Leading indicator là gì? Phân biệt Leading và Lagging indicators<P2>

Các chỉ báo trễ thường dễ bị hiểu nhầm về cơ sở hình thành, tuy nhiên, chúng đem lại công dụng khá hữu ích khi phân tích thị trường tài chính. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào giải thích, định nghĩa cũng như cách sử dụng và công dụng chỉ báo trễ.

Leading indicator là gì? Phân biệt Leading và Lagging indicators<P2>

Chỉ báo chậm Lagging Indicators

Khái niệm Lagging Indicators

Thông tin liên quan đến Lagging indicators

Chỉ báo trên là các chỉ báo cung cấp các tín hiệu sau khi sự biến động của mức giá đã được hình thành. Loại chế báo này thường đi chung với chỉ báo chậm sau khi xu hướng đã được hình thành. Loại chỉ báo này chỉ cho kết quả tốt khi thị trường đang có sự hoạt động mạnh mẽ.

Sự xuất hiện của các loại chỉ báo chậm này với mục tiêu lôi kéo và cuốn hút các nhà giao dịch ở lại thực hiện giao dịch chỉ cần xu hướng mới hình thành vẫn chưa bị phá vỡ. Thế nên đối với các thị trường sideway thì các loại chỉ báo này sẽ không đưa ra những tín hiệu có chất lượng tốt. MACD, đường trung bình là loại chỉ báo chậm được nhà đầu tư áp dụng nhất.

Ví dụ về Lagging Indicator

MACD và MA là hai loại chỉ báo chậm trên thị trường chứng khoán. Khi xu hướng của thị trường đã được tạo nên thì hai loại chỉ báo này mới gửi tín hiệu đến các nhà giao dịch tức là chúng báo hiệu chậm một bước so với thị trường.

Lagging indicators cho tín hiệu đúng

Với đồ thị GBP/USD như trên hai chỉ bảo trên sẽ được áp dụng tại trường hợp EMA 10 có màu xanh lam và EMA 20 có màu đỏ. Tại mức thời gian giữa tháng 10 thì đường EMA 10 sẽ cắt EMA 20 Lúc này sẽ xuất hiện tín hiệu mức giá tăng. Nếu MACD Cho tín hiệu trùng với hai đường trên thì lúc này các nhà đầu tư nên thực hiện giao dịch mua. Nếu như nhà giao dịch tiến hành mua thì số lợi nhuận mà họ có thể thu về là khá lớn. Sau đó, cả hai chỉ báo EMA và MACD đã phát tín hiệu để các nhà đầu tư thực hiện giao dịch bán, sau khi tín hiệu này được hình thành thì mức giá cũng sẽ giảm.

Lagging indicators báo tín hiệu sai

Vào khoảng giữa tháng 3, MACD cho tín hiệu mua nhưng đường EMA lại cho tín hiệu bán, hai tín hiệu này xảy ra xung đột. Lúc này nếu bạn tin theo tín hiệu của đường MACD thì bạn sẽ bị thua lỗ vì mức giá tiếp tục giảm, nhưng nếu bạn tin theo tín hiệu của đường EMA có khả năng bạn sẽ thành công.

Ưu điểm và hạn chế Lagging Indicator

Ưu điểm: Khi ta so sánh chỉ báo chậm với chỉ báo nhanh thì lại chỉ báo này sẽ đáng tin cậy hơn vì nó cung cấp các tín hiệu một cách cẩn thận theo sự chuyển động tại thị trường.

Hạn chế: Do xu hướng của thị trường đã xuất hiện thì nó mới khi tín hiệu nên các nhà giao dịch có khả năng bỏ Mất nhiều cơ hội thu lợi tốt.

Nên dùng chỉ báo nhanh hay chỉ báo chậm?

Bất kỳ loại chỉ báo nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng, vì thế nếu các nhà giao dịch chỉ sử dụng một loại chỉ báo nhanh để thực hiện các giao dịch thì việc nhận được các giao dịch sai và gây lỗ là chuyện không thể tránh khỏi. Còn nếu chỉ tin vào lại chỉ báo chậm thì xu hướng của thị trường đã hình thành rồi các nhà đầu tư mới thực hiện thì sẽ bỏ lỡ mất nhiều cơ hội.

Thế nên hai loại chỉ báo này có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, nhưng trong một số trường hợp sẽ có xung đột xảy ra giữa hai loại chỉ báo này. Không một nhà đầu tư nào có thể chắc chắn rằng loại chỉ báo nào là tốt nhất để thực hiện các giao dịch, nhưng nếu bạn hiểu rõ được bản chất của hai loại chỉ báo này thì chắc chắn bạn sẽ có chiến lược áp dụng để thực hiện giao dịch tốt.

Những điều cần lưu ý trước khi tiến hành giao dịch với Lagging Indicator, Leading Indicator

Không nên lạm dụng kết quả của chỉ báo có hình mũi tên

Cần làm gì với chỉ báo hình mũi tên?

Hầu hết các nhà đầu tư Khi mới bắt đầu thực hiện giao dịch tại thị trường chứng khoán sẽ có các kiểu giao dịch giống nhau đó chính là sử dụng các loại chỉ báo hình mũi tên đi lên hoặc đi xuống. Khi mũi tên có xu hướng đi lên tức là tín hiệu mua được phát ra còn nếu mũi tên theo hướng đi xuống thì lúc này sẽ thực hiện lệnh bán.

Đối với loại chỉ báo này các nhà giao dịch sẽ không mất nhiều công để xem xét diễn biến tại thị trường mà chỉ cần nhìn vào hướng mũi tên là sẽ biết được tất cả. Nhưng nếu lạm dụng lại chỉ báo này thì khả năng nhạy bén trong thực hiện các giao dịch phân tích giao dịch sẽ không còn chính xác.

Nếu như bạn gặp các loại chỉ báo lừa đảo thì rất có thể tài sản của bạn sẽ bị đóng băng vì các tín hiệu này chỉ mang tính cơ học và không có bất kỳ ai chứng thực thế nên chỉ báo hình mũi tên chỉ phù hợp tại các thị trường thuộc quyền chọn nhị phân.

Cần nắm rõ bản chất của chỉ báo đang dùng

Các loại chỉ báo có bản chất như thế nào?

Dù là loại chỉ báo nhanh hay chậm thì mỗi loại đều có những công thức tính toán riêng dựa vào nền tảng giao dịch chính của các loại chỉ báo. Nhưng hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp và nhà giao dịch không quan tâm đến nó vì họ nghĩ rằng việc tính toán loại chỉ báo này đã có phần mềm thực hiện.

Nền tảng MT4 có vai trò tính toán các chỉ báo nhưng bạn cần nhớ với mỗi công thức tính được xây dựng với bản chất riêng của nó. Nếu nhà giao dịch không biết rõ công thức tính thì sẽ không biết được đặc điểm của tín hiệu.

Đây là một trong những lý do mà các nhà đầu tư nên hiểu rõ về bản chất của các loại chỉ báo trước khi sử dụng chúng. Các thành phần hình thành nên công thức tính, các nhà đầu tư không nên cứng nhắc mà hãy nên sử dụng linh hoạt để mang lại hiệu quả phân tích tốt hơn.

Tín hiệu của chỉ báo sẽ có xuất hiện những mâu thuẫn

Nhiều nhà giao dịch gặp phải những tình huống khó khăn vì các tín hiệu mà các chỉ báo cung cấp trái ngược với nhau Dẫn đến các mâu thuẫn mà nguyên nhân chính là do công thức tính của nó khác nhau.

Vì thế khi bạn thấy khi có nhiều loại chỉ báo cho kết quả giống nhau thì tỉ lệ chính xác của nó là rất cao nhưng nếu xuất hiện nhiều chỉ báo phát tín hiệu xung đột với nhau để các nhà giao dịch cần xem xét cẩn thận để tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư