Gồng lỗ là gì? Hướng dẫn cách cắt lỗ và gồng lời hiệu quả
Gồng lỗ là gì? Nếu bạn là một trader giao dịch tài chính, bạn sẽ biết gồng lỗ là một hành vi khá phổ biến, dù điều đó có đau khổ thì chúng ta vẫn làm.
Gồng lỗ là gì? Nếu bạn là một trader giao dịch tài chính, bạn sẽ biết gồng lỗ là một hành vi khá phổ biến, dù điều đó có đau khổ thì chúng ta vẫn làm. Ngược lại với gồng lỗ, gồng lời hiểu đơn giản là giữ lệnh cho đến khi đạt được mục tiêu về lợi nhuận. Nói thì dễ nhưng việc để kiếm được lợi nhuận như kế hoạch thực chất rất khó. Trong bài viết hôm nay, cùng sanforex.me tìm hiểu về gồng lỗ và cách để gồng lời hiệu quả nhất.
Gồng lỗ là gì?
Đầu tiên, bạn đã từng nghe đến câu nói “Let your profits run and cut your losses” rất nổi tiếng lưu truyền từ lâu trong giới giao dịch toàn cầu? Nó được tạo ra cách đây khoảng 150 năm và áp dụng cho tất cả các thị trường tài chính, tất cả các loại giao dịch khác nhau. Chúng ta có thể hiểu câu này là cho phép các giao dịch có lợi nhuận được tiếp tục và các giao dịch thua lỗ sẽ bị cắt bỏ. Với trader Việt Nam, các “thuật ngữ” không chính thức được sử dụng để đề cập hành vi này là “gồng lời” và “cắt lỗ”.
Ý nghĩa của câu này là khuyên các trader nên thoát khỏi cuộc chơi càng sớm càng tốt cho các vị thế thua lỗ, hoặc ít nhất là bám vào mức cắt lỗ, thay vì gồng lỗ vì hy vọng sẽ “lên bờ”. Ngược lại, đối với một lệnh có lợi nhuận, nên kiên nhẫn chờ đợi mục tiêu đạt được thay vì đóng vị thế sớm.
Lời khuyên này khá đơn giản để hiểu và nhìn có vẻ dễ áp dụng. Tuy nhiên, trong thực tế, mặc dù nó đã lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng có rất ít người thực sự có thể làm theo nó. Đa số các nhà giao dịch thường ưa chuộng đóng lệnh sớm nếu thấy chúng mang đến lợi nhuận, hay gọi khác là chốt non, vì họ sợ khoản lãi này sẽ mất đi nếu để lâu.
Ngược lại, những vị thế thua lỗ đáng ra phải được cắt nhanh thường được để lại với niềm tin đến một lúc nào đó giá sẽ đảo chiều giúp họ “vào bờ” – hay còn gọi là gồng lỗ – một tình huống thường gặp và đáng lo ngại của các nhà giao dịch.
Vì sao các nhà giao dịch lại có xu hướng gồng lỗ?
Dễ dàng nhận ra những hành vi này bắt nguồn từ cảm xúc và tâm lý của con người. Mọi người thường có sự lạc quan, vì vậy họ thường tin rằng nếu giá đi ngược lại với phán đoán của họ, nó sẽ sớm trở lại đúng hướng như họ đã đặt ra. Tuy nhiên, điều này chỉ do chính chúng ta vẽ ra để làm điểm tựa cho một chút hy vọng vì chúng ta không chấp nhận được những mất mát mà mình phải đối mặt.
Nhiều trader thường nói với nhau một câu nói đùa rằng: chưa stop loss nghĩa là chưa lỗ. Trong tình huống này, chính tâm lý này đã khiến chúng ta cố gắng giữ các vị thế thua lỗ, bởi vì miễn là lệnh vẫn còn, thì cơ hội cũng còn đó, và đóng vị thế có nghĩa là lỗ và mất tiền. Tuy vậy, kết quả cuối cùng thường sẽ mất một khoản tiền lớn hơn dự kiến, tỷ lệ vào bờ chỉ là một tỷ lệ nhỏ mà thôi.
Đáng buồn hơn nữa, không phải lúc nào sự lạc quan cần thiết cũng có, và sự bất ổn cũng là một biểu hiện tâm lý hay gặp của con người. Khi chúng ta cần quyết đoán, chúng ta thường lạc quan và có niềm tin, nhưng khi cần đến sự lạc quan, hầu hết các trader đều lo lắng và sợ hãi. Đây là trạng thái cảm xúc của chúng ta khi thực hiện các giao dịch có lợi nhuận.
Hầu hết anh em thay vì tin rằng phán đoán của mình là đúng, tin rằng giá sẽ sớm đạt đến điểm chốt lời như kế hoạch giao dịch, lại thường rơi vào trạng thái lo lắng, chẳng hạn như “nếu giá đảo chiều thì sao”, hay chốt lời luôn để lấy lợi nhuận đã đạt được, và thậm chí, bạn sẽ thấy các phạm vi hỗ trợ và kháng cự có thể ngăn chặn đáng kể hành động giá một cách bất ngờ mà trước đó chưa từng có.
Chung quy lại, tất cả những lo lắng và suy nghĩ này cuối cùng sẽ khiến bạn đưa ra quyết định cuối cùng: cắt lệnh sớm để kiếm một ít lợi nhuận. Và nó không dừng lại ở đó. Khi cắt lệnh xong, hay nói cách khác là giao dịch kết thúc, đáng ra bạn nên lưu nó ở quá khứ. Nhưng không, bạn tiếp tục theo dõi hướng giá cho ra kết quả giống như bạn dự đoán lúc đầu, chỉ khác là lệnh đã kết thúc trước đó.
Chắc các bạn cũng hình dung được tâm trạng lúc đó rồi đúng không, chúng ta thường có xu hướng tự hứa với nhau rằng lần sau sẽ giữ lệnh lâu hơn và sẽ không cắt sớm như vậy nữa. Tuy nhiên, lần tới khi bạn đối diện với biểu đồ giá, bạn tiếp tục lo lắng về lợi nhuận hiện tại của mình, và sau đó quên đi lời hứa ban đầu.
Gồng lỗ và gồng lời quan trọng như thế nào?
Cắt lỗ hay gồng lỗ là một điều rất quan trọng, bởi vì chỉ khi cắt lỗ, bạn mới có thể có một khởi đầu mới. Dù có nguy cơ thua lỗ lớn hơn hay không, việc gồng lỗ có thể khiến bạn luôn trong tư thế lo lắng, căng thẳng và khó bắt đầu phân tích chính xác bất kỳ tín hiệu giao dịch nào khác. Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với về vấn đề này vì thực tế đã có rất nhiều trader nhiều lần thất bại và cháy tài khoản do gồng lỗ.
Với gồng lời, nó sẽ giúp bạn quản lý vốn tốt hơn, đặc biệt là quản lý lợi nhuận. Thông thường, các thiết lập lệnh có thể sử dụng các mức Risk:Reward Ratio như 1:1 hoặc 1:2, 1:3. Khi chốt lời sớm hơn, đảm bảo chúng ta sẽ không đạt tỷ lệ lợi nhuận trên, tức là lợi nhuận của lệnh sẽ thấp hơn mức rủi ro trong tỷ lệ Winrate không tăng.
Bên cạnh đó, hành động gồng lỗ và chốt non thường đi đôi với nhau. Khi chúng cộng hưởng với nhau, kết quả có thể khiến phương pháp giao dịch của bạn “thất bại”, với hàng chục lệnh thắng nhưng các vị thế chốt non không thể bù lỗ trong một lệnh gồng lỗ duy nhất.
Tóm lại, kết quả của việc gồng lỗ và take profit sớm chắc hẳn chúng ta cũng đã biết. Quan trọng nhất là bạn cần quản lý cảm xúc của mình, không nên để nó ảnh hưởng đến quyết định giao dịch của bạn.
Cách gồng lời để tối đa lợi nhuận trong giao dịch
Sau khi tìm hiểu gồng lỗ là gì, vậy làm cách nào để gồng lời hiệu quả? Cách để thoát khỏi xu hướng gồng lỗ và chốt non chỉ có thể dựa vào tính kỷ luật bản thân và kiểm soát cảm xúc của chính bản thân. Tuy nhiên, chúng ta cũng có một số mẹo và lưu ý để làm tốt việc đó. Bạn có thể từ từ kiểm soát tâm lý của mình theo những nguyên tắc này và học cách gồng lời hiệu quả thay vì chỉ tập trung vào gồng lỗ.
Nguyên tắc gồng lời thực ra rất dễ dàng, chỉ cần bạn luôn tuân theo mức cắt lỗ và chốt lời, nghĩa là đặt mức dừng lỗ và chốt lời mỗi khi bạn thiết lập lệnh giao dịch, sau đó không can thiệp nữa cho đến lúc một trong các lệnh này có hiệu lực. Thế nhưng, đây chỉ là lý thuyết và việc thực hiện có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào cách anh em kiểm soát cảm xúc và có tính kỷ luật khi giao dịch.
- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY
Điều kiện để gồng lời
Để chắc chắn có thể quản lý cảm xúc, trước tiên bạn cần có một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh làm tiền đề. Trong đó, bạn cần có một kế hoạch tốt để tìm vị thế vào lệnh, cũng như chiến lược quản lý tiền hiệu quả,… Tất nhiên, chúng ta không thể chỉ thiết lập lệnh và đặt mức cắt lỗ, chốt lời theo ý muốn rồi gồng lời một cách tùy tiện.
Bạn cần phân tích cẩn thận theo chiến lược của mình, sau đó đặt cắt lỗ và chốt lời theo nguyên tắc nghiêm ngặt nhất. Chỉ như vậy, chúng ta mới có thể tự tin gồng lời và thừa nhận mình đã sai nếu xảy ra tình huống bị hit stop loss thay vì ngoan cố thay đổi stop loss để gồng lỗ.
Một tuýp hay để gồng lời hiệu quả hơn là sử dụng chiến lược chốt lời từng phần, với nhiều mức giá mục tiêu khác nhau. Ví dụ: khi vào lệnh, bạn có thể đặt mức TP1 là 50 pips, mức này sẽ chốt 1/3 khối lượng lệnh lúc đầu và đẩy SL của 2 phần còn lại vào lệnh. Mức tiếp theo là TP2, có thể là 100 pips, chốt 1/3 và tiếp tục đẩy SL còn lại lên mức cao hơn.
Phần cuối cùng của lệnh, bạn có thể nhắm mục tiêu xa hơn, chẳng hạn như 200 hoặc thậm chí 300 pips. Bởi vì bạn đã kiếm được lợi nhuận ở hai lệnh trước đó và bạn cũng đã kéo SL về giá trị dương, bây giờ bạn có thể thoải mái kiếm lợi nhuận và đôi khi bạn còn có thể nói đùa rằng TP là vô hạn. Tuy vậy, hãy nhớ rằng mức TP cần phải có cơ sở nhé các anh em, tránh trường hợp cứ đặt TP “ẩu” khi giá chưa có cơ sở để đạt được.
Lưu ý rằng việc chốt lời từng phần nên được kết hợp với trailing stop loss. Khi giá tăng và bạn kiếm được lợi nhuận, bạn nên tăng mức cắt lỗ của mình để đảm bảo giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, điểm dời cắt lỗ cũng cần phải thực tế và không thể di chuyển theo ý muốn, nếu đã di chuyển, điều đó có nghĩa là điểm cắt lỗ hiện tại đã đến và không thể di chuyển trở lại sau khi nhìn thấy hành động giá, bởi vì nó sẽ quay trở lại hành đồng gồng lỗ, vi phạm những gì chúng ta đang cố gắng tạo ra.
Mặt khác, để sở hữu những vị thế lý tưởng, bạn chỉ nên giao dịch với các cặp tiền, tài sản mà mình biết rõ. Đối với các tài sản không có nhiều hiểu biết, có thể phương pháp giao dịch của bạn sẽ không phù hợp và từ đó mà rủi ro nhiều hơn.
Quản lý cảm xúc để gồng lời hiệu quả
Một khi bạn đã có phương pháp cắt lỗ và chốt lời thông minh, phần còn lại sẽ phụ thuộc vào tính kỷ luật và năng lực kiểm soát cảm xúc của bạn. Dưới đây là một số nguyên tắc bạn cần ghi nhớ cùng với những lời khuyên bổ ích để có thể làm tốt hơn trong việc gồng lời.
Thiết lập lệnh sau đó quên đi
Đi sâu vào vấn đề này, bạn có thể nhận ra được lý do sâu xa nhất của hành động gồng lỗ và chốt lời sớm là do xem biểu đồ quá nhiều.
Giả sử sau khi vào lệnh mua, nếu bạn liên tục quan sát biểu đồ giá, theo dõi mọi biến động của giá, nó có thể trở nên căng thẳng và dẫn đến hành vi thiếu suy nghĩ, cụ thể:
- Khi bạn thấy giá giảm rời khỏi điểm vào lệnh, bạn bắt đầu hoang mang. Nếu thấy giá giảm gần đến SL, bạn sẽ có suy nghĩ dời cắt lỗ vì mục đích gồng lỗ và hy vọng giá về bờ.
- Ngược lại, khi giá dương so với giá vào lệnh, chúng ta không hài lòng mà tiếp tục theo dõi biểu đồ. Một khi giá di chuyển với một mức giảm nhỏ, sự lo lắng sẽ xuất hiện, sợ rằng giá sẽ đảo chiều và mất lợi nhuận. Kiểu suy nghĩ này sẽ thúc đẩy bạn đóng lệnh càng sớm càng tốt, mặc dù nhìn chung giá vẫn đang di chuyển đúng như dự đoán.
Vì vậy, giải pháp ở đây là hãy dừng việc xem biểu đồ quá nhiều lại. “Set and forget forex trading” cũng là lời khuyên được nhiều chuyên gia giao dịch chia sẻ. Sau khi bạn đã nghiên cứu kỹ càng và đưa ra quyết định thiết lập lệnh, hãy chắc chắn rằng thiết lập của bạn là đúng đắn, sau đó tắt biểu đồ và bỏ nó vào một góc, hãy để thị trường làm nhiệm vụ còn lại.
Nếu bạn có thể làm điều này, đảm bảo bạn sẽ không gồng lỗ hoặc chốt lời quá sớm nữa vì bạn không biết tình hình giá cả đang như thế nào. Đây là một chiến thuật rất hiệu quả nếu bạn làm tốt và nó cũng có thể giúp bạn phân tích các cặp tiền tệ khác dễ dàng hơn hoặc dành thời gian để làm những việc khác ngoài giao dịch.
Tin tưởng vào năng lực của bản thân
Bạn có cảm thấy mình đang thiếu tôn trọng bản thân khi luôn chốt lời quá sớm? Tại sao chúng ta dành nhiều thời gian và năng lượng để phân tích và đưa ra quyết định vào các lệnh giao dịch tốt nhất, nhưng chỉ trong tích tắc, một khoảnh khắc rất ngắn và không được kiểm soát, bạn lại tự tay hủy đi kế hoạch mà bản thân cố gắng tạo ra, và rồi tự mình mất đi khoản lợi nhuận đáng ra sẽ là của mình.
Do đó, điều quan trọng là bạn phải tự tin vào phương pháp và kỹ năng phân tích của mình, đồng thời không để nỗi sợ hãi và lo lắng lấn át bạn. Bạn phải thừa nhận một điều là, ngay cả bản thân bạn còn không có niềm tin thì ai sẽ tin bạn đây?
Chúng ta có thể không giỏi hay hoàn hảo, nhưng chúng ta có thể tự mình trau dồi kiến thức và rút kinh nghiệm để trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, đầu tiên bạn cần có niềm tin vào bản thân và để mọi thứ kết thúc đúng như kế hoạch để có thể đánh giá một cách rõ ràng những hạn chế của mình nằm ở đâu.
Cứ sai đi đừng ngại
Đương nhiên là chúng ta ai cũng sẽ mắc sai lầm, thậm chí nhiều sai lầm trong quá trình phân tích và đưa ra quyết định. Nhưng chẳng là vấn đề gì cả. Có thể không lĩnh vực nào cho phép bạn mắc nhiều sai lầm như giao dịch ngoại hối, bởi vì nó là một trò chơi xác suất, đa phần chúng ta không thể dự đoán chính xác rằng thị trường sẽ như thế nào và mọi thứ thay đổi rất nhanh.
Để các bạn nhìn thấy rõ ở điểm này, hãy lấy ví dụ về nhà giao dịch huyền thoại Peter Brandt, một nhà giao dịch thành công được mô tả trong cuốn sách “Market Wizards” của Jack Schwager. Nội dung của cuốn sách đó, tác giả nói rằng ông ta đã sai khoảng 65% trong toàn bộ thời gian khi đưa ra quyết định vào lệnh.
Đây là chia sẻ của một trader nổi tiếng và rất thành công. Một người kiếm sống bằng việc giao dịch vẫn sẽ sai khoảng 65% trong các quyết định giao dịch của mình trước khi ông ta đạt được thành công trong sự nghiệp này và trở nên giàu có. Nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo rằng ông ta không gồng lỗ và chốt lời sớm. Đây cũng là một ví dụ về gồng lời, bởi vì tỷ lệ winrate chỉ khoảng 35%, như vậy tỷ lệ RR phải cao và lợi nhuận chung là không nhỏ. Và chỉ có gồng lời chắc chắn thì mới có khả năng đạt được điều đó.
Vì vậy, bạn phải hiểu rằng trong lĩnh vực này, việc đưa ra những quyết định sai lầm không phải là điều nên quá lo lắng, điều khủng khiếp chính là không có tính kỷ luật. Bạn hãy cứ gồng lời, một vị thế đang gồng lời trở thành một lệnh cắt lỗ cũng không thành vấn đề. Miễn là bạn có sự kiên nhẫn, sẽ có những vị thế khác chốt lời bù đắp lại khoản lỗ cho bạn.
Luôn nhớ rằng, kết quả có ra sao cũng không quan trọng, chỉ cần quan tâm đến mức trung bình của toàn bộ các giao dịch trong thời gian cụ thể. Để thành công trong lĩnh vực này, nó cần bạn đánh đổi một khoảng thời gian dài chứ không phải ngày 1 ngày 2 là đã trở thành bậc thầy. Hãy xem trading Forex là một cái nghề chứ không phải là sở thích nhất thời. Do đó, bạn cần để ý đến tổng thể, chứ không phải chỉ vì một vài vị thế gồng lỗ là đã nản lòng, nghĩ đến thất bại.
Thông qua gồng lỗ là gì trong bài viết ngày hôm nay, các bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về giao dịch trên thị trường Forex. Bên cạnh đó, với hướng dẫn cách chốt lời hiệu quả, anh em hãy ghi nhớ và áp dụng nó trong quá trình luyện tập, giao dịch của mình. Từ đó, nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, điều đó sẽ giúp ích cho các bạn để tạo ra các giao dịch thành công.