Leading indicator là gì? Cách sử dụng Lagging và Leading
Đối với thị trường giao dịch forex, Leading indicator là gì sẽ luôn là khái niệm mà các trader cần phải nắm được.
Đối với thị trường giao dịch forex, Leading indicator là gì sẽ luôn là khái niệm mà các trader cần phải nắm được. Có thể thấy, để gia tăng xác suất giao dịch thành công thì việc sử dụng đến Leading indicator (chỉ báo nhanh) hay Lagging indicator (chỉ báo chậm) đã không còn xa lạ gì nữa. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về đặc điểm, ưu nhược điểm cũng như cách giao dịch của Leading indicator và Lagging indicator là gì? Trader hãy theo dõi bài viết sau nhé.
Các dạng chỉ báo phổ biến và quan trọng trong giao dịch forex
Trên thị trường giao dịch forex hiện nay có hai dạng chỉ báo phổ biến đó là:
- Leading indicator: Loại chỉ báo này được gọi là chỉ báo dẫn dắt hoặc là chỉ báo nhanh. Đây là loại chỉ báo dao động cung cấp những tín hiệu mới cho trader cũng như đi trước một bước khi xu hướng đảo chiều hoặc xu hướng mới xảy ra.
- Lagging indicator: Loại chỉ báo này có có tên gọi khác là chỉ báo chậm. Đây là một loại chỉ báo động lượng hay còn hay được gọi là chỉ báo đi theo xu hướng. Nó đem đến cho các trader các tín hiệu giao dịch mới khi mà xu hướng đó đã được hình thành xong.
Phần lớn các kết quả mà trader nhận về sẽ không được như ý muốn nếu chỉ sử dụng duy nhất một chỉ báo nhanh. Bởi vì với chỉ báo này, có nhiều tín hiệu được trả về có sự sai lệch. Bên cạnh đó, chỉ báo độ trễ sẽ chỉ cung cấp cho trader các tín hiệu khi và chỉ khi giá đã biến đổi hết và hình thành nên xu hướng mới. Không những thế, đối với một xu hướng, mức tăng lớn nhất của chúng sẽ chỉ diễn ra ở một vài cây nến đầu mà thôi. Chính vì lý do này mà trader đôi khi sẽ phải bỏ lỡ đi một phần lợi nhuận nếu như chỉ tin tưởng dùng duy nhất chỉ báo chậm.
Có thể thấy, cả Leading indicator và Lagging indicator đều hỗ trợ cho nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn có khả năng xảy ra mâu thuẫn ở trong một vài trường hợp và sẽ khiến cho các trader đau đầu. Không một chuyên gia đầu tư nào hay bất kỳ ai có thể chắc chắn rằng sử dụng chỉ báo nhanh hay chỉ báo chậm là tốt hay luôn phải kết hợp cả hai trong quá trình phân tích xu hướng.
Tùy thuộc vào cách nhìn nhận và chiến lược giao dịch của từng trader mà sẽ có sự lựa chọn chỉ báo khác nhau. Cách tốt nhất mà trader cần phải biết đó chính là nắm bắt và tìm hiểu rõ bản chất, đặc điểm của hai chỉ báo này. Bên cạnh đó cũng hiểu được ý nghĩa, ưu điểm, nhược điểm của từng loại chỉ báo để tìm ra loại chỉ báo phù hợp nhất cho chiến lược giao dịch của mình nhé.
Khái niệm về chỉ báo nhanh (Leading indicator) và chỉ báo chậm (Lagging indicator)
Như đã chia sẻ, các chỉ báo cũng sẽ đóng góp và có sự ảnh hưởng đôi phần đến các nhận định của trader trong giao dịch. Các nhận định của trader sẽ dễ dàng mang tính chủ quan nếu như không có các chỉ báo được tính toán chính xác thông qua công thức toán học.
Chỉ báo nhanh – Leading indicator là gì?
Trong giao dịch forex, chỉ báo nhanh (Leading indicator) thông thường sẽ dự đoán được tương lai của giá. Đây là nhóm chỉ báo được biết đến có cách thức tính toán dựa vào các công thức toán học. Trong đó, đầu vào sẽ có những dữ liệu ở quá khứ nhưng kết quả đầu ra sẽ là những dự báo liên quan đến mức giá xảy ra ở trong tương lai.
Thông thường, chỉ báo nhanh sẽ gợi ý cho trader các tín hiệu sớm và chính xác để trader có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Chỉ báo chậm – Lagging indicator là gì?
Khác với chỉ báo nhanh, chỉ báo chậm (Lagging indicator) sẽ đi sau và cẩn thận xác nhận từng hành động giá xảy ra. Mặc dù cũng được tính toán thông qua các công thức toán học thế nhưng chỉ báo nhanh lại thường sẽ cung cấp các tín hiệu trễ hơn. Đồng thời, thay vì dự báo thì những tín hiệu đó sẽ mang tính chất là xác nhận các hành động giá.
Một lưu ý nhỏ mà các chúng tôi muốn chia sẻ đến các trader ở đây đó là chỉ báo chậm phần lớn sẽ là tất cả những chỉ báo có kết quả trả về sau khi mà giá đã hoàn tất việc đóng cửa.
Trong thực tế, các chỉ báo chậm cũng có thể được sử dụng thông qua một vài cách để đưa ra các tín hiệu không khác gì một chỉ báo nhanh. Chẳng hạn như các phân kỳ. Vì thế việc phân loại rõ ràng các chỉ báo vào hai nhóm nhanh và chậm là điều không khả thi cho lắm. Tuy nhiên, với bài chia sẻ này thì forexdictionary vẫn sẽ phân loại ra một vài chỉ báo phổ biến, được sử dụng ở hai nhóm này.
Ưu điểm và nhược điểm của chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm là gì?
Có thể thấy, dù là chỉ báo nào thì tất nhiên bên cạnh các ưu điểm thì vẫn sẽ còn tồn tại những nhược điểm. Do vậy, trader cần biết rõ điều này để lựa chọn loại chỉ báo phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của mình.
Chỉ báo nhanh | Chỉ báo chậm | |
Ưu điểm | – Cung cấp đến trader những tín hiệu sớm. – Điểm vào lệnh có tỷ lệ R:R tốt | – Có sự xác nhận tín hiệu mạnh mẽ hơn chỉ báo nhanh. |
Nhược điểm | – Sẽ không có độ tin cậy cao đối với các tín hiệu chưa xảy ra. – Các biến động xảy ra do tin tức sẽ không được dự báo trước. | – Bởi vì tín hiệu đưa về khá chậm cho nên tỷ lệ R:R sẽ không còn tốt nữa. |
Mặc dù vẫn còn những nhược điểm chưa được khắc phục, thế nhưng chúng vẫn sẽ rất hữu ích dành cho trader nếu như trader nắm và hiểu được cách thức giao dịch với hai loại chỉ báo này. Đặc biệt, bởi vì tính xác suất trong dịch cho nên để thành công ở thị trường này thì trader cần phải biết cách quản lý vốn sao cho hiệu quả và hợp lý nhất.
Những chỉ báo tiêu biểu và cách thức giao dịch cơ bản
Hiện nay, trên thị trường giao dịch có rất nhiều các chỉ báo khác nhau. Tuy nhiên, ở bài viết này Forex Dictionary sẽ chỉ giới thiệu đến các trader một vài chỉ báo cơ bản đại diện cho hai nhóm Lagging indicator và Leading indicator forex như sau:
Đối với nhóm chỉ báo nhanh (Leading indicator)
RSI – Chỉ số sức mạnh tương đối
Chỉ số RSI (Relative Strength Index) trong nhóm Leading indicator là gì? RSI được biết đến là một loại chỉ báo được phát triển nhằm đánh giá sự suy yếu cũng như sức mạnh của xu hướng trên thị trường. Đồng thời, chỉ số RSI còn có tác dụng đo lường tốc độ thay đổi giá thông qua cách thức so sánh tính tích cực và tiêu cực của các đợt đóng phiên giao dịch ở trên nền tảng giá. Bởi vì đây là chỉ báo theo sau giá cho nên cách sử dụng của nó sẽ tập trung vào việc dự báo hướng đi của giá.
Fibonacci mở rộng
Fibonacci trong forex được biết đến là một dãy số tự nhiên hình thành nên các tỷ lệ vàng mang lại cảm giác hài hòa cho thị giác của sự vật. Không những giao dịch mà dãy số này còn xuất hiện khá nhiều trong tự nhiên và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Thông thường, Fibonacci được sử dụng nhiều sẽ có những điểm hỗ trợ và kháng cự. Không những thế, trader còn có thể dự đoán được mức giá ở tương lai khi sử dụng Fibonacci mở rộng.
Như hình minh họa bên trên, có thể nhận thấy sau khi 2 đỉnh và 2 đáy liên tiếp thấp hơn (đường màu xanh) được hình thành sau khi xu hướng giảm thì trader có thể kẻ một Fibonacci. Khi đó, giá đã có phản ứng ở vùng 50% và trader có thể dùng đến các mức Fibonacci mở rộng là -1.272 và -0/618 làm điểm dự phòng cho giá để tìm điểm chốt lời hiệu quả.
Tuy nhiên, trader cũng nên lưu ý rằng các tín hiệu mà chỉ báo nhanh cung cấp sẽ không chính xác và thành công 100% khi giao dịch. Do vậy, trader có thể kết hợp hợp với các momentum, xu hướng,… để xác suất thắng được tăng thêm nhé.
Đối với nhóm chỉ báo chậm (Lagging indicator)
MA – Các đường trung bình
Các đường trung bình động (EMA) hay các đường trung bình đơn giản (SMA) về bản chất là lấy giá trung bình của một vài chu kỳ nhất định. Vì điều này mà chúng sẽ luôn đi sau giá.
SMA và EMA là hai đường trung bình tiêu biểu nhất và đại diện mỗi khi nhắc đến chỉ báo chậm – Lagging indicator. Không những thế, 2 chỉ báo này cũng sẽ cung cấp các tín hiệu khá hiệu quả để hỗ trợ trader giao dịch hiệu quả hơn.
Quan sát biểu đồ trên về đường MA, trader chờ đợi cho giá vòng qua đường màu đỏ, tức là giá cắt qua và giao dịch ở một phía của đường MA (có nghĩa là xác nhận xu hướng). Sau đó, trader lại chờ đợi giá retest để thực hiện giao dịch cùng xu hướng theo các mũi tên trên hình. Hơn thế, khi giá chỉ giao dịch một phía của đường MA thì MA cũng phải đồng thời tạo ra độ dốc để xác nhận rằng xu hướng đang được diễn ra. Lưu ý, trader nên né tránh tham gia giao dịch vào những thời điểm MA đang đi ngang (sideway) và đường MA bị đường giá cắt qua bởi vì như vậy rất dễ bị Stop Loss liên tục.
Một lời khuyên dành cho trader đó là khi đường MA nằm ngang thì sau đó sẽ là một xu hướng tiềm năng. Nếu như đường MA có độ dốc rơi vào khoảng 45% thì đây sẽ là một xu hướng mạnh và khá bền vững. Còn nếu như đường MA quá dốc thì sẽ khả năng bị gãy sẽ rất cao hoặc quá thoải sẽ quay lại sideway dễ dàng.
Bollinger Bands
Bollinger Bands là chỉ báo được xây dựng và phát triển bởi trader nổi tiếng Bollinger trong giới phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Chỉ bản này sẽ dựa trên cơ sở của một biên độ lệch chuẩn và các đường trung bình để bao bọc lại giá.
