Hiểu về kháng cự-hỗ trợ để xác định chúng chính xác hơn (Phần 3)
Sau hai phần đầu, anh em đã hình dung được một đường kháng cự- hỗ trợ(S/R) hoạt động hiệu quả và không hiệu quả là như thế nào. Ở bài này chúng ta đi vào phần quan trọng nhất, cách xác định kháng cự- hỗ trợ một cách chính xác, các bước bao gồm:
- B1: Tìm kiếm những mức giá kháng cự-hỗ trợ chính gần mức giá hiện tại.
- B2: Quan sát các điểm xoay của giá xung quanh những mức này.
- B3: Chú ý đến những hành động giá quan trọng trong vùng.
- B4: Lặp lại quá trình để tìm ra những mức kháng cự-hỗ trợ rộng hơn.
- B5: Nếu các mức kháng cự-hỗ trợ quá khó xác định, hãy chuyển chế độ hiển thị giá.
Bây giờ hãy cùng đi vào chi tiết từng bước.
Bước 1: Tìm kiếm những mức giá kháng cự-hỗ trợ chính gần mức giá hiện tại
Bạn không cần phải vẽ hàng loạt các đường quanh khu vực giá hiện tại vì việc này giống như cố gắng tích hợp thật nhiều indicator vào chart vậy, nó sẽ làm giảm hiệu suất trading của bạn.
Thay vào đó, chỉ cần xác định một mức kháng cự và hỗ trợ gần với vùng giá hiện tại, đừng lo lắng về tính chính xác của những đường này, chúng ta sẽ tối ưu nó sau. Việc đầu tiên là xác định MỘT cặp S/R mà bạn cảm thấy hợp lý nhất.
Nhớ rằng bạn đang xác định mức kháng cự- hỗ trợ chính nên chưa cần quan tâm đến các tiểu tiết.
Bước 2: Quan sát các điểm xoay của giá xung quanh những mức này
Sau khi đã có một cặp đường kháng cự- hỗ trợ, bước tiếp theo là xem những đường này đã ở vị trí mà nó nên ở hay chưa.
Cách dễ nhất để làm điều này chính là nhìn xem mức kháng cự- hỗ trợ này bị giá test bao nhiêu lần. Bạn có thể cũng phải thường xuyên điều chỉnh lại mức kháng cự- hỗ trợ lại cho phù hợp.
Trong ví dụ trên, đó là một cặp kháng cự- hỗ trợ đáng chú ý bởi vì giá đã test hai đầu khá nhiều lần.
Một lưu ý nhỏ, giá có thể phá đường line mà bạn đã vẽ làm cho bạn cảm thấy không thoải mái, nhưng đôi khi những đợt “phá ngưỡng” này cũng không đáng lo, giá cần “phá ngưỡng” để quét hết những lệnh còn đang mở.
Trader cũng cần phải chú ý đến những đỉnh/đáy (tác giả gọi chúng là “elbow”) hình thành bên trong đoạn kháng cự- hỗ trợ đã xác định, vì trên lý thuyết những vùng giá này cũng đóng vai trò như một kháng cự- hỗ trợ.
Những đỉnh/đáy này không phải dùng để giao dịch nhưng nếu chúng trùng với đường kháng cự- hỗ trợ mà bạn đã xác định thì đó là dấu hiệu cho thấy nó khả dụng.
Và việc cuối cùng của bước này chính là để ý đến thân nến và bóng nến, bạn nên coi trọng thân nến hơn là bóng nến. Nhìn ví dụ trên, mức S/R có thể bị nhiều bóng nến đâm thủng nhưng bị thân nến đâm thủng thì rất ít.
Bước 3: Chú ý đến những hành động giá quan trọng trong vùng
Ở bước số 3 này chúng ta sẽ xem những hành động giá với dữ liệu cũ hơn, để xem liệu đường S/R này có giá trị trong vùng giá cũ hơn đó hay không.
Trader có thể lùi về một đoạn nến tương đối, hoặc cũng có thể di chuyển lên khung thời gian cao hơn để có nhận định về điều này.
Ở ví dụ trên, mức kháng cự- hỗ trợ này khá tốt vì trong quá khứ nó cũng hoạt động. Khi bạn thấy được điều này thì đó là một dấu hiệu tốt để bạn tăng thêm phần tự tin cho quyết định vào lệnh.
Cũng cần lưu ý rằng mức “đắt-rẻ” của một cặp tiền tệ/hàng hóa luôn thay đổi, thế nên các mức giá trong quá khứ không nhất thiết phải phản ứng chính xác với những gì bạn vừa vẽ ra, với thời gian luyện tập lâu dài, Trader sẽ nhận ra những mức S/R nào là quan trọng và mức nào thì không.
Mình dừng bài viết ở đây, còn một phần nữa sẽ hoàn tất seires này và mình sẽ có một file tổng hợp các phần gửi anh em. Nhớ đón theo dõi nhé!
Safe trading!