Lịch sử thị trường vàng Việt Nam có gì đặc biệt?
Khi phân tích thị trường vàng Việt Nam phải lưu ý đến lịch sử đầu cơ vàng, đặc biệt là trong giai đoạn 2008-2010 khi các sàn giao dịch vàng tăng nhanh ở các thành phố lớn.
Khi phân tích thị trường vàng Việt Nam phải lưu ý đến lịch sử đầu cơ vàng, đặc biệt là trong giai đoạn 2008-2010 khi các sàn giao dịch vàng tăng nhanh ở các thành phố lớn.
Giống như đa số các quốc gia Đông Nam Á khác, người Việt Nam có truyền thống sử dụng vàng từ thời xa xưa. Ở Việt Nam, vàng được sử dụng như một cách để lưu giữ và tiết kiệm tài sản rất lâu đời. Các tiệm vàng mọc lên phổ biến và là nơi bảo vệ người dân khỏi vấn đề tiền đồng bị mất giá.
Chính vì thế mà khi phân tích thị trường vàng Việt Nam phải lưu ý đến lịch sử đầu cơ vàng, đặc biệt là trong giai đoạn 2008-2010 khi các sàn giao dịch vàng tăng nhanh ở các thành phố lớn. Hai trung tâm giao dịch vàng lớn trong nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh.Vào năm 2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ước tính rằng số vàng trong nhân dân nắm giữ là từ 300 đến 500 tấn vàng.
Tuy nhiên, thị trường vàng đã bị Chính phủ và NHNN tăng cường kiểm soát trong những năm gần đây, thông qua một số biện pháp can thiệp và kiểm soát rõ ràng bao gồm: Kiểm soát giá vàng trong nước và giữ không tăng đáng kể so với giá quốc tế Đặt thị trường vàng trong nước dưới sự kiểm soát của Nhà nước Thay đổi tư duy ‘vàng hóa’ của nền kinh tế Việt Nam.
Phân tích thị trường vàng Việt Nam: Hiểu đặc thù đại lượng đo lường VND/Lượng
Đồng tiền quốc gia của Việt Nam – Việt Nam Đồng (VND), không phải là đồng tiền được tự do chuyển đổi. Kể từ năm 2011, tỷ giá VND trên USD đi theo cơ chế tỷ giá trung tâm. Trong cơ chế này, tỷ giá VND / USD thực tế được phép biến động trong biên độ xác định trước (khoảng +/- 3%). VND thường mất giá so với Đô la Mỹ và do đó NHNN sẽ phải can thiệp vào thị trường tiền tệ trong nước để giữ tỷ giá ổn định.
Giá vàng nội địa tại Việt Nam được tính bằng VND/Lượng (Tael = Lượng). Tael còn được gọi là cây hoặc lượng, tương đương 37,5 gram hoặc 1,2057 ounce. Còn ở một số quốc gia châu Á khác như Hồng Kông, mỗi lượng tương đương 37,429 gram hoặc 1,20337 ounce. Đơn vị Lượng của Việt Nam có thể được chia thành 10 chỉ. Một cây hoặc lượng = 37,50 gram và một chỉ = 3,75 gram.
Đơn vị chỉ của Việt Nam được sản xuất theo 5 mệnh giá như sau: 10 chỉ, 5 chỉ, 2 chỉ, 1 chỉ và ½ chỉ . Theo truyền thống Việt Nam, một lượng vàng 37,5 gram bao gồm 3 thanh vàng mỏng gắn với nhau, trong đó có hai thanh nặng 15 gram, và thanh thứ ba nặng 7,5 gram. Do đó mà khi phân tích thị trường vàng Việt Nam cần nắm rõ được các loại đại lượng đo lường này.
Phân tích thị trường vàng Việt Nam: Phải rõ đặc thù cung – cầu vàng trong nước
Việt Nam nằm trong các quốc gia tiêu thụ vàng lớn trên toàn cầu. Theo Hội đồng vàng thế giới, Việt Nam được ghi nhận là nước xếp thứ 4 châu Á trong năm 2015 về tổng mức đầu tư vàng với 47,8 tấn, xếp sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.
Việt Nam cũng được ghi nhận là quốc gia có nhu cầu vàng cao thứ 6 thế giới trong năm 2015, danh sách này có cả Đức và Mỹ. Lượng vàng trang sức của Việt Nam trong năm 2015 là 15,6 tấn, nghĩa là tổng lượng vàng tiêu dùng (đồ trang sức + vàng đầu tư) ở Việt Nam trong năm 2015 đạt 63,4 tấn, cao thứ 7 trên toàn cầu, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Đức, Thái Lan và Ả Rập Saudi.
Nhu cầu tiêu thụ vàng tại Việt nam là rất lớn, do đó để có thể phân tích thị trường vàng Việt Nam hiệu quả, cần nắm rõ được nhu cầu và khối lượng cũng như các yếu tố tác động tới thị trường vàng tại Việt Nam chúng ta.
Phân tích thị trường vàng Việt Nam: Ai là người kiểm soát thị trường vàng?
Do là một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nên thị trường vàng Việt Nam được Nhà nước quản lý nghiêm ngặt.
Trong một thông cáo báo chí tháng 12 năm 2015 về chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng cho năm 2015, NHNN đã công bố đến thị trường vàng và chúc mừng thị trường đã đạt được những tín hiệu tích cực, trong đó có tuyên bố rằng:
“… Thị trường vàng ổn định, cung và cầu vàng trên thị trường tương đối cân bằng, giá vàng trong nước không bị tác động bởi sự phát triển của giá vàng thế giới và sự tăng giá của USD. Trong năm 2015, giá vàng thế giới đôi khi dao động đáng kể nhưng thị trường vàng trong nước về cơ bản ổn định với cung cầu cân bằng.
Thị trường vàng có thể điều chỉnh phù hợp với quy định cung cầu, NHNN không cần phải sử dụng ngoại tệ để nhập vàng, để can thiệp hoặc ổn định thị trường vàng miếng, và việc tiếp tục “vàng hóa” được ngăn chặn, góp phần duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái, thị trường ngoại hối và kinh tế vĩ mô. ”
So với các công bố khác, tuyên bố lần này khẳng định mục tiêu và ý định của Nhà nước Việt Nam và ngân hàng trung ương đối với thị trường vàng Việt Nam. Nó cũng đóng vai trò như một sự bài giới thiệu hiệu quả về vai trò của Nhà nước và của NHNN đối với thị trường vàng trong nước.
Chính phủ Việt Nam hoạt động thông qua vố số các Nghị định, Thông tư và Quyết định để can thiệp vào thị trường vàng, Chính phủ đã chọn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đơn vị triển khai các nghị định và thông tư nói trên. NHNN quản lý sâu, can thiệp mạnh thị trường vàng Việt Nam.
Nghị định số 70/2014 / NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ, về Pháp lệnh Ngoại hối, quy định cụ thể:
“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ngoại hối; ngoại tệ và đặc biệt là kinh doanh vàng”
Về thị trường vàng, vai trò của NHNN là:
“- Quản lý việc mua bán, xuất nhập khẩu vàng và ngoại hối, lên kế hoạch sản xuất vàng miếng của NHNN cho từng thời kỳ và các hoạt động khác liên quan đến vàng theo phân công của Chính phủ; phối hợp với các cơ quan liên quan mua, bán vàng miếng tại thị trường trong nước, huy động vàng của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. ”
Cụ thể, việc quản lý kinh doanh vàng bao gồm sản xuất vàng thỏi, nhập khẩu và xuất khẩu vàng miếng, việc mua bán vàng trên thị trường trong nước thay mặt Chính phủ, sản xuất vàng trang sức, kinh doanh vàng trang sức, xuất nhập khẩu vật liệu được sử dụng trong sản xuất vàng trang sức, xuất khẩu vàng khai thác và kiểm tra, giám sát các hoạt động nêu trên.
Chính phủ Việt Nam chỉ được phép sản xuất vàng miếng, và nó cũng là đơn vị duy nhất được phép nhập khẩu và xuất khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng. Các công ty có thể nhập khẩu nguyên liệu thô dùng để sản xuất vàng trang sức, nhưng phải có giấy phép của NHNN. Tương tự, các công ty có nhu cầu giao dịch vàng thỏi đòi hỏi phải có giấy phép của NHNN.
Để hiểu hơn nữa về thị trường vàng Việt Nam và về lý do tại sao Chính phủ Việt Nam và ngân hàng trung ương can thiệp sâu vào thị trường vàng thì lại đòi hỏi sự hiểu biết về các sự kiện chính đã xảy ra trên thị trường vàng Việt Nam trong những năm qua.
Phân tích thị trường vàng Việt Nam thông qua việc nhìn lại lịch sử và những lần Nhà nước điều tiết thị trường:
Mặc dù thị trường vàng trong nước chịu sự điều chỉnh của Chính phủ và các quy định của ngân hàng trung ương trong đầu những năm 2000, chẳng hạn như các yêu cầu cấp giấy phép chế tạo vàng và xuất khẩu vàng song thị trường vẫn ‘tương đối’ tự do hơn cho người dân Việt Nam mua và bán vàng từ một số lượng lớn các cửa hàng và thậm chí gửi vàng cho các ngân hàng, trong đó việc cung cấp lãi suất trên vàng gửi trở nên phổ biến.
2008 & 2009 – Sàn giao dịch vàng mọc lên như nấm
Hãy bắt đầu phân tích thị trường vàng Việt Nam từ năm 2008. Thời điểm đó, nhiều sàn giao dịch vàng đã được các ngân hàng Việt Nam mở ra. Những ‘sàn giao dịch’ này cho phép các khách hàng bán lẻ đầu cơ giá vàng trong nước, bao gồm các khoản vay ngân hàng và cung cấp cho khách hàng mức đòn bẩy rất cao và khuyến khích đầu cơ mạo hiểm.
Sàn giao dịch vàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) được mở bởi Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Á Châu. Ngân hàng Eximbank liên doanh với Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) sau đó và mở sàn giao dịch vàng vào tháng 9 năm 2008.
Các ngân hàng khác mở sàn giao dịch vàng gồm có Sacombank Jewelry Co (SBJ) và VietA Bank. Các sàn giao dịch khác không thuộc sở hữu của các ngân hàng cũng tăng nhanh vào thời điểm đó, bao gồm các hoạt động mở của Doanh nghiệp Vàng Việt Nam (VGB) và Vàng Thế Giới (VTG).
2010 – Đóng cửa sàn giao dịch vàng
Tuy nhiên, ngày 30 tháng 12 năm 2009, Chính phủ đã ban hành chỉ thị buộc đóng cửa tất cả các sàn giao dịch vàng trong vòng 3 tháng. Rõ ràng, Chính phủ lo ngại rằng các hoạt động giao dịch gây ra rủi ro cho hệ thống tài chính của đất nước.
Trong thực tế, đó chỉ là một trong số các ví dụ về cuộc chiến với đầu cơ vàng của Chính phủ Việt Nam giúp bạn hình dung rõ bức tranh thị trường hơn trước khi đi vào phân tích thị trường vàng Việt Nam. Việc đóng cửa sàn là những động thái đầu tiên trong một chiến lược mới nhằm chống lại vàng hóa từ năm 2010 đến năm 2014.
NHNN cũng cho rằng tất cả các khoản vay đã được sử dụng để giao dịch vàng (các ngân hàng cho các nhà đầu cơ vay) phải được hoàn trả. Quy định trả nợ này và thời hạn chót để đóng cửa sàn vào ngày 30 tháng 3 năm 2010, thực sự đã khiến khối lượng giao dịch trên tất cả các sàn giảm mạnh vào đầu tháng 1 năm 2010, khi khách hàng tranh nhau vị trí bán. Điều này dẫn đến một số đơn vị giao dịch đóng cửa hoạt động kinh doanh vàng của họ trước hạn 30 tháng 3.
Báo Thanh Niên cho biết hơn 93% lượng tiền đầu cơ trên sàn giao dịch vàng đã được vay từ ngân hàng, và khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày trên sàn giao dịch lớn nhất của Sacombank – Sacombank Jewelry Co ( SBJ) là 500.000 lượng vàng (tương đương 18,75 tấn vàng), trong khi đó khối lượng giao dịch hàng ngày trên sàn Eximbank – Saigon Jewelry Company (SJC) là 200.000 lượng (7,5 tấn).
2011 – Cho vay và gửi vàng của các ngân hàng bị cấm
Tháng 4/2011, Thông tư 11/2011 / TT-NHNN ngày 29 tháng 4 năm 2011 đã được ban hành. Thông tư này cấm các ngân hàng (các tổ chức tín dụng) tham gia vào việc cho vay vàng hoặc nhận gửi vàng (được gọi là ‘huy động gửi vàng’) với bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào. NHNN cho biết quy định cấm như một cách giảm đầu cơ vàng, giảm buôn lậu vàng.
Tháng 5/2011, NHNN đã chỉ định Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là đơn vị duy nhất được phép sản xuất vàng miếng tại Việt Nam. Lý do để đưa SJC trở thành thương hiệu quốc gia sản xuất vàng độc quyền nhằm giúp Nhà nước có thể kiểm soát vàng tồn kho chặt chẽ hơn, và do đó can thiệp hiệu quả hơn giá vàng trong nước.
Trước lo ngại về sự phát triển độc quyền này, NHNN cho biết thời điểm cho phép thương hiệu vàng miếng SJC đã thông qua các đối thủ cạnh tranh như như Trang sức Sacombank, Trang sức Agribank, Bảo Tín Minh Châu và Trang sức Phú Nhuận. Yếu tố ngân hàng cần được lưu ý khi phân tích thị trường vàng Việt Nam, vì nó thực sự trở thành chủ thể bị quản lý khá sát sao.
2012 – Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng
Vào tháng 4 năm 2012, Chính phủ đã ban hành nghị định quan trọng nhất trên thị trường vàng Việt Nam, Nghị định số 24/2012 / NĐ-CP về kiểm soát sản xuất vàng miếng bởi Nhà nước, và chính phủ thực hiện độc quyền về nhập khẩu và xuất khẩu vàng.
Nghị định bao gồm ‘quản lý kinh doanh vàng’, cụ thể cấm dùng vàng làm phương tiện thanh toán / phương tiện trao đổi, chuyển sang tiếp quản độc quyền sản xuất vàng miếng trong cả nước, duy nhất được nhập khẩu và xuất khẩu nguyên liệu vàng, và quy định kinh doanh vàng miếng chỉ được thực hiện bởi các tổ chức được cấp phép. NHNN có thể lữu giữ vàng thỏi như một cách dự trữ chính thức.
Nghị định năm 2012 đã thay thế Nghị định 174/1999 / NĐ-CP từ tháng 12 năm 1999 và cơ bản tái cấu trúc toàn bộ thị trường vàng Việt Nam, tổ chức lại nó dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Lưu ý rằng giao dịch vàng không bị cấm theo nghị định năm 2012, chỉ có thể được thực hiện bởi các đơn vị được NHNN cấp phép.
Nghị định trên của NHNN bao gồm các chỉ thị sau:
“Ngân hàng Nhà nước giao công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên SaiGon Jewellery – SJC (sau đây gọi tắt là SJC) chịu trách nhiệm xử lý vàng miếng theo các điều khoản của Quyết định này.”
“Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất vàng miếng với hàm lượng 99,99%, khắc chữ, số biểu thị trọng lượng, chất lượng và mã ký hiệu của SJC (sau đây gọi tắt là vàng miếng SJC). Ngân hàng Nhà nước quyết định khối lượng vàng miếng SJC sản xuất trong từng thời kỳ.”
Như vậy, tại thời điểm đó, NHNN bắt đầu kiểm soát việc sản xuất vàng miếng của SJC. Các thanh SJC chiếm khoảng 90% thị trường theo NHNN. Vàng miếng của các thương hiệu khác ngoài SJC có thể được giao dịch trong giai đoạn chuyển tiếp, sau đó chỉ các loại vàng miếng SJC mới có thể được giao dịch bởi các công ty đã nhận được giấy phép mới có liên quan.
Điều này có nghĩa là các thương hiệu khác sau nàu lại bị giao dịch ở mức giá thấp hơn bởi vì các doanh nghiệp mới thành lập được ủy quyền hạn chế giao dịch vì người dùng không tin tưởng các vàng miếng không phải là SJC.
NHNN đã ban hành Thông tư 38/2012 / TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2012 quy định các ngân hàng (tổ chức tín dụng) đã được cấp giấy phép mua và bán vàng miếng chỉ có thể có số dư vàng cuối ngày dưới 2% số vốn của họ.
Nghị định 24 quy định rằng chỉ có 2 loại thực thể đủ điều kiện mới có thể xin giấy phép kinh doanh vàng miếng:
a) Doanh nghiệp có quy mô vốn từ 2 tỷ đồng trở lên, có kinh nghiệm kinh doanh vàng 2 năm và chi nhánh tại ít nhất 3 tỉnh, thành phố của Việt Nam;
b) Tổ chức tín dụng (ngân hàng) có đăng ký kinh doanh vàng, có vốn từ 3 tỷ đồng trở lên, có chi nhánh tại ít nhất 5 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Nghị định này đã khiến phần lớn các doanh nghiệp vàng nhỏ lẻ đóng cửa trên thị trường. Những cửa hàng này chuyển sang kinh doanh vàng trang sức, mà người Việt Nam thường sử dụng như một phương thức đầu tư hoặc tiết kiệm. Khi phân tích thị trường vàng Việt Nam không thể bỏ qua một thị phần cũng khá sôi động, đó là các cửa hàng trang sức nhỏ lẻ trên toàn quốc.
Năm 2013 – Giấy phép kinh doanh
Khi các quy định cấp phép kinh doanh vàng của NHNN có hiệu lực vào tháng 1 năm 2013, nó đã chỉ cấp phép cho 22 ngân hàng và 16 công ty khác hoạt động dịch vàng ủy quyền. Vào đầu tháng 1 năm 2013, các giao dịch vàng miếng nhỏ lẻ khác đều trở thành bất hợp pháp.
Mục đích của việc đấu giá vàng là nhằm điều tiết cung cấp vàng cho thị trường trong nước, nhằm giảm giá trong nước về giá quốc tế, cũng như ổn định thị trường.
Phiên đấu giá đầu tiên tổ chức vào ngày 28/03/2013. Tính chung trong năm 2013, NHNN đã tổ chức 76 cuộc đấu giá vàng và bán tổng cộng 1,82 triệu lượng vàng (khoảng 70 tấn). Giá vàng trong nước đã giảm 24,6% trong năm 2013, tuy nhiên việc giảm trên không biết có tác dụng gì không, song thực tế kể từ khi đấu giá, giá đô la quốc tế cũng đã giảm 25,5%.
Các phiên đấu giá đã không được tiếp tục trong năm 2014. Lưu ý rằng, mặc dù Nghị định 24 từ năm 2012 cho phép NHNN giữ vàng như một phần dự trữ, NHNN vẫn chưa báo cáo bất kỳ khoản nắm giữ vàng chính thức nào cho IMF kể từ năm 2014, mặc dù thực tế là vàng thường xuyên giữ trong kho dự trữ ổn định năm 2013.
Nhiều khả năng vàng này không được ghi nhận như là một phần của dự trữ chính thức. Do đó mà việc tiến hành phân tích thị trường vàng Việt Nam không thể sâu sắc khi không thực sự chú ý đến các số liệu trên.
Phân tích thị trường vàng Việt Nam: Liệu có một sàn giao dịch vàng quốc gia?
Sau quá trình siết chặt đáng kể thị trường vàng trong năm 2012, Hiệp hội thương nhân vàng Việt Nam được cho là ủng hộ hoạt động của Nhà nước đối với “ Sàn giao dịch vàng quốc gia ” , theo đó sẽ thực hiện một số hoạt động tương tự sàn giao dịch vàng tư nhân trước đây.
Tuy nhiên, không quá ngạc nhiên khi Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), đại diện cho các thành viên quảng bá sản phẩm tài chính, phản đối ý tưởng về một sàn giao dịch vàng vì cho rằng sẽ hút tiền ra khỏi nền kinh tế và làm mất ổn định hệ thống tài chính.