Fakey là gì? Chiến lược giao dịch mô hình nến Fakey
Fakey là gì – hay còn được gọi là tín hiệu bẫy giá, mô hình Hikkake, Bull trap. Bear trap,… là một kiểu mô hình nến quan trọng và hiệu quả bậc nhất trong Price Action. Đó không chỉ là ý kiến của một mà hầu hết các nhà giao dịch theo trường phái Price Action đều đồng ý với ý kiến này!
Fakey là gì – hay còn được gọi là tín hiệu bẫy giá, mô hình Hikkake, Bull trap. Bear trap,… là một kiểu mô hình nến quan trọng và hiệu quả bậc nhất trong Price Action.
Đó không chỉ là ý kiến của một mà hầu hết các nhà giao dịch theo trường phái Price Action đều đồng ý với ý kiến này!
Vậy mô hình nến Fakey là gì? Đặc điểm và ý nghĩa của mô hình này ra sao? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.1. Mô hình nến Fakey là gì?
Fakey còn được gọi là mô hình phá vỡ giả của Inside bar (False breakout of Inside bar). Đây là một trong những biến thể của mô hình Inside bar, nhưng vì nó đặc biệt nên được xếp riêng vào một loại mô hình khác.
Cấu tạo của mô hình nến Fakey bao gồm: một mẫu hình Inside bar (1 cây nến mẹ – Mother bar, 1 cây nến trong – Inside bar); một nến phá vỡ Inside bar và một nến đảo chiều sự phá vỡ đó.
Sau khi mẫu nến Fakey được hình thành, thị trường sẽ di chuyển theo hướng của cây nến đảo chiều.
Sự phổ biến của mô hình này Fakey không chỉ trên thị trường Forex, mà cả những thị trường tài chính khác như chứng khoán, tiền điện tử…và được rất nhiều Price Action trader lựa chọn làm mẫu hình giao dịch yêu thích của mình.
2. Đặc điểm của mẫu nến Fakey cơ bản
Đầu tiên, thị trường hình thành mẫu hình nến Inside Bar (hai cây nến đầu tiên). Sau khi Inside bar được hình thành thì ngay lập tức bị phá vỡ. Như các bạn đã biết, mô hình Inside bar bị phá vỡ khi giá vượt ra khỏi đỉnh hoặc đáy của cây nến Mother bar.
Tuy nhiên, đây chỉ là một sự phá vỡ giả, giá đột ngột đảo chiều ngay sau đó hình thành mẫu hình phá vỡ giả Inside Bar (false-break out of Inside Bar). Kết quả tạo thành mô hình nến Fakey.
Lưu ý:
Fakey chỉ xuất hiện sau khi mô hình Inside Bar hình thành và nó chỉ là một sự phá vỡ giả, bởi sau đó giá sẽ đảo chiều và di chuyển theo hướng của cây nến thứ 4.
Sau khi mô hình Fakey được tạo thành, giá sẽ lao xuống hoặc đi lên mạnh mẽ, đây là cơ hội tiềm năng để các trader thu mức lời lớn.
- Với mẫu hình Fakey tăng giá, nến phá vỡ phải đóng cửa tại mức giá cao hơn đỉnh của các cây nến trong mô hình Inside Bar.
- Ngược lại với mô hình Fakey giảm, nến phá vỡ phải đóng cửa tại mức giá thấp hơn đáy của các cây nến trong mô hình Inside Bar.
- View xu hướng VÀNG và tiền tệ hằng ngày, điểm mua bán cụ thể
- Zoom thực chiến phiên Mỹ, phân tích kỹ thuật + cơ bản từ thứ2 - thứ6
- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY
- Tham gia group chat trên TELEGRAM : TẠI ĐÂY
3. Các loại mô hình nến Fakey
Thông thường, thị trường sẽ di chuyển theo hai xu hướng là tăng và giảm nên mẫu hình nến Fakey cũng có 2 loại chính là: Bearish Fakey Pattern (mô hình nến Fakey giảm giá) và Bullish Fakey pattern (mô hình nến Fakey tăng giá).
Ngoài ra, mở đầu cho mô hình Fakey chính là sự hình thành của mô hình Inside bar. Nếu như đã tìm hiểu về Inside bar thì các bạn sẽ biết mô hình này có rất nhiều biến thể.
Vì thế, mô hình Inside bar trong Fakey có thể xuất hiện với nhiều biến thể khác nhau dẫn tới mô hình Fakey cũng có nhiều biến thể. Để tìm hiểu rõ hơn các dạng của mô hình Fakey, hãy cùng theo dõi từng dạng mẫu hình cụ thể dưới đây:
3.1. Mô hình nến Fakey giảm giá
Mô hình nến fakey giảm giá xuất hiện khi giá đang dao động trong một xu hướng tăng. Đặc biệt nếu mô hình nến Fakey hình thành trong khu vực kháng cự thì đây là một dấu hiệu đảo chiều vô cùng mạnh mẽ và trader có thể vào lệnh bán để kiếm cơ hội sinh lời.
3.2. Mô hình nến Fakey tăng giá
Ngược lại với Fakey giảm, Fakey tăng giá xuất hiện khi giá đang trong một xu hướng giảm. Khi mô hình này xuất hiện trong các vùng hỗ trợ thì khả năng cao giá sẽ đổi chiều tăng và các trader có thể thực hiện lệnh mua.
3.3. Các biến thể của mô hình Fakey
3.3.1. Mô hình Fakey với Pin Bar
Một dạng biến thể chính của mô hình nến Fakey là mẫu hình Pin Bar. Theo đó, mẫu hình này khác với Fakey chuẩn ở chỗ hai cây nến phía sau sẽ thu gọn thành một cây nến Pin Bar.
3.3.2. Mô hình Fakey với Double Inside Bar và Coiling Inside Bar
Như mình nói ở trên, Fakey được hình thành từ Inside Bar mà Inside Bar có nhiều biến thể nên Fakey cũng sẽ có biến thể điển hình của Inside bar là Double Inside bar và Coiling Inside Bar.
3.3.3. Một biến thể khác
Biến thế này có hình dạng tương tự như mô hình Fakey với Pin bar. Khác nhau ở chỗ cây nến phía sau không phải là cây nến Pin bar.
Tuy nhiên, cả hai biến thể này đều có chung một đặc điểm là báo hiệu một cú phá vỡ giả mô hình Inside bar và thị trường sẽ biến động mạnh sau đó..
4. Cách giao dịch với mẫu nến Fakey
Phương pháp giao dịch với mô hình nến Fakey không phải là quá phức tạp. Một cách đơn giản và an toàn nhất để giao dịch với mô hình này chính là chờ đợi Fakey hoàn thiện rồi thực hiện lệnh giao dịch.
Nghĩa là đặt lệnh giao dịch khi cây nến thứ 4 kết thúc đối với mô hình Fakey cơ bản hoặc đặt lệnh tại giá đóng cửa của nến Pin bar trong mô hình Fakey với Pin bar.
Nếu muốn an toàn hơn, các trader có thể sử dụng lệnh chờ Buy Stop và Sell Stop để đặt lệnh tại mức giá phá vỡ chính thức của mô hình Fakey (đỉnh của Mother bar nếu là Bullish Fakey hoặc đáy của Mother bar nếu là Bearish Fakey).
Ví dụ minh hoạ:
4.1. Giao dịch với mô hình Fakey cơ bản
Stop loss được đặt tại đáy của cây nến phá vỡ (Bullish Fakey) hoặc đỉnh của nến phá vỡ (Bearish Fakey) hoặc cách những điểm đó một vài pips (chẳng hạn như: khung thời gian M30 thì 5-6 pips, H1 thì 10-15 pips, D1 thì 30-50 pips…)
Vì lực đảo chiều lớn nên giá sẽ bức phá đủ lâu và mạnh để trader có được lợi nhuận, có thể đặt take profit với tỷ lệ Risk:Reward tối thiểu 1:2.
4.2. Giao dịch với mô hình Fakey + Pin bar
Stop loss được đặt tại đáy của Pin bar (Bullish Fakey with Pin bar) hoặc đỉnh của Pin bar (Bearish Fakey with Pin bar) hoặc cách các điểm đó một vài pips (số pips sẽ tăng dần nếu sử dụng khung thời gian lớn dần)
Ngoài ra, các mức kháng cự và hỗ trợ bản chất đã là một tín hiệu dự báo sự đảo chiều. Nếu mô hình nến Fakey được hình thành tại các khu vực này thì cho ra các tín hiệu đảo chiều sẽ càng trở nên tin cậy hơn.
Đặc biệt khi giá đã phá vỡ khỏi mức kháng cự / hỗ trợ mà còn có thể giật ngược trở lại chứng tỏ tín hiệu càng mạnh.
Các đường kháng cự/hỗ trợ có thể là đường nằm ngang, đường chéo hoặc là một trong các ngưỡng Fibonacci, một đường MA….
4.3. Mô hình Fakey được hình thành ngay tại vùng kháng cự
Trong trường hợp nến Fakey hình thành tại vùng kháng cự như hình. Chúng ta sẽ vào lệnh SELL tại vùng kháng cự (vị trí mũi tên đỏ).
4.4. Mô hình Fakey hình thành trong vùng hỗ trợ
Đây là trường hợp Fakey vừa được hình thành ở đầu của xu hướng tăng và xuất hiện ngay tại ngưỡng hỗ trợ. Lúc này, các nhà đầu tư có thể đặt lệnh BUY tại điểm thấp nhất của nến (vị trí mũi tên đỏ như trong hình).
5. Một vài lưu ý khi giao dịch với Fakey
Mô hình nến Fakey không bao giờ có thể hoàn toàn hoàn hảo và không phải cứ gặp Fakey là có thể vào lệnh giao dịch. Để có các tín hiệu giao dịch chính xác với Fakey, các trader có thể tham khảo một vài lưu ý sau:
- Nên giao dịch với Fakey khi thị trường đang trong một xu hướng hoặc tại các vùng kháng cự, hỗ trợ quan trọng.
- Không nên đặt quá nhiều niềm tin vào một mô hình duy nhất: Mặc dù mô hình nến Fakey có độ tin cậy khá cao, nhưng không nên sử dụng nó đơn lẻ mà cần kết hợp với các công cụ và phương pháp khác trong phân tích kỹ thuật để đảm bảo độ tin cậy cao nhất.
- Tìm kiếm mô hình nến Fakey trên các khung thời gian lớn: Để đảm bảo độ tin cậy cao nhất, nhà đầu tư nên tìm kiếm mô hình nến Fakey trên các khung thời gian lớn, ví dụ như trên đồ thị ngày hoặc tuần.
- Xác định điểm vào và điểm ra giao dịch: Sau khi xác định được mô hình nến Fakey, bạn cần xác định điểm vào và điểm ra giao dịch. Điểm vào có thể là khi giá đóng cửa trên mức giá của nến trong (mô hình Bullish) hoặc khi giá đóng cửa dưới mức giá của nến trong (mô hình Bearish). Điểm ra có thể là khi giá đạt được một mức giá định sẵn hoặc khi xuất hiện một tín hiệu báo đảo chiều.
- Quản lý rủi ro giao dịch: Như với bất kỳ công cụ hay phương pháp giao dịch nào khác, quản lý rủi ro là rất quan trọng khi sử dụng mô hình nến Fakey. Các trader cần thiết lập các mức stop loss và take profit hợp lý để đảm bảo mức độ rủi ro hợp lý.
- Hãy giao dịch tại các vùng hợp lưu tín hiệu của thị trường như sự kết hợp của các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ, pin bar, trendline và fakey. Điều này sẽ giúp hiệu suất giao dịch của bạn tăng lên đáng kể.
- Vị trí quan trọng hơn việc Setup đẹp hay xấu: Một Fakey tăng giá nằm lơ lửng giữa trên biểu đồ giá có xu hướng tăng thì việc đặt lệnh Buy sẽ có xác suất thành công nhiều hơn vì nhận được sự ủng hộ của xu hướng.
6. Kết luận
Mô hình nến Fakey là mô hình cực kỳ mạnh mẽ nếu các nhà đầu tư biết cách giao dịch nó đúng cách. Những gì mà một mô hình giá Fakey phản ánh là một sự đảo ngược tâm lý thị trường.
Mô hình Fakey có độ tin cậy khá cao trong việc nhận diện xu hướng giá và điểm vào lệnh giao dịch. Tuy nhiên, việc sử dụng mô hình này cần phải được kết hợp với các phương pháp khác trong phân tích kỹ thuật để đảm bảo độ tin cậy cao nhất. Ngoài ra, nhà đầu tư cần lưu ý rằng mô hình này không phải là một công cụ dự đoán chính xác 100% và có thể có nhiều sai sót trong thực tế.