Theo như thống kê, sẽ có khoảng 80% giá nằm trong 2 đường biên của chỉ báo Bollinger Bands. Từ đây đã hình thành nên cách giao dịch mua và bán khi giá vượt ra bên ngoài các biên. Thế nhưng bởi vì biên di chuyển liên tục cho nên trader khi làm theo cách này sẽ gần như liên tục bị dừng lỗ. Thay vào đó, để gia tăng xác suất thành công thì trader có thể setup nút thắt cổ chai lại.
Có thể thấy, khi mua hoặc bán vào lúc giá vượt ra khỏi ngoài biên (ký hiệu X đỏ) thì trader sẽ bị Stop Loss rất nhiều. Sẽ có đôi lần thắng tuy nhiên tỷ lệ R:R cũng không được tốt. Thay vào đó, khi trader mua tại vị trí hai lần thắt cổ chai (ký hiệu vòng tròn đỏ) thì trader cũng sẽ có được hai giao dịch tốt. Đây cũng được xem là nơi mà bị dừng lỗ liên tục đối với cách giao dịch kia.
Về cơ bản, chỉ báo Bollinger Bands sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở lấy đường trung bình làm trung tâm cho nên trader có thể gia tăng xác suất thành công lên cao nhất khi ưu tiên thực hiện giao dịch theo xu hướng với chỉ báo Bollinger Bands này.
Bên cạnh đó, chỉ báo này cũng còn nhiều cách thức giao dịch nâng cao khác khi trader sử dụng kết hợp cùng với những chỉ báo khác.
Trader nên sử dụng chỉ báo nào trong giao dịch forex?
Trader có thể thấy những ví dụ vừa rồi về các chỉ báo khác nhau đều được sử dụng chung biểu đồ giá. Điều này có nghĩa rằng dù chỉ báo đó là chỉ báo nhanh hay chỉ báo chậm thì cũng sẽ đều cho tín hiệu ở trong cùng một khoảng thời gian trên thị trường và đồng thời cũng sẽ có thành bại khác nhau. Vì vậy rất khó để xác định loại chỉ báo nào là tốt hơn, dù đó là Leading indicator hay là Lagging indicator thì cũng sẽ đều có những công dụng, chức năng nổi bật riêng. Thay vào đó, trader nên tìm hiểu và lựa chọn loại chỉ báo phù hợp với chiến lược giao dịch và phong cách giao dịch của riêng mình nhé.
Nếu như trader là một Position Trader hay Swing Trader có sự kiên nhẫn với các giao dịch trung hạn cũng như dài hạn và có được các tín hiệu mạnh mẽ, có độ tin cậy cao của khung thời gian lớn thì trader có thể sử dụng đến Leading indicator để được hưởng tỷ lệ R:R tốt hơn. Như vậy, mặc dù trader giao dịch ít hơn với Leading indicator forex thế nhưng sẽ nhận được hiệu suất cao hơn so với Lagging indicator khi sử dụng chỉ báo để giao dịch.
Và ngược lại, nếu là các Scalper hoặc Day Trader thì trader có thể cân nhắc sử dụng Lagging indicator để gia tăng độ tin cậy khi giao dịch bởi vì các khung thời gian nhỏ sẽ bị ảnh hưởng và tác động rất nhiều từ các bước giá ngẫu nhiên và tin tức.
Tóm lại, sẽ không có một sự lựa chọn nào được cho là hoàn hảo giữa việc sử dụng chỉ báo nhanh hay chỉ báo chậm trong giao dịch forex. Mà cách tốt nhất ở đây đó chính là trader hãy tìm hiểu nhu cầu giao dịch của chính mình và lựa chọn chỉ báo phù hợp nhất.
Các lưu ý quan trọng khi giao dịch với Leading indicator và Lagging indicator là gì?
