Lạm dụng quá nhiều chỉ báo - Đó có phải sai lầm khi giao dịch Forex?

Sự cầu toàn trong phân tích kỹ thuật forex là tai nạn thường gặp, đặc biệt đối với những nhà giao dịch kỹ thuật. Điều này xảy ra khi các nhà giao dịch có quá nhiều nghiên cứu hoặc nhiều chỉ báo trên đồ thị và mải mê tìm kiếm những tín hiệu xác nhận trước khi đưa ra quyết định giao dịch.

Lạm dụng quá nhiều chỉ báo - Đó có phải sai lầm khi giao dịch Forex?

Sự cầu toàn trong phân tích kỹ thuật forex là tai nạn thường gặp, đặc biệt đối với những nhà giao dịch kỹ thuật. Điều này xảy ra khi các nhà giao dịch có quá nhiều nghiên cứu hoặc nhiều chỉ báo trên đồ thị và mải mê tìm kiếm những tín hiệu xác nhận trước khi đưa ra quyết định giao dịch. Điều này trái ngược với những người mới bắt đầu giao dịch chủ yếu dựa vào cảm tính. Sự cầu toàn trong phân tích là điều đỡ tệ hại hơn trong số hai điều tệ hại nói trên, nhưng cả hai việc này có thể cực kỳ tai hại cho bất kỳ nhà giao dịch nào.

Cẩn trọng và bảo thủ khi đưa ra quyết định giao dịch là điều tốt, nhưng trở nên quá cầu toàn trong quá trình đưa ra quyết định lại trở nên kém hiệu quả. Có tất cả các chỉ báo mới nhất và hoành tráng nhất trên đồ thị trông có vẻ rất ấn tượng, nhưng điều đó không thể chúng ta trở thành một nhà giao dịch giỏi hơn hay thành công hơn. Thực tế, trong nhiều trường hợp, việc sử dụng quá nhiều chỉ báo lại cản trở chúng ta có được thành công trong giao dịch.

Một phương thuốc tốt chống lại sự cầu toàn trong phân tích là kết hợp kiểm soát rủi ro chặt chẽ và quản trị vốn tối ưu trong thực tiễn. Phân tích kỹ thuật có thể rất hữu dụng trong việc thiết lập các thước đo quản trị rủi ro, chẳng hạn như đưa ra điểm cắt lỗ thích hợp không quá sớm hoặc quá muộn, cũng như tỷ số lợi nhuận/rủi ro… Bên cạnh đó, quản trị vốn thông minh thực sự rất quan trọng đối với bất kỳ nhà giao dịch nào muốn trở nên thành công, Với các thước đo nói trên, những nhà giao dịch không trở nên quá cẩn trọng khi đưa ra quyết định giao dịch.

Không có nhà giao dịch nào luôn đúng 100%, thậm chí trong trường hợp cá biệt mà 50 chỉ báo kỹ thuật, chỉ báo dao động và những đường nguệch ngoạc cùng chỉ ra một hướng tại cùng một thời điểm. Nhưng nhiều nhà giao dịch vẫn có thể thành công cho đến khi nào việc kiểm soát rủi ro và quản trị vốn được thực hiện tốt.

Điều này không hoàn toàn nói rằng những nhà giao dịch không nên tiến hành giao dịch mà không có sự phân tích đúng đắn. Như đã nói, cần phải cực kỳ tránh xa điều này. Nhiều nhà giao dịch đưa ra các quyết định mua/ bán mà chẳng bao giờ được khớp trừ khi tất cả các ngôi sao trong thiên hà được xếp thẳng hàng. Điều này không bao giờ diễn ra.

Cách khôn ngoan nhất là trung thành với những công cụ phân tích cơ bản và chỉ sử dụng những công cụ cho thấy sự hiệu quả nhất qua thời gian. Khi một phân tích thận trọng cho thấy một cơ hội tốt thì nên tiến hành giao dịch nếu chúng vẫn tuân theo các nguyên tắc kiểm soát rủi ro và quản trị vốn.

Trong thế giới các loại chỉ báo, chỉ báo đao động là phần đặc biệt.. Mục đích chính của chỉ báo dao động là quan sát xung lượng của thị trường. Điều này bao gồm các quan sát rất quen thuộc như tình trạng “bán quá mức” và “mua quá mức”. Các chỉ báo dao động luôn “dao động” trong một khung xác định, giống như tên gọi của chúng, và do đó thường được các nhà sử dụng nhằm xác định mức giá đảo chiểu khi thị trường đi ngược xu hướng. Tuy nhiên, một trong số những chỉ báo đao động nói trên vẫn có thể được sử dụng khi thị trường có xu hướng.

Cần thiết phải lưu ý rằng hầu hết các chỉ báo đểu có những hạn chế vốn có giống như các đường trung bình di động cũng như bất cứ những gì phái sinh từ giá. Nghĩa là, các chỉ báo được tính từ giá theo các công thức toán học luôn có độ trễ so với giá. Nhiều người cho rằng bởi vì hiệu ứng độ trễ, các chỉ báo đơn giản chỉ theo sau hành động giá chứ không thể hiện nhiều hơn bất cứ điểu gì so với chính sự thể hiện của giá.

Những người này cũng cho rằng mặc dù các chỉ báo có thể rất hữu ích trong việc miêu tả diễn biến giá trong quá khứ, nhưng chúng lại kém hiệu quả khi đưa ra một dự báo tương lai. Chính vì lý do này, các chỉ báo thường được các nhà giao dịch xem như là công cụ xác nhận thứ hai.

Mặc dù có thể đúng khi nói rằng hầu hết các chỉ báo chỉ là một phiên bản được đóng gói lại của giá, nhưng cũng chính xác khi cho rằng đạng đóng gói trên là hữu ích để có được các cơ hội giao dịch sinh lợi cao. Những nhà giao dịch nào bị thất bại vì chỉ xem xét riêng hành động giá nên quan sát thêm các chỉ báo được tính toán từ giá.

Trong trường hợp này, nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp tiến hành phân tích đồ thị phần lớn dựa trên các chỉ báo kỹ thuật hoặc chỉ báo dao động được lựa chọn (chẳng hạn như chỉ báo sức mạnh tương đổi (RSI – Relative Strength Index) hay chỉ báo chỉ số kênh hàng hóa (CCI – Commodity Channel Index), thậm chí hoàn toàn không sử dụng đến việc phân tích hành động giá. Kiểu giao  dịch này không phải là cách giao dịch chính thống, nhưng nó cho thấy các chỉ báo kỹ thuật quan trọng như thế nào trong phân tích kỹ thuật và thực tế giao dịch. Mặc dù không được sử dụng như là công cụ phân tích chính nhưng các chủ báo rất hữu ích khi phân tích hành động giá.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Loading...

Đọc thêm