Kỹ thuật kiếm lợi nhuận DỄ DÀNG với các mô hình biểu đồ thất bại
Mô hình giá thường xuất hiện trên biểu đồ, có những mô hình tiếp diễn và cũng có những mô hình đảo chiều. Rất nhiều trader sử dụng mô hình biểu đồ trong các giao dịch của mình. Nhưng trong nhiều trường hợp, những mô hình này có thể thất bại khiến trader thua lỗ. Và bài viết hôm này sẽ chia sẻ cho anh em cách thức để có thể giao dịch trong những trường hợp như thế.
Mô hình biểu đồ thất bại là gì?
Mô hình biểu đồ thất bại là một mô hình không di chuyển đúng như dự đoán và không đạt được mục tiêu tiềm năng của nó. Và kết quả là hành động giá đi ngược lại so với dự kiến. Như hình bên dưới là mô hình hai đáy bị thất bại:
Mô hình thất bại và những trader bị dính bẫy
Hiểu được lý do thất bại của các mô hình là điều rất có ích trong việc giao dịch. Thực tế sự thất bại của một hình là một phần trong một động lực gì đó lớn hơn. Trong nhiều trường hợp bạn sẽ thất một mô hình thất bại sẽ phát triển thành một mô hình khác trên khung thời gian bạn giao dịch hoặc là khung thời gian cao hơn. Như biểu đồ trên, bạn hãy xem hành động giá tiếp theo của thị trường:
Có thể thấy ở biểu đồ trên thị tường hình thành mô hình tam giác mở rộng. Và đường hỗ trợ ngang màu đen có tầm quan trọng lớn trong việc phát triển của hành động giá trong tương lai. Khi hành động giá phá vỡ giá thấp nhất của mô hình tam giác mở rộng này, bạn có đủ lý do để tin rằng thị trường có khả năng giảm xuống từ mô hình mới được thiết lập.
Các loại mô hình thất bại
Có 2 loại mô hình thất bại, đó là:
- Các mô hình không được xác nhận không thành công: Mô hình này đang hình thành trên biểu đồ nhưng vẫn chưa thành công thì giá đã đi ngược lại cho thấy mô hình đã thất bại.
- Các mô hình đã được xác nhận nhưng không thành công: Đây là những mô hình này đã được hình thành trên biểu đồ, cho thấy trader có lý do để theo đuổi tiềm năng đạt tới mục tiêu khi mô hình này thành công. Nhưng sau đó thì mô hình đã thất bại khiến nhiều trader thua lỗ.
Cách giao dịch những thiết lập thất bại này
Bạn có thể sẽ phải chịu một khoản thua lỗ vì sự phá vỡ giả của biểu đồ gây ra. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Khi bạn nhận thấy rằng đây là mô hình giả hoặc phá giả thì bạn có thể giao dịch theo hướng ngược lại.
Điểm vào lệnh theo mô hình thất bại
Để tham gia giao dịch với mô hình thất bại trước tiên bạn cần xác định điểm thất bại trong mô hình. Thông thường khi giá phá vỡ khỏi mô hình rất yếu và sau đó nhanh chóng quay trở lại điểm phá vỡ với động lượng mạnh thì khả năng mô hình này sẽ thất bại. Bạn có thể tham gia giao dịch khi giá phá vỡ và đóng cửa vượt quá điểm phá vỡ của mô hình lúc ban đầu nhưng theo hướng ngược lại.
Ví dụ về giao dịch với mô hình biểu đồ thất bại
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Đầu tiên là thất bại với mô hình đi ngang màu đen, giá phá vỡ xuống phạm vi bên dưới nhưng thất bại. Sau đó quay ngược lên phá vỡ phạm vi phía trên với động lượng mạnh. Lúc này ta có thể mua vào.
Mô hình tiếp theo là mô hình nêm tăng màu xanh, mô hình này có tiềm năng giảm giá mạnh. Bạn sẽ phải thoát lệnh mua trước đó nếu mô hình này phá vỡ cạnh dưới của mô hình. Tuy nhiên, giá đã vòng ngược lên khiến mô hình này thất bại và bạn vẫn có thể tiếp tục giữ lệnh. Mô hình này thuộc nhóm mô hình chưa có sự xác nhận, hơn nữa chúng ta đang có một vị thế mua nên ta không nên mua thêm ở vị thế này nữa.
Mô hình tiếp theo là mô hình tam giác tăng dần màu vàng. Giá phá vỡ đường xu hướng bên dưới mô hình là thời điểm thích hợp để thoát lệnh mua trước đó. Nhưng sau đó, giá nhanh chóng đảo chiều và di chuyển lên phía trên mô hìn tam giác này, như vậy cho thấy mô hình đã thất bại. Lúc này ta có thể mở lại lệnh mua ở phía trên của mô hình bị phá vỡ.
Chỉ báo hữu ích để giao dịch với những mô hình thất bại
Đó là chỉ báo khối lượng. Nếu sự phá vỡ mô hình xảy ra với khối lượng cao hoặc tăng lên thì khả năng sự phá vỡ này là thật. Ngược lại, sự phá vỡ với khối lượng thấp thì khả năng cú phá vỡ có thể là giả.
Hình bên dưới là cú phá vỡ khỏi mô hình màu xanh với khối lượng giảm dần và sau đó giá quay ngược lại xác nhận mô hình thất bại, và phá vỡ đượng hỗ trợ với khối lượng tăng lên:
Trong khi đó mô hình màu vàng cho thấy sự phá vỡ khỏi mô hình với khối lượng tăng mạnh cho thấy mô hình đã phá vỡ thành công.
Có thể thấy chỉ báo khối lượng rất hữu dụng trong việc xác nhận sự thành công hoặc thất bại của một mô hình và bạn nên áp dụng vào giao dịch.
Nói tóm lại, khi một mô hình biểu đồ thất bại thì đó là cơ hội để bạn có thể tham gia giao dịch, điều quan trọng là bạn cần thấy được động lượng của thị trường đằng sua mô hình để đánh giá được sự thành công hoặc thất bại của nó trước khi giao dịch.
Hy vọng kiến thức này hữu ích với các bạn nhé!
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .