Kế hoạch giao dịch XAU/USD ngày 08/07/2025: Giá vàng giảm nhẹ, neo gần 3.333 USD trước căng thẳng thương mại leo thang tại Mỹ
Trump đe dọa áp thuế 25% đối với hàng hóa Hàn Quốc và Nhật Bản, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8. Tâm lý ngại rủi ro đẩy lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ và đồng đô la Mỹ tăng cao, gây áp lực lên giá vàng thỏi. Ngân hàng trung ương Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ tám liên tiếp.

GÓC NHÌN THỊ TRƯỜNG:
Vàng giảm nhẹ khi lợi suất và đồng USD tăng, nhà đầu tư dè chừng trước căng thẳng thương mại Mỹ – châu Á
Giá vàng mở cửa tuần mới với mức giảm nhẹ 0,06%, hiện giao dịch quanh ngưỡng 3.333 USD/oz. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu bị phủ bóng bởi thông điệp cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc chính thức áp thuế 25% đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc và Nhật Bản kể từ ngày 1/8.
Động thái trên không chỉ đánh dấu sự khởi đầu của một chu kỳ chiến tranh thương mại mới mà còn đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và đồng USD tăng vọt – hai yếu tố trực tiếp tạo áp lực lên giá vàng. Cụ thể, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 4 điểm cơ bản lên 4,389%, trong khi chỉ số DXY tăng 0,59% lên mức cao nhất trong vòng tám ngày, chạm 97,66 điểm.
Bên cạnh yếu tố địa chính trị, dữ liệu kinh tế Mỹ tiếp tục thể hiện sức mạnh khi báo cáo bảng lương phi nông nghiệp (NFP) tháng 6 ghi nhận 147.000 việc làm mới – vượt dự báo 110.000 và cao hơn số điều chỉnh tháng 5. Tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm về mức 4,1%. Điều này khiến thị trường giảm kỳ vọng vào việc Fed sẽ sớm hạ lãi suất, củng cố thêm cho đà tăng của USD và lợi suất, gián tiếp kìm hãm đà phục hồi của vàng.
Tuy nhiên, về dài hạn, thị trường vẫn kỳ vọng lực mua từ ngân hàng trung ương – đặc biệt là Trung Quốc – sẽ hỗ trợ giá vàng. Theo công bố mới nhất, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) tiếp tục mua thêm 70.000 tấn vàng trong tháng 6, đánh dấu tháng mua ròng thứ tám liên tiếp, nâng tổng dự trữ tăng thêm lên 1,1 triệu tấn kể từ tháng 11/2024. Ngân hàng Bank of America cũng nhận định xu hướng tích lũy vàng của các NHTW toàn cầu là một chiến lược giảm sự phụ thuộc vào USD, đồng thời phòng ngừa lạm phát và rủi ro địa chính trị.
Trong tuần này, giới đầu tư sẽ dõi theo biên bản cuộc họp FOMC và loạt phát biểu từ các quan chức Fed – yếu tố có thể định hình kỳ vọng lãi suất trong quý III. Ngoài ra, dữ liệu trợ cấp thất nghiệp của Mỹ sẽ là tín hiệu quan trọng tiếp theo cho sức khỏe thị trường lao động và định hướng chính sách tiền tệ.
GÓC NHÌN KỸ THUẬT:
Khung dài hạn (MN, W1, D1):
- Xu hướng chủ đạo vẫn là tăng bền vững, khi cấu trúc giá tiếp tục duy trì mô hình Higher High – Higher Low. Lực mua vẫn kiểm soát thị trường, chưa xuất hiện tín hiệu phân phối hoặc đảo chiều rõ ràng.
- Các vùng kháng cự trước đó đã được vượt qua với lực đẩy ổn định, củng cố niềm tin vào xu hướng tăng dài hạn.
Khung trung hạn (H4, H1, M30):
- Trên khung H4, giá vẫn duy trì trên vùng hỗ trợ xu hướng tăng, cho thấy thị trường chưa có dấu hiệu phá vỡ cấu trúc tăng. Tuy nhiên, động lượng đang suy yếu, thể hiện qua biên độ dao động hẹp và các nhịp hồi thiếu lực.
- Trên H1 và M30, giá đã vượt vùng kháng cự giảm ngắn hạn, nhưng chưa hình thành rõ xu hướng tăng tiếp theo – cần chờ xác nhận từ vùng giá ổn định hoặc breakout kèm khối lượng.
Khung ngắn hạn (M15, M5):
- Xu hướng tăng ngắn hạn đang hình thành rõ ở 2 khung thời gian này. Các đợt điều chỉnh đều được hấp thụ nhanh, cho thấy dòng tiền ngắn hạn đang hỗ trợ thị trường. Tuy nhiên, cần lưu ý các vùng kháng cự phía trên khi giao dịch breakout.
KẾ HOẠCH GIAO DỊCH TRONG NGÀY:
Kế hoạch | Vùng giá | Cắt lỗ (SL) | Chốt lời (TP) |
---|---|---|---|
Sell | 3363-3364 | 3368 | 3353 |
Buy | 3330-3331 | 3326 | 3341 |
Buy | 3302-3303 | 3208 | 3313 |
*Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Giao dịch sử dụng đòn bẩy tiềm ẩn rủi ro, biến động giá có thể ảnh hưởng đến khoản đầu tư của bạn theo cách tích cực hoặc tiêu cực. Vui lòng giao dịch có trách nhiệm.