Giao dịch kim loại quý – Những kim loại quý đáng đầu tư hiện nay
Vàng, bạc, bạch kim, palladium… là những kim loại quý không chỉ có sức hút đối với việc nắm giữ vật lý mà còn hấp dẫn anh em trader giao dịch trên thị trường hàng hóa phái sinh. Vậy sức hút đến từ đâu? Yếu tố nào sẽ chi phối sức mạnh của kim loại quý?
Từ trước đến nay, các kim loại quý luôn có sức hút mạnh đối với con người. Trong thời kỳ bùng phát của đại dịch Corona, nhiều người xem giao dịch kim loại quý là một giải pháp tối ưu và phù hợp trong bối cảnh nhiều rủi ro và biến động tiêu cực trên thị trường.
Vậy kim loại quý có những đặc điểm nào khi giao dịch trên thị trường hàng hóa? So với các tài sản khác giao dịch kim loại có những điểm gì khác biệt? Và các yếu tố cơ bản nào tác động đến giá của kim loại quý?
1. Kim loại quý là gì?
Kim loại quý là những loại khoáng sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Giá trị của chúng phụ thuộc vào một số yếu tố. Như nhu cầu sử dụng chúng trong các hoạt động công nghiệp và công nghệ. Mặc khác, những kim loại này có tính thẩm mỹ cao nên được dùng làm trang sức.
2. Top những kim loại quý giao dịch phổ biến và lợi ích của giao dịch kim loại quý
2.1. Vàng
Trong các loại kim loại quý thì vàng là kim loại quý cao cấp phổ biến, vàng đã liên tục tăng trưởng nhờ sự hỗ trợ từ truyền thông. Từ đó, chúng mang lại lợi nhuận đáng kể cho các nhà đầu tư trong nhiều thập kỷ và trở thành tài sản trú ẩn an toàn cho các nhà đầu cơ.
Với dữ liệu giá vàng anh em có thể tra cứu trên các nền tảng bằng các mã: XAU, GOLD
Theo lịch sử giá, vào tháng 2/1980, giá vàng được điều chỉnh bởi mức lạm phát cao nhất. Khi đó, nó được bán với giá 2,200 USD/oz. Đỉnh điểm, giá đã giảm xuống mức thấp nhất khoảng 400 USD vào năm 2001. Mặc dù kể từ sau đó, giá vàng đã tăng trưởng đều đặn. Nhưng đến hiện tại, vàng vẫn ở mức quanh vùng khoảng 1,900 USD/oz. Đồng nghĩa, giá vàng hiện tại chỉ khoảng 86% so với mức giá năm 1980.
Ngoài ra có một đặc biệt là vàng được giao dịch theo “cảm tính” dễ bị tác động bởi tin tức và tâm lý đám đông hơn là quy luật cung cầu thông thường. Anh em cũng có thể dễ dàng nhận thấy giá vàng cũng khá “nhạy cảm” với tình hình kinh tế toàn cầu.
2.2. Bạc
Bạc hoạt động như một kim loại làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp hơn là một loại tài sản tích trữ. Vì vậy, giá trị định giá của nó phụ thuộc nhu cầu phục vụ mục đích công nghiệp hơn là lưu trữ tài sản. Vì lý do này, sự biến động giá của thị trường bạc nhiều hơn vàng mặc dù giá của bạc thấp hơn nhiều so với vàng.
Anh em có thể lấy dữ liệu giá trên các nền tảng giao dịch với mã XAG, SILVER hay SV
Nhưng nhìn chung, biến động giá vẫn lệ thuộc vào nguồn cung và cầu trong công nghiệp. Nhờ nhu cầu gia tăng của các sản phẩm điện tử và y tế (nhiều sản phẩm có đầu vào là bạc). Kim loại này đã trở thành một mặt hàng đáng để giao dịch với các biến động giá có tính quy luật hơn.
- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY
2.3. Bạch kim
Tương tự như bạc và vàng, bạch kim được giao dịch trên các thị trường hàng hóa toàn cầu. Tuy nhiên, bạch kim ít được khai thác hơn vì nó không thông dụng như vàng và bạc. Vì vậy, giá trị định giá của nó cũng kém hơn một bậc.
