Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) là gì? Đặc điểm và cách giao dịch

Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) là một loại chứng khoán tích hợp một số lợi ích như khắc phục được những rủi ro của hợp đồng tương lai. Tuy nhiên, loại hợp đồng này đối với các trader hiện nay vẫn còn khá mới mẻ. Vậy hợp đồng kỳ hạn là gì?

Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) là gì? Đặc điểm và cách giao dịch

Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) là gì?

Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contact) là một loại hợp đồng có sự thỏa thuận giữa 2 bên mua và bán một tài sản cơ sản ở một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá đã được xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.

Với định nghĩa trên thì một hợp đồng kỳ hạn bao gồm những yếu tố sau:

  • Tài sản cơ sở: có thể là tài sản thực như cà phê, gạo, lúa mì… hoặc các loại tài sản tài chính như ngoại tệ, chứng khoán, chỉ số chứng khoán….
  • Thời điểm xác định trong tương lai chính là ngày đáo hạn, còn được hiểu là ngày thanh toán hợp đồng.
  • Thời gian kể từ ngày ký hợp đồng đến ngày đáo hạn gọi là kỳ hạn hợp đồng.
  • Mức giá ấn định trước chính là giá kỳ hạn, là mức giá mà tài sản cơ sở được trao đổi tại thời điểm đáo hạn, dù cho giá cả trên thị trường lúc đó như thế nào cũng không thay đổi.

Ví dụ: vào ngày 7/5/2020 ông A ký một hợp đồng kỳ hạn 3 tháng với ông B, mua 10 tấn gạo với mức giá ấn định là 12,000 VND/kg.

  • Người mua là ông A và người bán là ông B.
  • Ngày đáo hạn là ngày 7/8/2020.
  • Giá kỳ hạn là 12,000 VND/kg

Các loại hợp đồng kỳ hạn phổ biến

Hiện nay, có nhiều loại hợp đồng kỳ hạn đang được phổ biến nhất trên toàn quốc, chính là:

  • Hợp đồng kỳ hạn cổ phiếu/ trái phiếu (equity forward contract/ forward contract on bond): Đây là loại hợp đồng kỳ hạn mà tài sản cơ sở trong hợp đồng là cổ phiếu/ trái phiếu. Xem thêm về: Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu
  • Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa (commodity forward): Đây là loại hợp đồng kỳ hạn mà tài sản cơ sở là các loại hàng hóa thực như lúa, gạo, lúa mì, điều, cà phê,…..
  • Hợp đồng giao dịch tiền tệ kỳ hạn (currency forward contract): Đây là hợp đồng kỳ hạn mà trong đó hai bên giao dịch cam kết sẽ mua hoặc bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá đã được xác định, vào một thời điểm đã được xác định trong tương lai.
  • Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (forward rate agreement – FRA): Đây là hợp đồng mà hai bên thỏa thuận lãi suất ấn định trước được áp dụng cho một khoản vốn nhất định sẽ trả được vào một ngày thanh toán trong tương lai.
  • Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch (non-deliverable forward – NDF): Đây là loại hợp đồng kỳ hạn được thực hiện bằng thỏa thuận giao dịch tiền mặt thay vì giao nhận tài sản gốc.

Tại Việt Nam, hiện nay đang được ưa chuộng nhất là hợp đồng kỳ hạn ngoại hối. Điều này nhằm phòng ngừa rủi ro về tỷ giá bởi vì các đối tượng tham gia gồm các ngân hàng thương mại, công ty xuất nhập khẩu, các tổ chức đầu tư tài chính.

Các bên tham gia Hợp đồng Forward Contract

  • Người mua (Long position): Là đối tượng đã đồng ý mua một tài sản cơ sở cụ thể vào thời điểm đã được quyết định trong tương lai với mức giá đã được thỏa thuận ở hiện tại trong hợp đồng.
  • Người bán (Short position): Là đối tượng đã đồng ý bán một tài sản cơ sở cụ thể vào thời điểm đã được quyết định trong tương lai với mức giá đã được thỏa thuận ở hiện tại trong hợp đồng.

Các đặc điểm chính của Hợp đồng kỳ hạn chi tiết

Hợp đồng kỳ hạn có một số đặc điểm cơ bản sau đây:

  • Tại thời điểm ký kết hợp đồng, 2 bên không thực hiện thanh toán tiền và trao đổi tài sản cơ sở mà hoạt động này sẽ được thực hiện trong tương lai vào thời điểm xác định trong tương lai (ngày đáo hạn).
  • Đến ngày đáo hạn, các bên tham gia trong hợp đồng phải bắt buộc thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng. Bất kể giá trị thị trường của tài sản cơ sở tại thời điểm đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với giá kỳ hạn thì 2 bên vẫn phải thực hiện việc mua bán tài sản cơ sở theo mức giá đã được ấn định.
  • Hợp đồng kỳ hạn được thỏa thuận và ký kết bởi 2 bên không qua trung gian vì thế 2 bên tham gia trong hợp đồng sẽ không phải trả bất kỳ khoản phí nào.
  • Tài sản cơ sở là bất kỳ loại tài sản nào. Các tài sản này không cần phải được chuẩn hóa về khối lượng, chất lượng hay giá trị….
  • Hợp đồng kỳ hạn không được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung mà chỉ được giao dịch trên thị trường OTC.
  • Người tham gia hợp đồng kỳ hạn có thể đóng vị thế bằng cách mở một vị thế ngược đối với một hợp đồng kỳ hạn tương tự.
  • Không thực hiện ký quỹ.
  • Tính thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn thấp vì thế có thể dẫn đến nhiều rủi ro.

Rủi ro của hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) nhà đầu tư phái sinh cần quan tâm

Ý nghĩa cơ bản nhất của hợp đồng kỳ hạn chính là phòng ngừa rủi ro trước sự biến động bất thường của giá cả hàng hóa, tài sản tài chính hay lãi suất.

Doanh nghiệp sử dụng hợp đồng kỳ hạn để cố định một khoản chi phí, thông thường là chi phí nguyên vật liệu để phòng ngừa rủi ro sự leo thang của giá cả.

Đối với các ngân hàng thương mại, các công ty đa quốc gia hay các nhà đầu tư tài chính, công ty xuất nhập khẩu, những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự biến động của tỷ giá hối đoái thì hợp đồng kỳ hạn chính là công cụ tốt để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Các bên tham gia của hợp đồng kỳ hạn sẽ phải đối mặt với 2 rủi ro chính: rủi ro thanh khoản và rủi ro thanh toán.

Rủi ro thanh khoản

Thị trường hợp đồng kỳ hạn không phát triển bằng hợp đồng tương lai, đặc biệt là ở Việt Nam. Vì không được niêm yết trên một sàn giao dịch nào cả mà chỉ là hợp đồng riêng biệt giữa 2 bên nên hợp đồng kỳ hạn không được trao đổi trên thị trường, dẫn đến tính thanh khoản thấp. Trong trường hợp nhận thấy rủi ro cao hay nhu cầu đối với tài sản cơ sở thay đổi thì việc chuyển nhượng hợp đồng hay đóng hợp đồng bằng một vị thế đối lập cũng rất khó khăn.

Rủi ro thanh toán

Thứ nhất là không có bất kỳ một khoản tiền ký quỹ nào giữa các bên, thứ hai là không có trung gian đứng ra làm nhiệm vụ thanh toán bù trừ và lời lỗ của hợp đồng kỳ hạn sẽ được thanh toán khi hợp đồng đáo hạn, như vậy, rủi ro thanh toán của hợp đồng kỳ hạn cao trong khi hợp đồng tương lai có thể phòng ngừa được loại rủi ro này.

Kết quả của hợp đồng kỳ hạn

Kết quả của hợp đồng kỳ hạn chính là lãi hoặc lỗ của các bên tham gia trong hợp đồng. Nếu bên mua lãi thì bên bán sẽ lỗ và ngược lại.

Gọi S(t) là giá của tài sản cơ sở tại thời điểm đáo hạn

K là giá kỳ hạn (giá tài sản cơ sở được ấn định trước)

Người mua kỳ vọng giá tài sản cơ sở sẽ tăng lên trong tương lai nên giá trị họ nhận được ở hợp đồng kỳ hạn là S(t) – K.

Ngược lại, người bán hy vọng giá tài sản cơ sở sẽ giảm xuống để họ được bán với mức giá cao hơn, vì thế, giá trị nhận được của người bán là K – S(t).

Nếu S(t)>K, thì người mua có lãi, người bán lỗ. Nếu S(t)<K thì người bán có lãi, người mua lỗ.

Trở lại ví dụ ở phần trên, vào ngày 7/5/2020 ông A ký một hợp đồng kỳ hạn 3 tháng với ông B, mua 10 tấn gạo với mức giá ấn định là 12,000 VND/kg.

Vào ngày đáo hạn, 7/8/2020, giá gạo trên thị trường lúc này là 14,000 VND/kg, nhưng ông A vẫn được mua với giá 12,000 và ông B phải bán cho ông A với mức giá đó. Ở giao dịch này, ông A lãi 2,000 VND/kg. Vì ông có thể mua và sau đó bán ra ở thị trường giao ngay với mức giá 14,000 VND/kg. Ngược lại, đáng lẽ ra ông B sẽ được bán với giá 14,000 nhưng nay chỉ được bán với giá 12,000, lỗ 2,000 VND/kg.

💡
- Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn - trung - dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Ưu nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn

Ưu điểm:

Là một phương án phòng chống rủi ro trước sự biến động thất thường của giá cả hàng hóa, tài sản tài chính hay lãi suất cho doanh nghiệp, nó được sử dụng nhằm mục đích cố định khoản chi phí của doanh nghiệp theo một mức giá đã được ấn định trước, bất chấp  sự biến động của giá cả tài sản đó trên thị trường, phòng ngừa rủi ro leo thang của giá cả.

Linh hoạt về thời gian thực hiện hợp đồng, thời gian giao dịch hợp đồng, quy mô hợp đồng, do đây là sự thỏa thuận riêng biệt của 2 bên nên quy cách của hàng hóa giao dịch không cần chuẩn hóa.

Phòng chống rủi ro là phương pháp tối ưu nhất, đây là công cụ hữu ích để cố định tài khoản thu nhập của doanh nghiệp được xem một cách ổn định nhất mà không bị tác động những thứ xung quanh.

Hợp đồng kỳ hạn biểu thị sự thỏa thuận của các bên giao dịch hàng hóa rất riêng biệt. Do đó, nó có tính linh hoạt cao về các yếu tố thời gian, quy mô,….

Nhược điểm:

Tính thanh khoản khá kém: Các bên khó có thể thay thế chuyển nhượng vị trí của mình trong hợp đồng trước ngày đáo hạn (ví dụ: không thể bán hợp đồng khi cảm thấy không có lợi, không thể hủy bỏ hợp đồng khi thấy bất lợi hoặc không có nhu cầu với tài sản cơ sở).

Dễ xảy ra rủi ro khi một trong các bên tham gia hợp đồng không có khả năng thực hiện hợp đồng do không có trung gian bảo đảm (ví dụ: tài sản cơ sở giảm xuống quá mạnh gây tổn thất quá lớn, bên mua có thể từ chối mua theo cam kết hợp đồng).

Ngoài ra, việc tham gia hợp đồng chỉ có 2 bên ( bên bán/ bên mua) nên chỉ có 1 trong 2 sẽ không có khả năng thực hiện hợp đồng như đã cam kết khi đến kỳ đáo hạn và nó sẽ gây nhiều bất trắc. Đặc biệt, các bên liên quan hợp đồng kỳ hạn không thể thay đổi vị trí của mình trước ngày đáo hạn.

Sự khác biệt giữa hợp đồng kỳ hạn (Forward contract) và hợp đồng tương lai (Futures contract)

Điểm giống nhau:

Hợp đồng tương lai là hợp đồng kỳ hạn đều phải là những sản phẩm của thị trường hàng hóa phái sinh.

Các công cụ phái sinh, hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn có giá trị phụ thuộc vào chi phí của tài sản cơ sở như hàng hóa, nông sản, kim loại,… hoặc công cụ tài chính, cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất,….

Điểm khác nhau:

SO SÁNHHỢP ĐỒNG KỲ HẠNHỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
Ý nghĩaMột hợp đồng giữa bên mua hoặc bán về việc giao dịch một số lượng hoặc đơn vị tài sản cơ sở nhất định trong tương lai với mức giá xác định ngay tại thời điểm trước đó.Hợp đồng chuẩn hóa giữa bên bán và bên mua về việc giao dịch một tài sản cơ sở tại một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá được xác định trước đó.
Tiêu chuẩn hóa hợp đồngKhông cần chuẩn hóa điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở của hợp đồng kỳ hạn có thể bất kỳ loại nào.Được niêm yết và tiêu chuẩn hóa trên Sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Chuẩn hóa về điều khoản, giá trị và khối lượng của tài sản cơ sở,…
Được giao dịch niêm yếtGiao dịch tại thị trường OTC.

Không niêm yết, giao dịch trên thị trường tập trung do tính thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn kém hơn hợp đồng tương lai.

Niêm yết tại thị trường tập trung.
Thời điểm thanh toán hợp đồngThanh toán vào thời điểm giao hàng.Thanh toán lỗ lãi hàng ngày.
Rủi roRủi ro của hợp hợp đồng kỳ hạn cao hơn hợp đồng tương lai do tính thanh khoản thấp hơnMức rủi ro thấp do có tính thanh khoản cao (Sở giao dịch tạo ra) giúp các bên tham gia hợp đồng thực hiện các nghĩa vụ của mình một cách hiệu quả và an toàn.
Tài sản thế chấpBất kỳ tài sản nào.Chuẩn hóa về điều khoản, khối lượng, giá trị của tài sản cơ sở.
Tính thanh khoản hợp đồngTính thanh khoản thấp hơn hợp đồng tương laiTính thanh khoản cao hơn do việc bù trừ và sự thuận lợi của việc giao dịch qua sở khiến cho tính thanh khoản của hợp đồng tương lai cao hơn hợp đồng kỳ hạn.
Đóng vị thếNhà đầu tư có thể đóng vị thế bằng cách tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương tự.Nhà đầu tư có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương tự, giúp người sở hữu hợp đồng tương lai linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn.
Bù trừ và ký quỹKhông cần thực hiện ký quỹYêu cầu tham gia ký quỹ để đảm bảo việc thanh toán.

– Được thanh toán và bù trừ dựa theo mức giá thực tế.

– Thông báo lãi lỗ vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư dựa trên  giá thực tế và gọi ký quỹ khi cần bổ sung.

So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Giao dịch Hợp đồng kỳ hạn trong thị trường Forex như thế nào?

Tại Việt Nam, nhà đầu tư vẫn có thể giao dịch hợp đồng kỳ hạn trên thị trường Forex. Tuy không phổ biến như hợp đồng tương lai nhưng vẫn có một số sàn Forex uy tín cho phép các trader giao dịch loại chứng khoán phái sinh này.

Và một trong số rất ít những sàn forex uy tín cung cấp hợp đồng kỳ hạn cho trader chính là easyMarkets. Sàn Forex này không chỉ cung cấp hợp đồng kỳ hạn trên tỷ giá và hàng hóa mà cho tất cả các tài sản cơ sở đang được giao dịch trên sàn như Forex, kim loại, hàng hóa, chỉ số, cổ phiếu, tiền điện tử.

Đánh giá sàn easyMarkets 2020:

Vì là hàng hiếm nên tất nhiên sẽ tồn tại một số quy định cụ thể cho loại hợp đồng này để phù hợp hơn với tính chất của thị trường Forex. Một số đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn tại sàn Forex easyMarkets:

  • Tại easyMarkets, trader sẽ được giao dịch hợp đồng kỳ hạn với bên thứ hai chính là thị trường.
  • Được giao dịch hợp đồng kỳ hạn trên tất cả các loại sản phẩm đang được cung cấp tại sàn.
  • Thời gian đáo hạn tối đa là 30 ngày vì tính chất biến động liên tục của thị trường Forex nên 30 ngày là khoảng thời gian đủ để trader phòng ngừa rủi ro.
  • Giá kỳ hạn chính là mức giá giao ngay tại thời điểm trader “bấm vào nút Sell hoặc Buy”, đó cũng là lúc hợp đồng kỳ hạn được ký kết.
  • Sau khi hợp đồng kỳ hạn được ký kết, vào ngày đáo hạn, lệnh Buy hoặc Sell của trader sẽ được thực hiện tại mức giá kỳ hạn cho dù giá thị trường lúc đó như thế nào. Xem thêm: Các loại lệnh giao dịch trong Forex
  • Hoạt động của hợp đồng kỳ hạn trong trường hợp này cũng khá tương đồng với các loại lệnh chờ ở chỗ mức giá khớp lệnh được ấn định trước, tuy nhiên, với hợp đồng kỳ hạn, lệnh chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn, còn các loại lệnh chờ thì được khớp bất cứ khi nào giá thị trường chạm đến mức giá được thiết lập.
💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Phan Trọng: TẠI ĐÂY

Loading...

Đọc thêm