Hướng dẫn cách kết hợp hiệu quả các loại indicator
Hiểu về những loại indicator và kết hợp chúng một cách chính xác có thể cải thiện đáng kể khả năng đọc chart từ đó mang lại khả năng chiến thắng cao hơn trên mỗi cú trade.
Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn anh em cách kết hợp những loại chỉ báo phổ biến với nhau để tránh tín hiệu trùng lặp cũng như tạo được một chiến lược hiệu quả hơn.
Trước khi đi sâu vào phần chính, anh em cần biết rằng các indicator được phân ra làm 3 loại chính gồm:
- Chỉ báo theo xu hướng – Trend following indicator
- Chỉ báo động lượng – Momentum indicator
- Và chỉ báo biến động – Volatility indicator
Như trong ví dụ bên dưới, nếu bạn kết hợp cả ba chỉ báo gồm RSI, MACD, và Stochastic thì thực chất tín hiệu mà bạn thu về chỉ là một loại mà thôi, tất nhiên sẽ có đôi chút khác biệt nhưng về cơ bản thì chúng tương tự nhau.
Kết hợp các loại indicator với nhau
Để nhận được một tín hiệu vào lệnh tin cậy cao, trader cần phải phân tích chart ở nhiều khía cạnh, tức là sử dụng các DẠNG chỉ báo khác nhau để chúng có thể bổ trợ lẫn nhau. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách kết hợp những dạng indicator đã liệt kê bằng những ví dụ cụ thể. Bắt đầu nhé!
Chỉ báo động lượng – RSI
Relative strengh index – RSI là một chỉ báo được rất nhiều các trader sử dụng, nó được xếp vào dạng chỉ báo động lượng (momentum), đồng thời cũng là một leading indicator nếu trader biết cách sử dụng.
Về cơ bản thì RSI dùng để nhận diện những vùng quá mua/ quá bán. Tuy nhiên, có một số cách dùng RSI cao cấp hơn có thể kể đến như:
- Xác định đường trendline ngay trên chỉ báo;
- Xác định phá ngưỡng trước khi nó xảy ra trên chart giá;
- Nhận diện xu hướng bằng đường trung tâm;
Chỉ báo theo xu hướng – Bollinger bands
Bollinger bands là một chỉ báo theo xu hướng, đồng thời nó cũng là một chỉ báo biến động, cho phép trader theo dõi những biến động giá rất tốt. Dựa vào hai dải băng ngoài của chỉ báo Bollinger bands, bạn có thể nhận biết một cách dễ dàng lực đi của giá.
Rất nhiều trader không những yêu thích mà còn “cuồng” Bollinger bands, mình là một trong số đó. Lần đầu tiếp xúc với Bollinger có thể bạn sẽ thấy nó hơi dị, nhưng khi quen dùng rồi thì rất khó bỏ.
Chỉ báo khối lượng – OBV
Chỉ báo cuối cùng được kết hợp trong chiến lược này chính là On Balance Volume – OBV.
OBV được xây dựng dựa trên ý tưởng về mức độ quan trọng của cả giá và volume đều ngang nhau và giá sẽ đi theo dòng volume. Do được cấu thành từ cả hai yếu tố này, trader dùng nó để quan sát dòng tiền chảy vào/ ra khỏi thị trường.
Dưới đây là chart sau khi chúng ta kết hợp cả 3 chỉ báo này.
Sơ lược là như vậy, điều quan trọng nhất cần ghi nhớ đó chính là không nên sử dụng các indicator quá giống nhau vì nó sẽ làm quá trình phân tích trở nên rối hơn. Phần tiếp theo mình sẽ hướng dẫn từng bước cách phân tích dựa trên 3 chỉ báo này để tìm điểm vào lệnh, anh em nhớ đón theo dõi nhé!
Lucky trading!
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây