Hiểu về kháng cự-hỗ trợ để xác định chúng chính xác hơn (Phần 2)

Hiểu về kháng cự-hỗ trợ để xác định chúng chính xác hơn (Phần 2)

Tiếp tục chuỗi bài viết, hôm nay mình sẽ đề cập đến việc khi nào thì đường kháng cự- hỗ trợ không hoạt động hiệu quả. Để tham khảo lại bất cứ phần nào trong chuỗi bài, anh em cứ vào link nhé:

Nội dung chuỗi bài viết gồm:
1. Khi nào thì đường kháng cự hỗ trợ hoạt động
2. Khi nào thì đường kháng cự hỗ trợ không hoạt động
3. Làm thế nào để xác định chính xác kháng cự-hỗ trợ

2. Khi nào đường kháng cự hỗ trợ không hoạt động hiệu quả


Dù muốn hay không chúng ta đều cần phải thừa nhận rằng kháng cự- hỗ trợ không phải là một đường line mảnh khảnh, chúng là một VÙNG. Đôi khi giá chạm đúng mức mà bạn vẽ rồi bật lại một cách hoàn hảo cứ như bạn là người dẫn dắt thị trường vậy; nhưng đó chỉ là sự trùng hợp may mắn.

Kháng cự- hỗ trợ đơn giản là một VÙNG giá mà tại đó xác suất giá bật lại cao hơn bình thường. Hiểu được điều này giúp Trader sẽ không thất vọng nhiều khi mà giá không phản ứng lại với kháng cự- hỗ trợ của họ như kỳ vọng.

Một đường kháng cự có vẻ khá hoàn hảo được vẽ ở chart trên. Những Trader xem kháng cự là một mức giá họ mong đợi giá bật lại đúng mức 1.144, vượt đường này có nghĩa là kháng cự đã bị phá (hay đại loại thế..).

Những Trader dày dặn kinh nghiệm không áp đặt thị trường như vậy, với họ kháng cự ở chart này nên được nhìn nhận như hình bên dưới.

Tại sao lại như vậy? Vì những Trader này căn cứ vào mức giá hỗ trợ trước đó cũng như các mức round number. Và quan trọng hơn hết họ biết giá là tương đối và họ cần cho nó một khoảng giao động trước khi xác định được hướng đi.

Nhìn vào ví dụ này, việc thừa nhận kháng cự là một vùng giúp Trader tránh được một cú phá ngưỡng giả (đối với trường hợp đầu, xem mức 1.144 là mức kháng cự đơn lẻ). Nếu tốt hơn nữa họ có thể vào lệnh với một mức R:R khá đẹp. Trong thực tế, không nhất thiết bạn phải vẽ những mức kháng cự- hỗ trợ bằng những hình chữ nhật như trên, đường line cũng không sao cả miễn là bạn phải biết rằng nó tượng trưng cho một vùng giá.

Tóm lại có hai trường hợp mức kháng cự- hỗ trợ không hoạt động tốt:

Thứ nhất: Bạn vẽ sai hoặc không nhìn nhận chúng là một vùng. Nhưng làm sao biết bạn vẽ chúng chưa chính xác? Chúng ta sẽ nói về điều này ở những phần sau.

Thứ hai: Giá di chuyển quá mạnh và mức kháng cự hỗ trợ của bạn chẳng là gì. Lúc này chỉ cần nhìn nhận rằng chúng ta không thể luôn luôn đúng trong mọi trường hợp.

Khi mức kháng cự-hỗ trợ của bạn bị phá, hãy đặt câu hỏi “mình đã vẽ đúng hay chưa”. Nếu câu trả lợi là có thì đừng phí sức nghĩ về nó nữa, hãy tập trung vào những setup tiếp theo.

Những phần tiếp theo sẽ hướng dẫn chúng ta cách xác định kháng cự- hỗ trợ một cách chính xác, anh em đừng bỏ lỡ nhé!

Safe trading!

💡
- Cộng đồng giao lưu phương pháp, chiến lược đầu tư vàng, dầu, ngoại tệ, bitcoin.
Zoom thực chiến tin tức phiên Mỹ từ thứ hai đến thứ sáu.
- Vào cộng đồng giao lưu, nắm bắt kế hoạch giao dịch tham gia nhóm ZALO:
TẠI ĐÂY
- Tham khảo các tín hiệu giao dịch cụ thể trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây.

Đọc thêm