Không phải BRICS, đây mới là thứ thúc đẩy phi đô la hoá mạnh nhất

Không phải BRICS, đây mới là thứ thúc đẩy phi đô la hoá mạnh nhất

Phi đô la hoá đã trở thành chủ đề được thảo luận rất nhiều trong bối cảnh sức ảnh hưởng của khối BRICS gia tăng và nợ công của Mỹ tăng vọt. Tuy nhiên, theo một nhà phân tích, khi nhiều người chỉ chú ý đến các đồng tiền tệ cạnh tranh với USD hay tiền số, thì vàng mới là nhân tố thực sự quan trọng trong xu hướng này.

Nassim Taleb, tác giả cuốn “ Thiên Nga đen”, cho biết trong một bài đăng trên X: “Mọi người đang không nhận thấy phi đô la hoá đang thực sự diễn ra. Xu hướng này không được thể hiện ở các thoả thuận thương mại. Các giao dịch vẫn được thực hiện bằng đồng USD nhưng các ngân hàng trung ương đã tích trữ vàng.”

Ông cho biết: “Giá vàng đã tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước.”

Luke Gromen, nhà sáng lập kiêm chủ tịch của Forest for the Trees, đã đăng tải một biểu đồ và lưu ý rằng: “Xu hướng phi đô la hoá bằng cách tích trữ vàng đã âm thầm diễn ra trong 10 năm và được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhiều sau khi phương Tây đóng băng dự trữ ngoại hối của Nga vào năm 2022.”

Nhà phân tích địa chính trị và tài chính Angelo Giuliano cũng đăng tải biểu đồ giống Gromen và nói rằng: “Phi đô la hoá đang diễn ra.”

Giuliano cho hay: “Thay vì mua trái phiếu Mỹ, các quốc gia đang mua vàng. Kế hoạch ponzi của Mỹ với đồng USD đang sụp đổ, đặc quyền của Mỹ trong việc in số tiền giấy vô tận đã kết thúc. Vàng liên tục đạt đỉnh và mức tăng 30% trong năm nay chỉ là khởi đầu.”

Nói về quan điểm của Taleb về các giao dịch thực hiện bằng USD, Richard Turrin, tác giả cuốn sách Cashless (Không dùng tiền mặt), lưu ý rằng “tỷ lệ sử dụng đồng USD cao trong các giao dịch thương mại ngày càng vô nghĩa. Ông chỉ ra, thứ nhất là vì các quốc gia đang tích trữ vàng nhiều hơn và việc dịch chuyển sang các đồng tiền tệ thay thế không được ghi lại trong số liệu thống kê của SWIFT.

Theo cuộc khảo sát Dự trữ Vàng của Ngân hàng trung ương năm 2024 của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), 29% số ngân hàng được hỏi có kế hoạch tăng lượng vàng nắm giữ trong 12 tháng tới, tỷ lệ cao nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu được thực hiện vào năm 2018.

Ngoài ra, 62% trong số đó cho rằng tỷ trọng của đồng USD trong tổng tài sản dự trữ sẽ giảm trong vòng 5 năm, từ mức 55% vào năm 2023. Xu hướng đa dạng hoá, tìm đến vàng, ngày càng tăng diễn ra khi các ngân hàng trung ương nhận thấy sự thay đổi lớn trên thị trường tài chính toàn cầu, khi vai trò của USD trong dự trự toàn cầu tiếp tục giảm.

Trong bối cảnh Fed dự kiến sẽ hạ lãi suất vào tuần tới, nhiều nhà phân tích cho rằng đây là bằng chứng khác cho thấy đồng USD đang suy yếu. Yếu tố này có thể tác động tích cực đến giá vàng.

Chiến lược gia hàng hoá Ewa Manthey của ING cho biết trong một lưu ý: “Chúng tôi cho rằng việc Fed hạ lãi suất sẽ đưa vàng lên mức cao mới. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 cũng sẽ thúc đẩy đà tăng của vàng cho đến cuối năm.”

Bà nói thêm: “Địa chính trị vẫn là một trong những yếu tố khiến giá vàng tiếp tục tăng. Mâu thuẫn ở Ukraine và Trung Đông, cùng căng thẳn giữa Mỹ và Trung Quốc cho thấy nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn sẽ là động lực cho giá vàng trong ngắn đến trung hạn. Các ngân hàng trung ương được dự kiến sẽ tiếp tục tăng lượng nắm giữ vàng.”

Manthey đưa ra kết luận: “Chúng tôi nhận thấy giá vàng trung bình là 2580 USD trong quý IV, đưa múc trung bình trong năm nay là 2388 USD. Đà tăng của giá vàng sẽ tiếp tục trong năm tới, với giá trung bình năm 2025 là 2700 USD.”

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .

Loading...

Đọc thêm