Hệ thống giao dịch không cần giá, chỉ cần đường trung bình động (Phần 2)

Hệ thống giao dịch không cần giá, chỉ cần đường trung bình động (Phần 2)

Sau khi thiết lập biểu đồ xong xuôi, chúng ta sẽ cùng bàn tới những gì cần tìm kiếm trên biểu đồ
Đôi khi việc phân tích đối với tôi diễn ra rất tự động, cho nên nhiều khi các bạn sẽ không hiểu là tôi suy nghĩ như thế nào, do đó tôi khuyên các bạn khi không hiểu thì nên đặt câu hỏi ngay.

Hãy bắt đầu với đường EMA 26.

Trước giờ chúng ta đều trade với ema theo kiểu thêm vào chart 1 hoặc 2 ema với bất cứ chu kỳ nào, và tìm kiếm các giao cắt cùng các lần chạm bật của giá. Các đường trung bình luôn đuổi theo hành động giá bởi vì đó là tất cả bản chất của chúng, chúng lấy dữ liệu giá ra để tính toán và hình thành. Và cũng vì thế mà chúng luôn chậm hơn hành động giá. Nói cách khác đây không phải là cách đáng tin cậy để trade. Chúng ta sẽ không làm như vậy trong hệ thống này.

Giờ các bạn hãy nhìn biểu đồ 5 phút bên dưới:

Điểm A là giao điểm của swing low đầu tiên kéo dài ngang, với đường dọc chúng ta đã đánh dấu hồi nãy. Hãy nhìn xem điểm A nằm ở đâu trên RSI, quá bán (oversold) đúng không?

Giá đang ở điểm X, và ngay lúc này giá chưa thể giảm xuống vùng A được vì RSI đang chỉ quá bán, và giá vẫn chưa thể phá được swing low tại S. Chúng ta có thể gọi nó là phá vỡ xuống thất bại. Thị trường sẽ bật lên từ cú phá thất bại này và test lại vùng giá bên trên là vùng S1, điểm retest là điểm B. Như vậy lúc này có thể vào 1 lệnh Buy với kỳ vọng đường MA sẽ test điểm B và phá lên các mức cao hơn.

Tuy nhiên, khi lên tới điểm B, ta nhìn xuống RSI thì thấy phân kỳ giữa RSI dài và RSI ngắn, và chúng ta không thể làm ngơ được. Lệnh Buy phải được đóng ngay lập tức. Và 1 lệnh sell được mở, tương tự như cách phân tích của lệnh Buy đầu tiên.

Tương tự, chúng ta phát hiện 1 phân kỳ tại điểm B2 khi giá giảm, RSI đã bị quá bán và giá khó có thể giảm thêm nữa, do đo thoát lệnh Sell và chuẩn bị cho 1 lệnh buy. Mà khoan, việc gì bạn phải lo khi tới giờ bạn đã kiếm được 50 pip qua 2 lệnh rồi.

Tiếp tục, ta sẽ Buy tại B2 với kỳ vọng đường trung bình sẽ test lại S1, tuy nhiên khi giá đi được 1 chút thì phát hiện phân kỳ tại B3, thoát lệnh ngay lập tức, và tìm cơ hội Sell tại B3.

Các bạn đã nắm được ý tưởng chưa, ta sẽ buy khi đường EMA test lại 1 swing low trước đó cho tới khi phát hiện phân kỳ giữa 2 đường RSI là thoát lệnh ngay lập tức, sau đó sẽ thay thế bằng 1 lệnh sell. Cứ như vậy Buy Sell liên tục.

Lưu ý rằng khi có phân kỳ của RSI xảy ra, giá sẽ có xu hướng quay về đường EMA và tạo giao cắt.

Bây giờ mọi chuyện sẽ thú vị hơn 1 chút. Từ B3 giá bắt đầu cắt đường EMA (giá là các đường mờ mờ nằm dưới) và từ đây ta có thể nói là phe Gấu đã hoàn toàn kiểm soát tình hình. Nhìn xuống RSI thì thấy RSI đã gặp 1 kháng cự cứng là đường ngang giữa, do đó từ đây giá sẽ giảm tiếp sâu hơn. 1 xu hướng giảm hình thành rõ ràng kéo giá xuống vùng B4 để tạo đáy S3, quá bán và có phân kỳ bình thường ở RSI.

Các bạn cũng nên xem qua và tập phân tích các khung thời gian cao hơn, nó sẽ đỡ áp lực hơn khi trade các khung lớn như M15, H1

M15
H1

Như vậy chúng ta đã hiểu qua các phân tích đường ema, rsi và phân kỳ. Chỉ riêng cách phân tích này cũng đủ để các bạn có cho mình 1 lợi thế so với thị trường, và kiếm lợi nhuận trong dài hạn nếu bạn biết cách quản lý vốn và kiểm soát cảm xúc.

Chúc anh em thành công!

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .

Loading...