Mục đích sử dụng của bạch kim đa phần phục vụ cho các ngành công nghiệp. Điển hình, chúng được sử dụng trong ngành ô tô, dầu khí & lọc dầu, điện tử và sản xuất trang sức. Cho nên giá và biến động giá của bạch kim ít bị chi phối bởi tâm lý đám đông hơn vàng và bám sát vào cán cân cung cầu.
Nhu cầu về bạch kim có xu hướng tăng khi doanh số bán ô tô tăng, bởi vì kim loại này được sử dụng để sản xuất chất xúc tác. Dữ liệu giá của bạnh kim có thể được tra cứu thông qua các mã: XPT. PLATINUM, PL trên các nền tảng giao dịch.
2.4. Palladium
Palladium không phổ biến như các loại kim loại quý ở trên. Tuy nhiên, nó có nhiều mục đích sử dụng trong công nghiệp hơn vàng, bạc và bạch kim. Về hình thức, Paladi là một kim loại sáng bóng, màu bạc, được ứng dụng trong các quy trình sản xuất khác nhau – đặc biệt là đối với các sản phẩm công nghiệp và điện tử.
Nhu cầu sử dụng Palladium cũng cao trong lĩnh vực y tế, nha khoa, đồ trang sức, hóa chất. Kim loại này cũng được ưa chuộng trong lĩnh vực năng lượng thay thế. Điển hình là các nhà sản xuất năng lượng mặt trời và pin nhiên liệu phụ thuộc nhiều vào nó.
Các mã XPD, PALLADIUM, PA là các mã để anh em tra cứu dữ liệu giá trên các nền tảng giao dịch.
2.5. Lợi ích giao dịch kim loại quý so với các tài sản khác
Kim loại quý cung cấp một lựa chọn đầu tư an toàn hơn nếu nắm giữ ở dạng vật lý so với đầu tư vào cổ phiếu hay tiền tệ. Danh mục các kim loại quý trong đầu tư là tài sản lý tưởng để chống lạm phát vì chúng không có rủi ro và giữ một lượng giá trị nội tại đáng kể.
Đặc biệt đối với vàng, thì việc dự trữ vàng sẽ ít rủi ro hơn. Đặc biệt là khi những biến động quân sự và những bất ổn kinh tế thì vàng luôn là tài sản trú ẩn an toàn và đồng thời là tài sản lý tưởng cho anh em giao dịch hợp đồng chênh lệch trong những thời kì biến động này.
Từ góc độ đầu tư, giao dịch kim loại quý cũng tạo ra mối tương quan thấp với các tài sản khác như trái phiếu chính phủ hoặc cổ phiếu. Vì vậy, trong khi anh em phải cân nhắc rủi ro cao – lợi nhuận lớn từ thị trường chứng khoán hay rủi ro thấp – lợi nhuận nhỏ từ đầu tư trái phiếu thì kim loại quý cung cấp sự kết hợp lành mạnh của cả hai.
3. Các phương thức giao dịch kim loại quý
3.1. Nắm giữ tài sản vật chất
Phương pháp đầu tư lâu đời nhất là mua một số lượng kim loại quý để tích trữ. Cách tiếp cận này là phương tiện an toàn nhất và ít rủi ro nhất để bắt đầu danh mục đầu tư. Bởi vì các tài sản như vàng, bạc khá nhỏ gọn mà dễ dàng cất giữ. Anh em hoàn toàn yên tâm khi tích trữ nó nhiều năm mà không cảm thấy lo lắng.
Cần lưu ý, vàng cũng là tài sản cần truy xuất. Chính vì vậy, việc lưu trữ những giấy tờ kèm theo để chứng minh nguồn gốc và độ tinh khiết của vàng là vấn đề cần phải quan tâm khi tích trữ kim loại quý nói chung và vàng nói riêng.
Tuy nhiên, sẽ trở nên không an toàn (về mặt an ninh) với số lượng kim loại quý lớn hơn. Nếu anh em đang muốn nắm giữ một lượng lớn kim loại quý thì anh em nên làm việc với dịch vụ của bên thứ ba (ngân hàng, quỹ đầu tư, lưu ký) với tính bảo mật cao. Điều này sẽ tốn thêm chi phí quản lý, nhưng nó an toàn và có giá trị về lâu dài.
3.2. Quỹ giao dịch hàng hóa (ETF)
ETF có sẵn cho vàng, bạc và bạch kim. Các sản phẩm đầu tư này được đánh giá cao nhất vì chúng có tính thanh khoản cao và vận hành thuận tiện hơn. Thay vì lưu trữ tài sản vật lý thì anh em có thể đầu tư vào một công cụ tài chính liên quan đến kim loại quý.
Một số quỹ ETF đáng chú ý bao gồm:
Vàng
- iShares Gold Trust (IAU)
- SPDR Gold Trust (GLD)
- ETF cổ phiếu vàng vật chất Aberdeen (SGOL)
- Perth Mint vàng vật chất ETH (AAAU)
- Sprott Gold Physical Trust (PHYS)
Bạc
- ETF Cổ phiếu Aberdeen Bạc Vật lý (SIVR)
- iShares Silver Trust (SLV)
- Tín thác bạc vật lý Sprott (PSLV)
Ngày nay, ETF đã trở nên phổ biến hơn và xu hướng chung là chúng sẽ ngày càng rẻ. Tuy nhiên, không giống như nắm giữ tài sản vật chất, những tài sản này không mang cảm giác an toàn nếu như rơi vào trường hợp thị trường khủng hoảng. Vì hầu hết các ETF không thể đổi lấy tài sản vật lý, anh em cần quản lý rủi ro nếu thị trường rơi vào các thời kì biến động.
Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ. Quỹ Perth Mint Gold Fund và các quỹ Sprott lưu trữ kim loại của họ dưới dạng thỏi vàng vật chất. Vì vậy, quỹ của họ có thể đổi thành vàng và bạc. Do đó, chúng tương đối an toàn hơn.
3.3. Hợp đồng tương lai và quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai trên kim loại quý chủ yếu là các công cụ phái sinh. Hợp đồng tương lai được giao dịch trên các sàn giao dịch. Đồng thời, chúng đi kèm với các cơ chế giao hàng cụ thể cho người mua và người bán. Chúng có thể dễ dàng chuyển đổi thành kim loại quý khi đến hạn giao hàng.
Mặt khác, quyền chọn là các công cụ phái sinh cung cấp cho anh em quyền giao dịch kim loại. Về cơ bản, chúng hoạt động giống như các hợp đồng bảo hiểm về giá của tài sản. Người bán quyền chọn đóng vai trò là công ty bảo hiểm, còn người mua là bên được bảo hiểm.
Thị trường quyền chọn và hợp đồng tương lai chủ yếu dành cho các nhà đầu tư muốn đặt cược lớn vào kim loại quý. Các công cụ này cung cấp đòn bẩy và tính thanh khoản hiệu quả. Chúng cho phép anh em tối đa hóa lợi nhuận của mình trên các giao dịch.
3.4. Chứng chỉ
Chứng chỉ mang lại lợi ích của việc sở hữu vàng mà không phải chịu gánh nặng về lưu trữ và vận chuyển. Về cơ bản, chúng là giấy chứng nhận quyền sở hữu kim loại quý và chúng có thể được phân bổ (bảo lưu toàn bộ) hoặc không phân bổ (gộp chung).
Với chứng chỉ thì tổ chức phát hành (thường là ngân hàng có lưu trữ vàng thỏi) có nghĩa vụ sẽ đổi chứng chỉ lấy vàng thỏi theo yêu cầu của nhà đầu tư. Các ngân hàng tính phí bảo hiểm theo giá giao ngay của tài sản và thường có số tiền mua chứng chỉ tối thiểu.
Có thể nói, chứng chỉ không phải là lựa chọn lý tưởng trong trường hợp các vấn đề như thiên tai và biến động chính trị. Ngoài ra, hình thức này xuất hiện rủi ro, nếu tổ chức phát hành phá sản thì chủ sở hữu chứng chỉ có thể trở thành chủ nợ không có bảo hiểm.
Chính vì vậy, trên các phương thức đầu tư kim loại quý trên thì đầu tư vào các quỹ ETF và các hợp đồng tương lai là phương thức tốt có thể cân bằng các rủi, sự tiện lợi và cả lợi nhuận cho anh em.
4. Các yếu tố và dữ liệu cần quan tâm khi giao dịch kim loại quý
4.1. Các yếu tố tác động đến giá giao dịch kim loại quý
4.1.1. Cung cầu
Thị trường hàng hóa luôn chịu ảnh hưởng và bị tác động bởi quan hệ cung – cầu. Sự chênh lệch về cung cầu (mua-bán) khiến cho giá cả hàng hóa thay đổi: Cung ít, cầu nhiều thì giá tăng. Ngược lại, cung nhiều, cầu ít thì giá giảm. Cách mà yếu tố cung cầu tác động đến giá kim loại quý tương tự như các yếu tố cung cầu tác động lên giá dầu thô.
4.1.2. Ảnh hưởng của đồng USD
Kim loại quý cũng bị tác động bởi đồng USD (đồng tiền chiếm khoảng 80% các giao dịch thương mại trên thế giới). Thông thường, giá vàng và kim loại quý khác có xu hướng ngược chiều với giá của USD.
- Khi đồng USD suy yếu, giá kim loại quý tăng.
- Khi đồng USD mạnh lên, giá kim loại quý giảm.
Các yếu tố trên của đồng USD không phải là yếu tố quyết định lên toàn bộ giá giao dịch kim loại quý mà còn rất nhiều yếu tố khác nữa chi phối đến giá.
4.1.3. Ảnh hưởng của giá Dầu
Giá dầu tăng sẽ kéo theo giá cả kim loại quý tăng theo và ngược lại. Điều này có thể được giải thích bằng việc giá dầu tác động trực tiếp đến giá vận chuyển, các loại kim loại quý khi khai thác thì đều gánh chịu thêm chi phí vận chuyển từ các mỏ về các bãi tập trung và đến tay khách hàng.
Do đó, nhiều nước Trung Đông ngoài là nước xuất khẩu dầu lớn thì đồng thời cũng là các nước dự trữvà cung cấp vàng bạc lớn. Vì giá dầu trong nước rẻ tạo ra lợi thế giá kim loại quý cạnh tranh hơn các quốc gia khác.
4.1.4. Sự lạm phát của đồng tiền
Khi lạm phát tăng thì giá trị tiền suy yếu, giá kim loại quý tăng; lạm phát giảm thì giá trị tiền mạnh lên, kim loại quý giảm.
Khi đồng tiền mất giá, thị trường biến động gây rủi ro cao. Nhiều người chọn đầu tư vào các kim loại quý làm nơi trú ẩn an toàn giúp bảo vệ giá trị tài sản của mình làm cho giá trị kim loại quý tăng lên.
Ví dụ: Tháng 03/2022, Bộ Lao động Mỹ báo cáo chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ – chỉ số giúp đánh giá lạm phát, đã tăng 0,8% trong tháng 2, tương đương 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất kể từ tháng 1/1982. Trong khi đó, giá bạc giao tháng 5 tăng 44 cent (1,7%) lên 26,256 USD/ounce. Giá bạch kim giao tháng 4 giảm 12,4 USD (1.12%) chốt phiên với giá 1.095,2 USD/ounce.
4.1.5. Tình hình kinh tế và chính trị
Các thông tin về kinh tế và chính trị có tác động lớn đến thị trường kim loại quý như các chỉ số đánh giá (giá tiêu dùng – CPI, giá sản xuất – PPI), lãi suất và đấu giá trái phiếu, chính sách của các ngân hàng Trung ương, sự tăng trưởng của các nền kinh tế lớn…
Trong nền chính trị bất ổn, nguy cơ rủi ro đầu tư trái phiếu hoặc tiền tệ xuất hiện. Lúc này, dòng tiền chảy vào đầu tư kim loại quý tăng.
Ví dụ: Ngày 26/02/2022, giá vàng tăng vọt 100 USD/ounce chỉ trong vài phiên trước khi các thị trường có phản ứng mới với cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Kết phiên cuối tuần, giá vàng thế giới giao dịch ở mức 1.889 USD/ounce..
4.2. Các dữ liệu quan tâm khi giao dịch kim loại quý
Ngoài các yếu tố ảnh hưởng cung cầu và yếu tố cơ bản khác ảnh hưởng đến giá kim loại quý thì các báo cáo của các tổ chức quỹ cũng là một trong những dữ liệu ảnh hưởng mạnh đến giá kim loại quý trong ngắn hoặc trung hạn đặc biệt là vàng với báo cáo quỹ SPDR Gold Trust.
Dữ liệu cập nhật hằng ngày, thường khoảng 6-7h sáng (giờ VN). #Kgold cập nhật tự động theo file báo cáo trực tiếp từ quỹ SPDR. Đôi khi SPDR Gold Trust xuất bản file báo cáo bị trễ, thì thường sẽ có trước phiên Mỹ là khoảng 18h-19h.