Mô hình giá cạn kiệt (Caping of Price) - Một mô hình hành động giá mạnh mẽ nhưng bị rất nhiều Price Action Trader bỏ qua
Sự yếu ớt hay cạn kiệt của giá chính là một trong những mô hình hành động giá thường xuyên xuất hiện trên biểu đồ, các trader chuyên nghiệp thường áp dụng mô hình này để trade đảo chiều.
Bài viết này sẽ hướng dẫn cho anh em trader cách thức áp dụng mẫu hình hành động giá này sao cho hiệu quả và kiếm được lợi nhuận.
Mô hình cạn kiệt của giá
Ở hình trên bạn có thể thấy được cách thức mà kiểu mô hình này hình thành. Giá đang trong xu hướng tăng cho đến cuối xu hướng thì chúng ta thấy được một sự tích lũy hoặc một mô hình cờ ở cuối xu hướng. Sau đó thị trường bật tăng khỏi mô hình nhưng sau đó lại quay trở về vùng giá tích lũy này. Và cuối cùng là nó phá vỡ cấu trúc khiến cho hướng đi của thị trường thay đổi. Đây chính là kiểu mẫu mô hình mà chúng ta cần để giao dịch. Việc còn lại của chúng ta đó là chờ giá hồi về và có thể giao dịch theo hướng giá đảo chiều.
Chúng ta có thể thấy các mô hình này hoạt động trong khung thời gian cao hơn như khung H4 hoặc D1, tuy nhiên thì mô hình này cũng có thể được áp dụng ở các khung thời gian thấp nhưng tốt nhất là chúng ta nên có các tín hiệu hợp lưu khác.
Áp dụng mô hình này trong biểu đồ thực tế như thế nào? Dưới đây là một vài ví dụ giúp anh em hiểu hơn về cách áp dụng mô hình trong giao dịch.
Mô hình giảm giá
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:
Mô hình giảm giá sẽ được hình thành như sau:
- Đầu tiên là thị trường phải nằm trong cấu trúc tăng giá.
- Tạo ra mô hình RBR (Rally Base Rally) – tức giá tăng lên và hình thành một vùng cơ sở sau đó là phá vỡ vùng cơ sở tiếp tục tăng giá.
- Sau đó là giá được đẩy ngược trở lại vùng cơ sở.
- Tiếp theo đó là giá phá vỡ vùng cơ sở hoặc mô hình cờ xác nhận cấu trúc thị trường có sự thay đổi.
- Lúc này mô hình cạn kiệt của giá đã được hình thành, bạn chỉ cần xác định chúng trên biểu đồ.
- Sau đó giá quay đầu tăng trở lại trở về vùng mà bạn xác định mô hình, lúc này bạn có thể bắt đầu giao dịch được rồi.
- Thực hiện giao dịch với tín hiệu xác nhận thêm.
- Đặt dừng lỗ phía trên mô hình.
Mô hình tăng giá
Tương tự với mô hình tăng giá, chúng cũng được hình thành tương tự như vậy nhưng ngược lại thôi nhé anh em. Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:
Đầu tiên là thị trường phải nằm trong cấu trúc giảm giá.
- Tạo ra mô hình DBD (Drop Base Drop) – tức giá giảm xuống và hình thành một vùng cơ sở sau đó là phá vỡ vùng cơ sở tiếp tục giảm giá.
- Sau đó là giá được đẩy ngược trở lại vùng cơ sở.
- Tiếp theo đó là giá phá vỡ vùng cơ sở hoặc mô hình cờ xác nhận cấu trúc thị trường có sự thay đổi theo hướng tăng giá.
- Lúc này mô hình cạn kiệt của giá đã được hình thành, bạn chỉ cần xác định chúng trên biểu đồ.
- Sau đó giá quay đầu giảm trở lại trở về vùng mà bạn xác định mô hình, lúc này bạn có thể bắt đầu đặt giao dịch mua kèm theo tín hiệu xác nhận.
- Đặt dừng lỗ phía dưới mô hình.
Đây là một mô hình rất hay xuất hiện trên biểu đồ, và cách thức giao dịch cũng rất đơn giản. Bạn nên áp dụng thêm tín hiệu xác nhận trước khi vào lệnh, kèm theo sự hỗ trợ của cấu trúc đã bị phá vỡ thì sẽ càng gia tăng thêm xác suất thành công cho bạn khi giao dịch mô hình.
Mời anh em tham khảo.
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .