Golden Cross là gì? Cách giao dịch khi có Golden Cross

Nhiều nhà đầu tư vẫn không có một khái niệm chung nhất khi hỏi Golden Cross là gì. Được biết, đây là một tín hiệu tăng giá dài hạn của thị trường, giúp Traders có thể thực hiện giao dịch một cách hiệu quả hơn.

Golden Cross là gì? Cách giao dịch khi có Golden Cross

Nhiều nhà đầu tư vẫn không có một khái niệm chung nhất khi hỏi Golden Cross là gì. Được biết, đây là một tín hiệu tăng giá dài hạn của thị trường, giúp Traders có thể thực hiện giao dịch một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thực sự thì có phải như vậy hay không? Để giải đáp được điều này thì hãy đi cùng nghiên cứu bài viết này nhé!

Golden Cross là gì?

Golden Cross trong giao dịch thị trường được hiểu là một tín hiệu tăng giá tại thời điểm mà đường MA50 ( đường trung bình động 50 ngày) cắt lên trên đường trung bình động MA200 ( đường trung bình động 200). Với định nghĩa tổng quát như vậy, chắc hẳn nhiều nhà đầu tư trên Forex vẫn còn khá mơ hồ và không hiểu được chính xác Golden Cross là gì? Do đó, để có một cái nhìn tốt nhất về khái niệm này thì Forex Dictionary khuyến khích các Traders nên tìm hiểu về lý thuyết PTKT cũng như nắm được thông tin cụ thể về đường trung bình động MA.

Theo như lý thuyết trên, có thể thấy rằng, hai yếu tố chính của mô hình Golden Cross gồm hai đường trung bình động. Trong đó:

  • Đường MA200 – Đường trung bình động 200 ngày: Đại diện cho dài hạn
  • Đường MA50- Đường trung bình động 50 ngày: Đại diện cho ngắn hạn

Điều mà các nhà tham gia thị trường Forex nên nhớ đó là Death Cross – Giao Cắt Tử Thần. Đây là một khái niệm hoàn toàn ngược lại với mô hình Golden Cross bởi vì đường trung bình động MA50 cắt xuống dưới MA200 chứ không phải cắt lên trên. Nhà đầu tư nên đặc biệt cẩn thận để không nhầm lẫn giữa hai khái niệm này để thực hiện giao dịch thuận lợi.

Ý nghĩa đại diện của Golden Cross

Nếu như thị trường đang nằm trong một xu hướng giảm dài hạn, đường trung bình động 50 ngày – MA50 sẽ có vị trí phía dưới đường MA200. Tuy nhiên, sẽ không có một xu hướng nào tồn tại trường kỳ cả. Do đó, ngay khi xu hướng giảm kết thúc và bắt đầu một xu hướng tăng, đường trung bình động 50 ngày sẽ cắt lên đường trung bình động 200 ngày một cách nhanh chóng. Và đây chính là nguyên lý của mô hình Golden Cross.

Trong thực tế, khi tham gia vào thị trường, các nhà đầu cơ có thể linh động thay đổi đường trung bình động MA50 thành MA49 hoặc MA200 thành MA199 ngày cũng vẫn được. Điều này sẽ không gây ra ảnh hưởng quá lớn trên thị trường bởi vì ý nghĩa cốt lõi của đường trung bình động MA đó là được sử dụng để xác định xu hướng thị trường. Cũng có nghĩa là, Golden Cross sẽ xảy ra khi đường xu hướng ngắn hạn đang có sự chống lại xu hướng dài hạn.

Thường thì Golden Cross sẽ tiến triển theo 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn đầu, xu hướng giảm gần như đã chính thức kết thúc vì lượng bán đang cạn kiệt dần.
  • Tiếp theo, đường trung bình động ngắn hạn sẽ di chuyển lên phía trên và cắt đường trung bình động dài hạn.
  • Cuối cùng, giá tăng chứng tỏ rằng lực mua thị trường đang tăng cao, bên mua đang chiếm ưu thế ở thời điểm hiện tại.

Những điều Traders đặc biệt lưu ý khi gặp mô hình Golden Cross trên thị trường

Nhiều nhà đầu tư luôn “kìm kẹp” bản thân với lối suy nghĩ mòn là: “ Hãy đợi đến khi MA50 cắt lên trên MA200 sẽ thực hiện mua vào, ngược lại, MA50 cắt xuống dưới MA200 sẽ thực hiện bán ra”.

Thực tế cho thấy, các nhà đầu tư không nên suy nghĩ như vậy vì Traders rất dễ rơi vào bẫy thị trường. Bởi vì thị trường chỉ di chuyển từ xu hướng tăng giảm sang thị trường sideway. Hoặc đôi khi, nó đi ngược lại với kỳ vọng của những nhà đầu tư.

Theo như ví dụ phía dưới, ngay khi MA50 cắt xuống dưới đường trung bình động 200 ngày – MA200 ( mô hình Death Cross) thì giá vẫn đi theo chiều ngang, sau đó di chuyển theo chiều hướng tăng giá.

Do đó, trừ khi các Traders nắm rõ được tình hình thị trường thì hẵng thực hiện giao dịch, còn không thì khuyên các bạn không nên “mù quáng” tham gia giao dịch Golden Cross.

Cách áp dụng Golden Cross trên thị trường giao dịch

Xác định đường MA phù hợp

Golden Cross được xác định nhờ vào sự giao cắt của hai đường trung bình động. Được biết, loại trung bình động được sử dụng phổ biến đó chính là trung bình động hàm mũ – EMA.

Nếu như các nhà đầu tư muốn sử dụng SMA thì vẫn được, bởi vì hai loại này đều không có sự khác biệt lớn, đều được sử dụng với mục đích xác định xu hướng. Điểm khác biệt duy nhất của EMA với SMA đó là tốc độ phản ứng. Theo như nhiều thử nghiệm thực tiễn, EMA thường có phản ứng nhanh hơn so với SMA. Mặc dù như vậy nhưng việc lựa chọn đường trung bình động nào còn tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của Traders. Nhưng nhắc lại là các Traders hoàn toàn thoải mái trong việc lựa chọn loại MA, bởi vì cho dù là EMA hay SMA thì đều mang lại hiệu quả như nhau.

Như đã nói trước đó, các nhà đầu tư không cần phải sử dụng chính xác chu kỳ 50 và chu ký 200. Trong thực tế, các nhà giao dịch có thể sử dụng chu kỳ 49 và 199 vẫn có thể được bởi vì ý nghĩa thật sự của Golden Cross không nhờ vào loại công cụ sử dụng mà tập trung chủ yếu vào ý tưởng. Có nghĩa là điểm cắt phải cho các nhà đầu tư biết được rằng xu hướng ngắn hạn đang có chiều hướng mạnh hơn so với xu hướng giảm dài hạn vừa xảy ra trong quá khứ.

💡
- Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn - trung - dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Tìm hiểu về khung thời gian để áp dụng Golden Cross một cách tối ưu

Golden Cross dễ dàng hoạt động trên nhiều Time Frame khác nhau, từ ngắn cho đến dài. Điển hình như là khung thời gian phút ( M15, M30), khung thời gian giờ ( H1, H4) hay là khung thời gian ngày ( D1),… Mặc dù phù hợp với nhiều khung thời gian khác nhau nhưng Time Frame lý tưởng nhất để Golden Cross có thể hoạt động tối ưu đó chính là D1. Do đó, các nhà đầu tư nên cân nhắc lựa chọn Time Frame D1 để Golden Cross có thể làm tốt vai trò của mình trên thị trường.

Những loại tài sản nào có thể giao dịch với Golden Cross

Có thể giao dịch tất cả tài sản đang có mặt trên mọi thị trường tài chính hiện nay, gồm: chứng khoán, phái sinh, ngoại hối, tiền điện tử,..

Hướng dẫn cách giao dịch cụ thể với Golden Cross ( Điểm cắt vàng)

Như nội dung đã chia sẻ trước đó, đôi khi thị trường sẽ dịch chuyển theo chiều hướng mà các nhà đầu tư không mong muốn. Điển hình như là thị trường đi ngang – sideway. Lúc này, cho dù là Golden Cross hay là Death Cross thì đều trở nên vô nghĩa. Có nghĩa là suy nghĩ Mua khi MA50 cắt MA200 và Bán khi MA50 cắt xuống MA200 sẽ không được áp dụng tại thời điểm này,

Chi tiết cách giao dịch với Điểm Cắt Vàng – Golden Cross hiệu quả

Sau khi đã có được thông tin chính xác nhất về Golden Cross là gì, tiếp theo, hãy cùng Forex Dictionary tìm hiểu về cách giao dịch hiệu quả đối với Golden Cross. Đây chính xác là kiểu kỹ thuật giao dịch phù hợp với những Traders không quá quyết đoán với quyết định mua/ bán trên thị trường bởi vì Golden Cross và Death Cross hoạt động giống như một bộ lọc xu hướng. Các nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch ở phía bên phải của thị trường, nâng cao khả năng chiến thắng trong giao dịch của mình.

Sau đây là cách mà các Traders nên làm khi giao dịch với Golden Cross:

Khi MA50 vượt lên phía trên MA200, Traders nên đi tìm tín hiệu tăng giá.

Ngược lại, khi mà MA50 di chuyển xuống dưới MA200, các Traders sẽ đi tìm tín hiệu tăng giá.

Lưu ý rằng, các Traders chỉ thực hiện việc truy dấu các tín hiệu tăng giá/ giảm giá chứ không phải tham gia giao dịch ngay khi thấy sự xuất hiện của Golden Cross hoặc Death Cross.

Cụ thể: Nếu như Golden Cross xảy ra trên thị trường, các Traders hãy luôn theo dõi diễn biến tương lai của thị trường. Xem thử xem thị trường lúc này có xuất hiện các mẫu hình tăng giá hay không. Khi các mô hình thật sự xuất hiện, hãy cân nhắc vào lệnh BUY với Golden Cross, xác suất thành công lúc này là rất cao, chiếm hơn 50%.

Một vài mô hình tăng giá thường được sử dụng khi giao dịch với Golden Cross gồm có:

  • Mô hình 2 đáy
  • Mô hình 3 đáy
  • Mô hình tam giác tăng dần
  • Mô hình vai đầu vai ngược
  • Mô hình cờ đuôi nheo tăng
  • Mô hình cờ tăng

Thực hiện giao dịch với Golden Cross cùng đa khung thời gian

Hầu hết các nhà đầu tư thị trường đều không biết có nên thực hiện mua vào hay không ngay khi vừa xác định được mô hình tăng giá sau khi Golden Cross xảy ra. Tâm lý chung của các nhà đầu tư đó là lo sợ thị trường đã tăng giá trong một khoảng thời gian dài và sợ thời điểm mà bản thân mua vào đã quá muộn. Để giải quyết được điều này, các nhà đầu tư nên áp dụng đa khung thời gian để tìm kiếm điểm vào lệnh tối ưu. Cụ thể như sau:

  • Xác định mô hình Golden Cross tại khung thời gian cao
  • Tìm kiếm những mô hình tăng giá tại các khung thời gian thấp

Để làm rõ hơn, hãy nhìn vào ví dụ dưới đây:

Ngay khi chuyển qua khung thời gian thấp, khung thời gian 4H, các nhà đầu tư dễ dàng nhận thấy mô hình cờ tăng đang xuất hiện tại khung thời gian này.

Nhiệm vụ của các nhà đầu tư lúc này đó chính là thực hiện giao dịch dựa trên mô hình Bull Flag vừa mới được xác nhận.

Stop Loss ( SL) và Take Profit (TK) với mô hình Golden Cross

Một điều còn hạn chế với Golden Cross đó chính là rất khó để xác định được điểm đặt Take Profit và Stop Loss. Bởi vì các nhà đầu tư giao dịch dựa trên xu hướng thị trường, vậy nên rất khó để đưa ra dự đoán chính xác về thời điểm kết thúc của xu hướng. Chính vì vậy, để giao dịch an toàn và hiệu quả thì các nhà đầu tư nên đặt ra mục tiêu lợi nhuận của mình cũng như xác định được mức độ rủi ro mà bản thân có thể chấp nhận được. Từ đó, xác định điểm SL và TK phù hợp.

Hiển nhiên là vẫn xảy ra rất nhiều trường hợp mà khi Traders vừa chốt lời là giá tiếp tục tăng cao, thậm chí là tăng mạnh. Tuy nhiên, các nhà đầu tư chỉ đành phải chấp nhận mà thôi, miễn là cảm thấy lợi nhuận đã đạt đến ngưỡng kỳ vọng của bản thân.

Trong trường hợp các nhà đầu tư không mong muốn mất đi nguồn tiền lợi nhuận khổng lồ từ Take Profit, các nhà đầu tư có thể thực hiện việc giữ lệnh và theo dõi đồ thị liên tục. Chờ đến thời điểm xuất hiện Death Cross ( M50 cắt xuống đường MA200) – cho thấy một xu hướng giảm sắp bắt đầu.

Sự khác nhau hai mô hình: Golden Cross và Death Cross

Chắc hẳn với nội dung phía trên, các nhà đầu tư đã có thể phân biệt được Golden Cross và Death Cross rồi đúng không nào? Nhắc lại một lần nữa, Golden Cross hay còn được gọi là điểm cắt vàng, là hiện tượng khi mà MA50 di chuyển lên phía trên và cắt MA200. Trong khi đó, Death Cross ( Điểm cắt tử thần) lại ngược lại khi MA50 di chuyển xuống phía dưới và cắt MA200.

Đối với các nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán, Golden Cross chính là một chân lý vì nó biểu hiện cho một sự tăng gia của thị trường. Trong khi đó, Death Cross lại là một sự không mong chờ của các nhà đầu tư khi nó tượng trưng cho một thị trường giảm giá.

Trong thị trường giao dịch ngoại hối, cho dù là giá tăng hay giá giảm thì các nhà đầu tư vẫn có được rất nhiều cơ hội giao dịch từ thị trường. Chính vì vậy mà việc tạo ra lợi nhuận từ giao dịch cũng trở nên dễ dàng hơn.

Khi Golden Cross xảy ra, những nhà đầu tư sẽ đi tìm kiếm những cơ hội để thực hiện BUY dài hạn. Bởi vì điểm cắt vàng cho thấy một xu hướng tăng lâu dài chứ không phải là một chiều hướng tăng ngắn hạn vì biến động thị trường. Khi mà trên thị trường xuất hiện Death Cross cũng là lúc mà các nhà đầu tư thực hiện đóng vị thế mua và mở lệnh SELL dài hạn.

Nội dung phía trên là toàn bộ thông tin về mô hình Golden Cross ( Điểm cắt vàng) cùng cách sử dụng nó sao cho hiệu quả nhất. Hy vọng rằng những chia sẻ này đã giải đáp được toàn bộ thắc mắc của các nhà đầu tư về thuật ngữ Golden Cross là gì cũng như những thông tin liên quan đến mô hình này.

💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây

Loading...

Đọc thêm