Giá vàng có thể điều chỉnh trong trung hạn
Từ mức cao kỷ lục 2.716 USD vào ngày 31.10, giá vàng đã đi ngang trong mô hình tích lũy và có khả năng giảm kéo dài nhiều tuần. Đợt giảm này có thể đưa giá vàng kiểm tra lại đường trung bình động 200 ngày, nhưng vẫn nằm trong xu hướng tăng rộng hơn kể từ ngày 6.10.2023.
Theo Kitco, giá vàng có thể đối mặt với đợt điều chỉnh trung hạn nếu FED đưa ra thông điệp "diều hâu" trong cuộc họp chính sách tiền tệ cuối năm.
Thị trường vàng đang thận trọng khi nhà đầu tư chuẩn bị đón nhận quyết định của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), dự kiến sẽ có một đợt giảm lãi suất với thông điệp "diều hâu" sau cuộc họp chính sách tiền tệ cuối cùng của năm, theo Kitco.
Dù giá vàng vẫn duy trì xu hướng đi ngang trước quyết định vào thứ Tư, một chuyên gia phân tích cho rằng thông điệp từ FED có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh lớn hơn trên thị trường kim loại quý.
Trong báo cáo mới nhất, ông Kelvin Wong - chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại OANDA - nhận định vàng vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận vùng kháng cự trên 2.700 USD/ounce. Theo ông, vàng đang đối mặt với áp lực lớn khi lợi suất trái phiếu tăng và lo ngại lạm phát tiếp tục gia tăng.
Theo ông Wong, các công cụ tài chính trên thị trường đã phản ánh kỳ vọng lạm phát tại Mỹ tăng cao. Điều này dựa trên sự biến động của tỷ lệ lạm phát hòa vốn kỳ hạn 5 năm và 10 năm, vốn đã tăng từ khi FED bắt đầu chu kỳ giảm lãi suất hiện tại.
Xu hướng tăng trung hạn này chủ yếu được thúc đẩy bởi các chính sách kinh tế mới, bao gồm việc cắt giảm sâu hơn thuế doanh nghiệp và tăng thuế quan đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ. Những chính sách này có thể khiến lạm phát gia tăng trong năm 2025 và sau đó.
Ông Wong cũng nhấn mạnh lợi suất thực trên trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã phục hồi mạnh sau khi thử nghiệm mức hỗ trợ 1,9% tuần trước. Nếu tăng lên 2,29%, chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng sẽ cao hơn, khiến vàng trở nên kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Dù rủi ro trung hạn đang gia tăng, ông Wong cho biết vàng vẫn duy trì xu hướng tăng dài hạn rõ rệt.
"Vàng có thể được hỗ trợ bởi tác động dài hạn của chính sách tăng thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, dẫn đến xu hướng phi toàn cầu hóa. Xu hướng này có thể gây cản trở tăng trưởng kinh tế toàn cầu, từ đó làm tăng nhu cầu đối với vàng như một tài sản phòng ngừa rủi ro" - ông nói.
Từ mức cao kỷ lục 2.716 USD vào ngày 31.10, giá vàng đã đi ngang trong mô hình tích lũy và có khả năng giảm kéo dài nhiều tuần. Đợt giảm này có thể đưa giá vàng kiểm tra lại đường trung bình động 200 ngày, nhưng vẫn nằm trong xu hướng tăng rộng hơn kể từ ngày 6.10.2023.
Về mặt kỹ thuật, ông Wong cho rằng giá vàng cần giữ mức hỗ trợ trung hạn tại 2.537 USD/ounce. Nếu giảm về mức này, vàng có thể khởi động đợt tăng mới. Tuy nhiên, nếu mức này bị phá vỡ, vùng hỗ trợ tiếp theo nằm giữa 2.484–2.415 USD/ounce.
“Mặt khác, nếu vàng vượt ngưỡng 2.716 USD, kịch bản điều chỉnh sẽ bị vô hiệu và đà tăng giá sẽ được khôi phục, với mục tiêu kháng cự trung hạn tiếp theo ở vùng 2.850-2.886 USD” - ông Wong nhận định.