Hợp đồng tương lai là gì? Ví dụ và đặc điểm hợp đồng tương lai

Bên cạnh thị trường cơ sở, thị trường phái sinh với nhiều cơ chế giao dịch hấp dẫn hơn đang ngày càng thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia giao dịch.

Hợp đồng tương lai là gì? Ví dụ và đặc điểm hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là gì?

Hợp đồng tương lai (hay còn gọi là Futures Contract) là một hợp đồng chuẩn hóa giữa hai bên nhằm trao đổi một tài sản cơ sở cụ thể có chất lượng và khối lượng chuẩn hóa với mức giá được thỏa thuận ngay thời điểm hiện tại nhưng giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai.

Hợp đồng tương lai được giao dịch thông qua sàn giao dịch tương lai (Futures Exchange). Tài sản cơ sở giao dịch trong hợp đồng tương lai có thể là các loại hàng hóa, tiền tệ, chứng khoán, công cụ tài chính, tài sản vô hình hoặc các khoản mục tham chiếu (chỉ số chứng khoán và lãi suất).

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là gì?

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là loại hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở là chỉ số VN30, mô phỏng kỳ vọng giá của chỉ số VN30 tại thời điểm đáo hạn. Đây là hợp đồng tương lai đầu tiên được giao dịch trên thị trường phái sinh của Việt Nam.

Bảng mô tả Hợp đồng tương lai chỉ số VN30:

Mã hợp đồngVN30F
Tài sản cơ sởChỉ số VN30
Hệ số nhân100.000 đồng
Quy mô hợp đồng100.000 đồng * Điểm chỉ số cơ sở
Tháng đáo hạnTháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối hai quý tiếp theo
Phương thức giao dịchKhớp lệnh và Thỏa thuận
Thời gian giao dịchPhiên ATO: 8h45 – 9h00 

Phiên liên tục sáng: 9h00 – 11h30

Phiên liên tục chiều: 13h00 – 14h30

Phiên ATC: 14h30 – 14h45

Biên độ dao động giá7%
Bước giá0,1 điểm (tương đương 10.000 đồng)
Đơn vị giao dịch01 hợp đồng
Khối lượng giao dịch tối thiểu01 hợp đồng
Ngày giao dịch cuối cùngNgày thứ 5 tuần thứ ba trong tháng đáo hạn
Ngày thanh toán cuối cùngNgày làm việc liền kề ngày giao dịch cuối cùng
Phương thức thanh toánThanh toán bằng tiền
Phương thức xác định giá thanh toán cuối cùngGiá trị đóng cửa của chỉ số cơ sở tại ngày giao dịch cuối cùng của Hợp đồng tương lai
Giá tham chiếuGiá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết (trong ngày giao dịch đầu tiên)

Ví dụ về hợp đồng tương lai

Tại thời điểm tháng 01/2020, bên A ký hợp đồng rằng tháng 12/2020 (trong tương lai) sẽ bán cho bên B 100 tấn gạo với giá $500/tấn. Đây gọi là hợp đồng tương lai, tức nghĩa vụ được thực hiện trong tương lai.

Đến tháng 12/2020 nếu giá gạo tăng lên $520 thì bên A lúc này có hai lựa chọn: Bán cho bên B 100 tấn gạo với giá $500/tấn theo thỏa thuận, hoặc thanh toán phần chênh lệch $20 mỗi tấn gạo cho bên B.

Ngược lại nếu giá gạo giảm xuống $480/tấn bên A sẽ dễ dàng đồng ý bán cho bên B vì có lợi nhuận, còn bên B sẽ phải thanh toán tiền hàng và chịu một khoản lỗ.

Điều này cũng tương tự như việc bạn giao dịch hợp đồng tương lai trên sàn, nếu dự đoán đúng xu hướng của giá thì bạn sẽ kiếm được lợi nhuận và ngược lại.

Các khái niệm liên quan đến hợp đồng tương lai

Phần này sẽ giới thiệu khái quát về một số khái niệm cơ bản nhất cần nắm liên quan đến hợp đồng tương lai:

Khái niệmGiải thích
Tài sản cơ sởLà đối tượng giao dịch được thỏa thuận trong hợp đồng.
Ký quỹLà khoản đặt cọc khi dùng đòn bẩy giao dịch, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán.
Vị thếLà trạng thái giao dịch và khối lượng hợp đồng mà nhà đầu tư nắm giữ.
Đóng vị thếMở một vị thế ngược với vị thế đang nắm giữ (tài sản cơ sở và ngày đáo hạn là như nhau).
Giá thanh toán cuối ngàyMức giá đóng cửa trong ngày của từng hợp đồng giao dịch.
Giá thanh toán cuối cùngMức giá đóng cửa của ngày đáo hạn hợp đồng, được dùng để tính lãi/lỗ trong ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng.
Hệ số nhân hợp đồngHệ số quy đổi giá trị của chỉ số thành tiền.
Khối lượng mởSố lượng hợp đồng tồn tại cùng một thời điểm.

Lợi thế khi giao dịch hợp đồng tương lai là gì?

Giao dịch hợp đồng tương lai có nhiều lợi thế hơn so với giao dịch tài sản cơ sở và ngày càng hấp dẫn nhiều nhà đầu tư hơn, một vài lợi thế nổi bật nhất có thể kể đến như sau:

  • Mua bán ngay lập tức

Khi giao dịch các hợp đồng tương lai trên thị trường phái sinh, bạn có thể mua vào và ngay lập tức bán ra. Cụ thể, nhà đầu tư có thể đóng vị thế vừa mở (dù là vị thế mua hay vị thế bán), từ đó tìm kiếm lợi nhuận liên tục trên sự biến động của thị trường.

  • Phòng vệ cho danh mục đầu tư

Khi đang nắm giữ một tài sản cơ sở, nếu bạn dự báo rằng thị trường sẽ giảm điểm thì bạn hoàn toàn có thể đặt lệnh bán chính tài sản đó trên thị trường phái sinh để bảo vệ rủi ro cho tài khoản của mình. Tuy nhiên, điều kiện cần đáp ứng duy nhất để có thể tham gia vào vị thế bán hợp đồng tương lai bất kỳ lúc nào đó là nộp đủ số lượng ký quỹ yêu cầu trước khi tham gia hợp đồng.

  • Tỉ lệ đòn bẩy lớn

Đòn bẩy lớn trên thị trường phái sinh là một lợi thế lớn giúp các nhà đầu tư ít vốn có thể kiếm những khoản lợi lớn. Tuy nhiên con dao hai lưỡi này cũng sẽ đốt cháy tài khoản rất nhanh nếu bạn cược sai.

  • Thanh khoản cao

Thanh khoản cao trên thị trường phái sinh sẽ giúp nhà đầu tư khớp lệnh nhanh, các mức giá khớp lệnh hay phí giao dịch cũng sẽ tốt hơn những thị trường thanh khoản thấp.

  • Kiếm lời hai chiều

Trên thị trường phái sinh, bạn hoàn toàn có thể kiếm lời ngay cả khi thị trường đi xuống nhờ các vị thế bán khống. Điều này là không thể thực hiện trên thị trường cơ sở.

💡
- Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn - trung - dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Rủi ro khi giao dịch hợp đồng tương lai là gì?

  • Rủi ro pháp lý

Thị trường phái sinh tuy đã có khung pháp lý điều chỉnh tuy nhiên vẫn chưa thực sự hoàn thiện và nhà đầu tư rất có thể sẽ không được bảo vệ toàn diện nhất khi tham gia thị trường này.

  • Rủi ro đòn bẩy

Đòn bẩy vừa là cách giúp nhà đầu tư khuếch đại lợi nhuận mà cũng vừa là nguy cơ khiến tài khoản nhanh chóng bốc hơi. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ về tỷ lệ đòn bẩy và mức độ chịu đựng rủi ro của bạn.

  • Rủi ro thao túng giá

Thị trường phái sinh là một trò chơi có tổng bằng 0 đích thực, các cá mập hay đội lái luôn thường trực và sẵn sàng lấy đi số tiền của bạn mỗi ngày. Hãy trang bị kiến thức thật vững trước khi tham gia bất kỳ lĩnh vực nào.

Các đặc điểm nổi bật của hợp đồng tương lai

Phần này sẽ trình bày thêm một số đặc điểm nổi bật của hợp đồng tương lai, giúp các bạn có thêm kiến thức và tận dụng tối đa để tạo ra nhiều lợi thế nhất có thể khi tham gia giao dịch.

  • Cam kết về nghĩa vụ được thực hiện trong tương lai

Khi ký kết hợp đồng tương lai, bên mua và bên bán đều bị ràng buộc bởi quyền và nghĩa vụ phải thực hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng. Nếu các bên từ chối thực hiện thì sẽ giải quyết theo các thỏa thuận khác trong hợp đồng.

