Định lý bất toàn và mối liên hệ với giao dịch

Nhà giao dịch nên tập trung vào quản lý rủi ro đồng thời chấp nhận sự không chắc chắn như một phần tự nhiên của thị trường.

Định lý bất toàn và mối liên hệ với giao dịch

Vào năm 1931, nhà toán học Kurt Gödel đã công bố Định lý bất toàn, một trong những phát hiện quan trọng nhất của thế kỷ 20, các nhà khoa học và triết học hàng đầu đều khẳng định rằng sức ảnh hưởng của nó ngang hàng với Thuyết tương đối của Einstein trong vật lý và Nguyên lý bất định của Heisenberg trong cơ học lượng tử. Nếu thuyết tương đối định hình cách chúng ta hiểu vũ trụ và nguyên lý bất định định hình cách chúng ta hiểu thế giới vi mô, thì định lý bất toàn của Gödel đã cách mạng hóa cách chúng ta nhìn nhận tri thức và logic.
Gödel đã sử dụng một phương pháp kết hợp giữa logic, lý thuyết số và tư duy tự tham chiếu, được gọi là "mã hóa Gödel", để chứng minh được các định lý của mình rằng:

  1. Không có hệ thống logic nào hoàn chỉnh: Trong bất kỳ hệ thống logic nào đủ mạnh để mô tả các phép toán cơ bản, luôn tồn tại những mệnh đề đúng nhưng không thể được chứng minh trong hệ thống đó.
  2. Không thể chứng minh tính nhất quán của hệ thống: Một hệ thống logic không thể tự chứng minh rằng nó không có mâu thuẫn; muốn chứng minh điều đó, cần một hệ thống khác lớn hơn .

Định lý bất toàn cho thấy rằng chân lý không thể bị "giam cầm" hoàn toàn trong bất kỳ một hệ thống logic hoặc lý luận nào. Dù chúng ta cố gắng xây dựng các hệ thống hoàn chỉnh để hiểu vũ trụ hay tri thức, luôn có những điều vượt ngoài khả năng chứng minh hoặc giải thích của chúng ta.

Hãy tưởng tượng một câu hỏi rất cổ điển trong triết học: "Nếu Chúa là toàn năng, liệu Ngài có thể tạo ra một hòn đá mà chính Ngài không thể nhấc được?"

Nếu câu trả lời là "có", thì Chúa không còn toàn năng, vì Ngài không thể nhấc được hòn đá.

Nếu câu trả lời là "không", thì Chúa cũng không toàn năng, vì Ngài không thể tạo ra hòn đá đó.

Dù trả lời thế nào, hệ thống logic trong câu hỏi này cũng dẫn đến mâu thuẫn. Điều này tương tự như định lý bất toàn: Có những câu hỏi đúng, nhưng không thể trả lời một cách dứt khoát bên trong một hệ thống logic.

Hoặc một ví dụ khác: "Câu này không thể được chứng minh là đúng.

Nếu câu này đúng, thì nó không thể được chứng minh là đúng – dẫn đến mâu thuẫn.

Nếu câu này sai, thì nó có thể được chứng minh – nhưng điều đó cũng dẫn đến mâu thuẫn.

Đây là một dạng tự tham chiếu, giống như cách Gödel đã sử dụng để xây dựng định lý bất toàn. Nó chỉ ra rằng trong bất kỳ hệ thống lý luận nào, luôn tồn tại những mệnh đề không thể được giải quyết.

Trong bối cảnh trading, định lý bất toàn nhấn mạnh một thực tế mà nhiều nhà giao dịch thường bỏ qua: "Không có hệ thống, phương pháp hay mô hình giao dịch nào hoàn hảo."

Thị trường tài chính là một hệ thống phức tạp chịu ảnh hưởng bởi vô số yếu tố: từ tâm lý nhà đầu tư cho đến các chính sách kinh tế, từ tin tức vĩ mô cho đến các biến động xã hội. Điều này làm cho thị trường:

  • Không thể dự đoán hoàn toàn: Giống như định lý bất toàn chỉ ra rằng không có hệ thống logic nào có thể bao quát mọi chân lý, chúng ta cũng không thể xây dựng một chiến lược giao dịch dự đoán chính xác mọi điều kiện thị trường.
  • Luôn tồn tại rủi ro: Một số sự kiện, như khủng hoảng tài chính hay sự tăng giá điền cuồng của Bitcoin, không thể giải thích hay lường trước bằng bất kỳ mô hình nào.

Do đó, thay vì tìm kiếm một chiến lược hoặc một phương pháp hoàn hảo, nhà giao dịch nên cho rằng không có điều gì hoàn toàn đúng cũng không có gì hoàn toàn sai, mọi lý thuyết hay dự đoán chỉ mang tính tương đối. Nhà giao dịch nên tập trung vào quản lý rủi ro đồng thời chấp nhận sự không chắc chắn như một phần tự nhiên của thị trường.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Loading...

Đọc thêm