GIAO DỊCH THEO CẤU TRÚC – ĐỪNG BẮT ĐỈNH ĐÁY, HÃY ĐỌC NGÔN NGỮ THỊ TRƯỜNG

Giá chưa phá cấu trúc – chưa có đảo chiều. Điều đầu tiên và quan trọng nhất: đừng bao giờ bắt đỉnh hoặc bắt đáy khi chưa có xác nhận cấu trúc. Giao dịch dựa trên cấu trúc thị trường (market structure) tức là bạn chỉ hành động khi thị trường thực sự thay đổi trạng thái

GIAO DỊCH THEO CẤU TRÚC – ĐỪNG BẮT ĐỈNH ĐÁY, HÃY ĐỌC NGÔN NGỮ THỊ TRƯỜNG

Trong hành trình giao dịch, rất nhiều trader – đặc biệt là những người mới – luôn mang trong đầu tư tưởng "giá cao quá rồi, sắp đảo chiều" hoặc "giá thấp lắm rồi, chắc lên lại". Nhưng thị trường không hoạt động theo những gì ta nghĩ, mà vận hành theo quy luật cung cầu và cấu trúc giá. Và nếu không hiểu rõ điều này, bạn đang tự đốt cháy tài khoản của chính mình.


1. Gốc rễ: Giao dịch là đọc cấu trúc, không phải dự đoán

Điều đầu tiên và quan trọng nhất: đừng bao giờ bắt đỉnh hoặc bắt đáy khi chưa có xác nhận cấu trúc. Giao dịch dựa trên cấu trúc thị trường (market structure) tức là bạn chỉ hành động khi thị trường thực sự thay đổi trạng thái, chứ không phải dựa trên cảm tính hoặc tư duy "nó cao rồi phải giảm", "nó giảm nhiều rồi chắc sẽ hồi".

Giá chưa phá cấu trúc – chưa có đảo chiều.

Trong xu hướng tăng, bạn chỉ nên tập trung vào các cơ hội Buy theo sóng hồi, không nên gồng lệnh Sell ngược trend. Chỉ khi nào có CHOCH (Change of Character) – tức giá phá qua vùng được bảo vệ (protected low/high) – thì mới có tín hiệu tiềm năng cho đảo chiều.


2. CHOCH – Tín hiệu xác nhận đầu tiên cho xu hướng mới

Một số bạn hỏi: “Thế nào là phá cấu trúc đủ để Sell?”

Đó là khi giá phá qua vùng đáy (nếu đang trong xu hướng tăng) mà trước đó từng là nơi giá bật lên mạnh (protected low). Khi đó, chúng ta mới gọi là CHOCH – và từ đây, mới có cơ sở để chờ tín hiệu hồi lại để vào lệnh Sell theo cấu trúc mới hình thành.

📌 Một cú phá mạnh và rõ ràng (impulsive break), rồi hồi về vùng cung hình thành sau phá vỡ, mới là cơ hội Sell an toàn – không phải cứ thấy giá cao là "bán đại".

3. Xu hướng tuần vẫn tăng – đừng Sell khi dòng tiền chưa đổi hướng

Nếu bạn đang nhìn biểu đồ ở khung H1 hay M15 mà thấy giá “có vẻ đảo chiều”, nhưng khung W1 hoặc D1 vẫn đang trong xu hướng tăng – thì đó chỉ là sóng hồi. Và rất nhiều Retail Trader chết ở chỗ này: tưởng đảo chiều, vào lệnh ngược trend, rồi bị "rũ bỏ" (liquidity sweep), sau đó giá tiếp tục đi theo xu hướng lớn.

Xu hướng lớn mạnh + chưa có tín hiệu phân phối = không Sell.

4. Tư duy rũ bỏ (liquidity grab) – bài test lòng kiên nhẫn của Trader

Một đặc điểm dễ thấy ở thị trường hiện nay là mỗi khi giá tăng khoảng 50-70 pip, thì y như rằng sẽ có một cú rũ bỏ mạnh tầm 20-30 pip, khiến rất nhiều lệnh Buy của Retail bị đá SL. Đây là lúc những Trader thiếu kinh nghiệm sẽ:

Hoảng loạn thoát lệnh đúng đáy

Hoặc tệ hơn, Sell ngược xu hướng – ngay trước khi giá bật tăng tiếp

Đây chính là vùng mà Big Boy “lùa gà” – nếu bạn không có kiến thức về cấu trúc thị trường, cung cầu, dòng tiền (orderflow) thì rất dễ trở thành người nạp tiền cho thị trường.


5. Kết luận – giao dịch không phải là đoán, mà là phản ứng theo xác suất

Hãy chờ giá phá cấu trúc rõ ràng (CHOCH) rồi mới nghĩ đến Sell.

Đừng Sell đơn giản vì "giá cao", trừ khi bạn có lý do cấu trúc + vùng cung + dòng tiền hỗ trợ.

Nếu xu hướng chính vẫn là tăng, chỉ nên Buy theo sóng hồi, đặt SL rõ ràng, có quản lý vốn.

  • Khi thị trường rũ bỏ, đừng hoảng – nếu bạn có kế hoạch rõ ràng, đó là cơ hội, không phải thảm họa.
💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Đọc thêm