Như đã biết, chỉ báo trong forex là vô vàng và được sử dụng linh hoạt sao cho phù hợp nhất với chiến lược giao dịch của từng trader. Tuy nhiên, bên cạnh tìm hiểu về các đặc điểm, ưu nhược điểm của Leading indicator và Lagging indicator là gì thì trader cũng cần phải lưu ý đến một vài điều khi giao dịch như sau:
Không nên lạm dụng quá nhiều vào kết quả của những chỉ báo có dạng mũi tên
Hầu hết những trader mới gia nhập vào thị trường giao dịch forex sẽ đều có xu hướng sử dụng chỉ báo mũi tên xuống hoặc lên. Nghĩa là sẽ đặt lệnh mua khi mũi tên hướng đi lên và ngược lại mũi tên hướng xuống sẽ đặt một lệnh bán.
Với loại chỉ báo này, trader sẽ không phải tốn quá nhiều công sức và thời gian tìm hiểu các vấn đề đang tồn tại và diễn ra trên thị trường. Mà thay vào đó, cứ nhìn vào mũi tên là sẽ biết tất cả. Tuy nhiên với cách thức này trader sẽ dần dần mất đi khả năng phán đoán và phân tích thị trường nhạy bén, chính xác ở những cuộc giao dịch khác trong tương lai về sau.
Nếu như rơi vào trường hợp va phải chỉ báo lừa đảo, tài khoản và kỹ năng của trader lúc này sẽ có nguy cơ bị đóng băng cao bởi vì các tín hiệu đa phần chỉ mang tính chất cơ học chứ không được chứng thực, xác nhận gì cả. Do đó, các chỉ báo mũi tiên chỉ nên được sử dụng trong thị trường quyền chọn nhị phân.
Hiểu rõ bản chất của chỉ báo mà mình đang dùng
Có thể thấy, phần lớn các chỉ báo dù nhanh hay chậm, sớm hay trễ thì cũng đều sẽ có được các công thức tính toán cụ thể nhất định. Và điều này sẽ được trên nền tảng từ chính các chỉ báo. Tuy nhiên, điều này hiện nay lại không nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp. Bởi vì họ cho rằng việc tính toán này đã được gánh bởi phần mềm MT4.
Phần mềm MT4 đúng là có đảm nhận nhiệm vụ tính toán. Tuy nhiên trader nên biết rằng mỗi công thức tính toán của mỗi chỉ báo sẽ có cách thức xây dựng trên chính bản chất riêng của chúng. Nếu như trader không hiểu và nắm được công thức đó thì sẽ không có khả năng nào để nắm bắt được đặc điểm của chất chỉ thị cả.
Chính vì vậy mà đây được xem là lý do để trader nên tìm hiểu về đặc điểm, thuộc tính của các chỉ số trước khi quyết định sử dụng chúng. Đồng thời, trader cũng hãy nên linh hoạt, không nên quá cứng nhắc trong từng thành phần công thức khi phân tích.
Nhớ rõ tín hiệu chỉ báo mang lại vẫn sẽ có sự mâu thuẫn
Trường hợp các tín hiệu mà chỉ báo cung cấp lại có sự mâu thuẫn về kết quả chính là điều à khiến các trader đau đầu nhất. Nguyên nhân bắt nguồn cho mâu thuẫn này đó chính là đến từ chính công thức tính toán của các chỉ báo đó.
Vì vậy, nếu như nhiều chỉ báo đều cho ra cùng một kết quả thì có nghĩa đây chính là tín hiệu đúng và có xác suất thành công cao. Ngược lại, nếu kết quả mà các chỉ báo cung cấp là tín hiệu xung đột với nhau thì trader nên tìm hiểu và xem xét lại trước khi tiến hành đặt lệnh. Đây chính là một kỹ năng cơ bản trong giao dịch với chỉ báo forex mà trader cần phải biết đến.
Bài viết vừa rồi là những chia sẻ về Leading indicator là gì đến từ web sanforex.vip. Để có thể giao dịch hiệu quả và thành công, thì trader cần phải nắm được đặc điểm, cách giao dịch của các chỉ báo. Để hiểu rõ hơn về các chỉ báo khác cũng như các kiến thức khác về giao dịch forex, chúc các bạn thành công!