  • Tính chuẩn hóa

Hợp đồng tương lai được chuẩn hóa về chất và lượng, đối tượng tài sản cụ thể và cả những điều khoản khác như phương thức thanh toán, phương thức giao nhận khi đáo hạn hợp đồng,…

  • Được niêm yết

Hợp đồng tương lai được niêm yết trên sở giao dịch hàng hóa và đảm bảo tính minh bạch, tính chuẩn hóa,… cũng như các quyền lợi đôi bên.

Giao dịch Hợp đồng tương lai diễn ra như thế nào?

Trong phần này chúng ta sẽ chỉ bàn đến việc giao dịch hợp đồng tương lai trên sàn như một hoạt động giao dịch kiếm lợi thay vì những hợp đồng trên giấy giữa các cá nhân, tổ chức với nhau.

Bảng sơ đồ dưới đây sẽ mô tả cách một giao dịch hợp đồng tương lai được diễn ra:

Nhìn có vẻ phức tạp nhưng thực ra cơ chế giao dịch hợp đồng tương lai là tương tự chứng khoán cơ sở. Điểm khác biệt lớn nhất là bạn có thể thực hiện chốt lệnh ngay trong ngày thay vì chờ đến ngày T+3 (tức là 3 ngày sau khi mua).

So sánh hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn có rất nhiều nét tương đồng, nếu chỉ đọc hiểu sơ qua về định nghĩa thì bạn có thể sẽ rất dễ nhầm lẫn. Tôi sẽ giúp bạn phân biệt rõ sự giống nhau và khác nhau giữa hai loại hợp đồng này:

  • Giống nhau: Đều là những công cụ phái sinh được xây dựng dựa trên một tài sản cơ sở hay công cụ tài chính.
  • Khác nhau:
Hợp đồng tương laiHợp đồng kỳ hạn
Tính chuẩn hóaChuẩn hóa về giá cả, khối lượng, chất lượng, thời hạn,…Chỉ chuẩn hóa giá và thời hạn.
Được niêm yếtNiêm yết trên thị trường tập trung.Chỉ giao dịch trên thị trường OTC.
Thời điểm thanh toánCó thể thanh toán hàng ngày.Thanh toán vào ngày đáo hạn.
Ký quỹBắt buộc.Không.

Thông qua so sánh có thể thấy rằng hợp đồng tương lai có tính chuẩn hóa cao hơn, từ đó sự ràng buộc giữa các bên tham gia được thể hiện một cách chặt chẽ hơn nên thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn và tạo nên thị trường thanh khoản lớn hơn.

Chiến lược giao dịch với hợp đồng tương lai hiệu quả

Ngoài những chiến lược giao dịch hay đã từng được nhắc đến, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn thêm 2 chiến lược phổ biến nhất để thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam.

Đầu cơ hợp đồng tương lai theo xu thế giá

Chiến lược đầu tư theo xu thế giá hay giao dịch xu hướng là một chiến lược đã được chứng minh sự thành công trong lịch sử hoạt động ngành giao dịch tài chính.

Khi bạn nhận thấy một xu hướng tăng, hãy thực hiện mua hợp đồng tương lai và chờ bán để đóng vị thế ngay lập tức khi giá tăng. Ngược lại, hãy bán khống nếu bạn nhận ra xu hướng giảm.

Chiến lược đầu tư theo xu hướng nên được thực hiện trên những khung thời gian lớn để có thể tận dụng tối đa sức mạnh của các chu kỳ thị trường.

Chiến lược giao dịch trong ngày

Chiến lược giao dịch trong ngày (hay còn được gọi là “Day Trading”), là việc nhà đầu tư mở và đóng các vị thế của mình trong cùng ngày giao dịch, việc này có thể giúp bạn tận dụng tối đa cơ chế T+0 của thị trường phái sinh. Đôi khi vị thế cũng có thể được nắm giữ qua vài ngày.

Thông thường để thực hiện giao dịch trong ngày các nhà đầu tư thường giao dịch trong khung thời gian nhỏ nên sẽ rất dễ gặp nhiễu trong phân tích của mình. Với chiến lược này, tần suất lệnh khá lớn và sẽ tiêu tốn của các bạn một khoản phí giao dịch đáng kể.

💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Phan Trọng: TẠI ĐÂY

Loading...

Đọc thêm