển rất nhanh, trong khi bạn muốn thấy diễn biến giá đi suôn sẻ hơn.

Ngoài ra, tin tức cũng tác động đến các khung thời gian thấp hơn, nhưng bạn có thể dễ dàng đứng ngoài một sự kiện tin tức trên các khung thời gian thấp hơn.

Một số trader cho biết họ có winrate thấp hơn trên các khung thời gian thấp hơn, họ cũng có thể vượt qua phương sai nhanh hơn nhiều. Khi bạn nhận được nhiều giao dịch hơn, chuỗi thua lỗ sẽ không kéo dài và bạn sẽ có nhiều cơ hội để bù đắp thua lỗ hơn.

Cuối cùng, spread cũng có một tác động khác nhau. Trên các khung thời gian thấp hơn, spread có thể chiếm một phần đáng kể trong lợi nhuận của bạn, nhưng nó lại không quá có ý nghĩa trên các khung thời gian cao hơn.

HÃY CHÚ Ý VÀ CHỌN KHUNG THỜI GIAN TỐT NHẤT
Hy vọng đến đây bạn có thể thấy rằng, việc chọn khung thời gian chính xác phải được thực hiện một cách thận trọng và khung thời gian "tốt nhất" sẽ khác nhau với mỗi trader.

Mục tiêu của bài viết này là làm nổi bật cách các khung thời gian khác nhau ảnh hưởng đến trader và cách bạn có thể chọn khung thời gian tốt nhất cho mình dựa trên các hiểu biết về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

Chúc các bạn sớm tìm được khung thời gian "chân ái" của mình nhé!

💡
- Cộng đồng giao lưu phương pháp, chiến lược đầu tư vàng, dầu, ngoại tệ, bitcoin.
Zoom thực chiến tin tức phiên Mỹ từ thứ hai đến thứ sáu.
- Vào cộng đồng giao lưu, nắm bắt kế hoạch giao dịch tham gia nhóm ZALO:
TẠI ĐÂY
- Tham khảo các tín hiệu giao dịch cụ thể trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây.

Loading...

Đọc thêm

Kế hoạch giao dịch BTC/USD ngày 27/11/2024. Bitcoin được giao dịch dưới 100.000 đô la khi những người nắm giữ lâu dài tiếp tục cản trở giá của đồng tiền này đạt đến cột mốc tâm lý này

Kế hoạch giao dịch BTC/USD ngày 27/11/2024. Bitcoin được giao dịch dưới 100.000 đô la khi những người nắm giữ lâu dài tiếp tục cản trở giá của đồng tiền này đạt đến cột mốc tâm lý này

Dữ liệu của Glassnode cho thấy những người nắm giữ lâu dài đã thu được lợi nhuận gần 100.000 đô la. Mức giá cao kỷ lục liên tiếp của Bitcoin đã mang lại lợi nhuận 2 tỷ đô la mỗi ngày cho những người nắm giữ lâu dài.

By Phan Trọng