High frequency trading là gì? Cách giao dịch tần suất cao trong Forex

High Frequency, tức giao dịch tần suất cao là một phương pháp giao dịch sử dụng sự hỗ trợ từ các Robot, các EA và những thuật toán phức tạp để thực hiện một số lượng lệnh giao dịch vô cùng lớn trong các khoảng thời gian nhỏ.

High frequency trading là gì? Cách giao dịch tần suất cao trong Forex

Ngày nay, các công nghệ tiên tiến đang ngày càng được áp dụng vào thị trường tài chính nói chung và thị trường Forex nói riêng, góp phần định hình lại thị trường. Trong số đó, chúng ta không thể không kể đến phương pháp High Frequency Trading, hay còn gọi là phương pháp giao dịch HFT trong Forex. Đây là một phương pháp trực tiếp sử dụng các ứng dụng của công nghệ máy tính để thực hiện giao dịch trên thị trường.

Giao dịch tần suất cao – High Frequency Trading là gì?

High Frequency (HFT) có thể được hiểu là giao dịch tần suất cao, hay giao dịch cao tần. Tức là thực hiện giao dịch với số lượng vô cùng lớn các lệnh trong một khoảng thời gian rất nhỏ, đôi khi chỉ tính bằng một phần nhỏ của giây. Phương pháp này đòi hỏi bắt buộc phải được thực hiện bởi các máy tính mạnh mẽ với các thuật toán phức tạp, hoặc các phần mềm, các robot giao dịch như EA.

High Frequency là một nhánh nhỏ của giao dịch thuật toán, tức là trường phái giao dịch dựa trên thuật toán và máy móc thay cho con người. HFT thường được thực hiện bởi các công ty, các tổ chức giao dịch tài chính chuyên nghiệp do chúng đòi hỏi những nền tảng công cụ khá phức tạp. Các công ty HFT nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến là Tower Research, Citadel LLC và Virtu Financial.

Ngoài tốc độ đặt lệnh và số lượng lệnh lớn, HFT còn được đặc trưng bởi tỷ lệ doanh thu (lợi nhuận) trên các lệnh giao dịch ở mức khá cao. Thông thường, các nhà giao dịch có tốc độ khớp lệnh nhanh hơn sẽ có lợi hơn những nhà giao dịch đặt lệnh chậm hơn. HFT giúp bổ sung thanh khoản cho thị trường một cách đáng kể, đồng thời góp phần ổn định spread ở mức thấp.

High Frequency đang dần trở nên phổ biến hơn khi các sàn giao dịch bắt đầu đưa ra các ưu đãi cho những công ty HFT để tăng tính thanh khoản cho thị trường, sau khi sự sụp đổ của Lehman Brothers năm 2008 khiến cho tính thanh khoản trở thành mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư.

Ưu và nhược điểm của giao dịch tần suất cao

Phương pháp High Frequency không dành cho tất cả mọi người bởi những yêu cầu khá phức tạp của nó. Thế nhưng ngay cả khi bạn đáp ứng được điều kiện về kỹ thuật hay tiềm lực tài chính, bạn cũng nên xem xét các ưu và nhược điểm của giao dịch High Frequency trong Forex để hiểu rõ về phương pháp này trước khi đưa ra quyết định có sử dụng nó hay không.

Ưu điểm

Nhược điểm

Cung cấp tính thanh khoản cho thị trường

Giảm chênh lệch giá mua và giá bán (spread)

Không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi lớn của thị trường

Tạo ra lợi nhuận ổn định với công sức tối thiểu

Không phù hợp với các nhà giao dịch nhỏ lẻ và không chuyên nghiệp

Làm cho thị trường biến động mạnh hơn

Rủi ro cao hơn với những lệnh giao dịch chớp nhoáng

High Frequency giúp cho thị trường có tính thanh khoản cao, vì tiền mặt được luân chuyển vào và ra khỏi thị trường liên tục với khối lượng lớn trong suốt các phiên. Do đó, các nhà giao dịch có thể thực hiện các lệnh liên tục mà không phải chờ đợi. Đồng thời, tính thanh khoản cao cũng đồng nghĩa với việc chênh lệch giá mua và giá bán (spread), giúp bạn tối ưu mức lợi nhuận có thể đạt được.

Đối với các nhà giao dịch có đủ khả năng giao dịch tần suất cao, họ có thể hưởng lợi rất nhiều từ các ưu điểm của nó. HFT chỉ dựa trên các biến động nhỏ của thị trường trong thời gian ngắn nên nó không bị ảnh hưởng bởi các biến động lớn của thị trường.

Giao dịch tần suất cao giúp bạn có thể đạt được lợi nhận đều đặn và nhất quán trong khi đòi hỏi rất ít công sức với sự vận hành hoàn toàn dựa trên các thiết bị máy tính và robot tự động. Điều đó cho phép chúng ta có thể nghỉ ngơi hoặc làm những công việc khác trong khi lợi nhuận vẫn tiếp tục được tạo ra.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng những ưu điểm trên của High Frequency là không đủ để mang lại lợi ích vượt trội so với những nhược điểm của nó. Trong đó, đáng kể nhất là sự bất công được tạo ra trên thị trường, do hầu hết các nhà giao dịch cá nhân, thậm chí là các tổ chức và doanh nghiệp đều không có đủ khả năng sở hữu những nền tảng cần thiết để giao dịch tần suất cao một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, High Frequency là nguyên nhân dẫn đến sự biến động vô cùng mạnh của thị trường, khiến cho rủi ro cũng lớn tương đương so với tiềm năng về lợi nhuận mà nó có thể mang lại. Đôi khi, có những biến động lớn xảy ra mà không liên quan tới một lý do nào về kinh tế hay chính trị, điều đó khiến cho thị trường trở nên khó nắm bắt và có thể trở thành thảm họa với nhiều người.

💡
- Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn - trung - dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Giao dịch tần suất cao hoạt động như thế nào

Như mình đã giới thiệu, HFT hoàn toàn được thực hiện bởi công nghệ và máy tính. Điều quan trọng nhất là bạn luôn luôn phải cập nhật những công nghệ mới nhất, những thiết bị tốt nhất nếu muốn cạnh tranh được với các nhà giao dịch HFT khác, và hãy nhớ rằng nhiều đối thủ của bạn sử dụng những siêu máy tính vô cùng hiện đại cùng với những thuật toán phức tạp và mạnh mẽ.

Mình cũng đã đề cập rằng High Frequency là một nhánh của giao dịch thuật toán, và cũng có nhiều thuật toán khác nhau có thể được sử dụng cho HFT, mỗi loại thuật toán phục vụ cho một phương pháp giao dịch khác nhau. Chúng ta có thể kể đến 4 loại giao dịch thuật toán phổ biến nhất như sau:

  • Statistical (thống kê): thuật toán này sử dụng phân tích thống kê dữ liệu lịch sử để dự đoán những giao dịch có lợi nhuận và thực hiện chúng.
  • Auto – Hedging (tự động bảo vệ rủi ro): thuật toán này thực hiện các phương pháp để giảm rủi ro tới mức thấp nhất, biên độ lợi nhuận thu được thường lớn hơn mức rủi ro phải chịu.
  • Execution Strategies: đây là một nhóm các thuật toán mà trong đó mỗi thuật toán được lập trình cho một nhiệm vụ riêng biệt, và có thể thực hiện nhanh chóng bất cứ điều gì mà lập trình viên đặt ra.
  • Direct Market Access: các thuật toán loại này cho phép bạn truy cập vào nhiều nền tảng giao dịch với tốc độ nhanh hơn và chi phí ít hơn.

Giao dịch tần suất cao có thể tận dụng một số hoặc tất cả các thuật toán này để hoạt động một cách hiệu quả với khối lượng và tần suất giao dịch lớn. Miễn là bạn có thiết bị đủ mạnh, có một lập trình viên đủ giỏi, bạn có thể phát triển những thuật toán của mình để giao dịch tần suất cao một cách vô cùng mạnh mẽ.

Tất nhiên, việc lập trình được một bộ thuật toán không dễ dàng đối với đa số các nhà giao dịch. Nếu bạn không có khả năng lập trình chuyên nghiệp, bạn cần hợp tác với một lập trình viên để tự phát triển thuật toán của mình, hoặc tìm đến các nhà môi giới cung cấp các thuật toán có sẵn.

Bạn có thể tham khảo một số nhà môi giới được các nhà giao dịch HFT trên thế giới tin cậy trong bảng dưới đây:

Sau khi đã lựa chọn cho mình một nhà môi giới, bạn có thể nhận tư vấn từ họ để hiểu hơn về các loại thuật toán họ cung cấp, từ đó lựa chọn cho mình loại thuật toán phù hợp để có thể sử dụng. Việc hiểu các loại thuật toán và lựa chọn chúng là bước khó khăn nhất, sau đó, với sự trợ giúp của nhà môi giới, bạn sẽ có thể thiết lập và sử dụng chúng một cách tương đối dễ dàng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chi phí cần có để sở hữu một thuật toán tốt chắc chắn là không hề nhỏ, đó là chưa kể đến chi phí để có một máy tính đủ mạnh để xử lý được các thuật toán phức tạp. Đó chính là lý do HFT thực sự không dành cho tất cả mọi người, nhất là những nhà giao dịch mới chưa có nguồn lực tài chính đủ mạnh.

Ngoài ra, nguồn vốn cần thiết để bắt đầu giao dịch tần suất cao cũng yêu cầu khá cao. Bởi biên độ lợi nhuận thực tế trong giao dịch HFT là khá nhỏ vì các giao dịch đôi khi chỉ tính bằng giây. Do đó, nếu không có nguồn vốn đủ lớn, lợi nhuận bạn đạt được sẽ là con số không đáng kể và không xứng với những gì đã được chuẩn bị.

Thông tin tham khảo về thị trường HFT

Hiện tại, các giao dịch thuật toán nói chung và High Frequency nói riêng đang chiếm tỷ lệ khá lớn trong thị trường, vì vậy những diễn biến của chúng sẽ tác động trực tiếp và khá mạnh mẽ tới thị trường.

Hoa Kỳ đã từng là trung tâm của HFT, khi mà giao dịch tần suất cao chiếm tới một nửa khối lượng toàn thị trường vào khoảng những năm 2008. Khối lượng này đã đạt đỉnh vào năm 2009, sau đó chậm lại trong một vài năm sau đó do cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng nó lại bắt đầu tăng trở lại trong những năm gần đây.

Đi kèm với những thay đổi về tỷ lệ, lợi nhuận tạo ra từ High Frequency cũng thay đổi qua các giai đoạn trên. Tổng doanh thu của giao dịch tần suất cao đã đạt đỉnh vào năm 2009 ở mức 7,2 tỷ USD, sau đó giảm xuống dưới 1 tỷ USD vào năm 2017. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ trước cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra.

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy khối mặc dù tỷ trọng của HFT tăng lên, nhưng lợi nhuận được tạo ra lại giảm xuống. Nguyên nhân có thể kể đến là do chi phí cho High Frequency ngày càng cao, cạnh tranh gia tăng khiến cho các công ty, các tổ chức giao dịch High Frequency không thể tối ưu được lợi nhuận tạo ra từ giao dịch tần suất cao.

💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Phan Trọng: TẠI ĐÂY

Loading...