Mô hình nêm là gì? Cách giao dịch mô hình cái nêm (Wedge Pattern)
Mô hình nêm hay mô hình cái nêm là một loại mô hình giá rất hay gặp phải khi phân tích biểu đồ forex. Để hiểu rõ hơn về mô hình nêm, bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin chi tiết nhất về đặc điểm nhận dạng và cách giao dịch với mô hình cái nêm tăng và mô hình cái nêm giảm hiệu quả nhất.
Mô hình nêm hay mô hình cái nêm là một loại mô hình giá rất hay gặp phải khi phân tích biểu đồ forex. Để hiểu rõ hơn về mô hình nêm, bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin chi tiết nhất về đặc điểm nhận dạng và cách giao dịch với mô hình cái nêm tăng và mô hình cái nêm giảm hiệu quả nhất.
1. Mô hình nêm là gì?
Mô hình nêm (Wedge Pattern) là dạng mô hình được xác định bởi 2 đường xu hướng đều hướng cùng về 1 phía, tạo ra hình dáng giống như một cái nêm, quá trình hình thành nêm cũng chính là quá trình tích luỹ trước khi tạo ra xu hướng (có thể là xu hướng tiếp diễn hoặc một xu hướng đảo ngược).
Vì mô hình nêm khi hình thành sẽ là giai đoạn tích tụ của giá bị co cụm lại bởi 2 đường xu hướng. Cho nên mấu chốt hình thành 1 cái nêm chính là 2 đường xu hướng, với đường nằm trên được xem như là đường kháng cự và đường nằm dưới được xem là đường hỗ trợ, chúng có xu hướng dốc lên hoặc dốc xuống.
Và độ dốc của 1 cái nêm được xem là mấu chốt quan trọng nhất của mô hình này để phân biệt với các dạng mô hình khác. Ngoài ra, việc dốc lên dốc xuống kết hợp với xu hướng diễn ra trước đó sẽ ảnh hưởng tới việc khẳng định nêm đó được đóng vai Tấm hiền lành thuỳ mị nết na luôn cam chịu, chung thuỷ với xu hướng trước đó (xu hướng tiếp diễn), hay là vai Cám luôn tìm cách lật nhanh như trở bàn tay, trở thành 1 dạng mô hình đảo chiều (xu hướng đảo ngược).
- View xu hướng VÀNG và tiền tệ hằng ngày, điểm mua bán cụ thể
- Zoom thực chiến phiên Mỹ, phân tích kỹ thuật + cơ bản từ thứ2 - thứ6
- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY
- Tham gia group chat trên TELEGRAM : TẠI ĐÂY
2. Mô hình nêm tăng và mô hình nêm giảm
Mô hình nêm được chia ra làm 2 dạng gồm: nêm tăng với 2 đường xu hướng hướng lên trên, Ngược lại, nêm giảm gồm 2 đường xu hướng hướng xuống phía dưới.
Mô hình nêm tăng: sẽ tạo ra các đỉnh cao hơn và các đáy cao hơn.
Mô hình nêm giảm: sẽ tạo ra các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn.
Và cũng từ đây sẽ hình thành 2 lối giao dịch là giao dịch nêm theo dạng tiếp diễn và giao dịch với mô hình nêm theo dạng đảo chiều.
2.1. Mô hình nêm tăng – Rising Wedge
Mô hình cái nêm tăng được cấu tạo bởi 2 đường kháng cự và hỗ trợ dốc lên trên, giá dần co cụm về cuối của cạnh nêm và các đỉnh tạo ra trong mô hình nêm tăng đều theo dạng các đỉnh cao hơn và các đáy cao hơn, tuy nhiên lúc này dần xuất hiện tín hiệu giá phân kì (phản ánh tâm lí người mua đã không còn mặn mà ở mức giá cao). Và khi giá có tín hiệu phá vỡ cạnh nêm dưới sẽ cho một xu hướng giảm.
Ở đây sẽ có 1 điểm khá thú vị chính là, mặc dù giá khi phá vỡ nêm tăng đều hình thành nên xu hướng giảm nhưng với mô hình đảo chiều đà giảm sẽ yếu và không mạnh mẽ bằng đà giảm trong mô hình cái nêm tăng giá theo dạng tiếp diễn.
Cách giao dịch với mô hình nêm tăng: canh breakout cạnh dưới sẽ bán xuống, dừng lỗ trên vùng kháng cự được thiết lập trước đó ương ứng khung thời gian giao dịch
2.2. Mô hình nêm giảm – Falling Wedge
Tương tự như mô hình cái nêm tăng, với mô hình cái nêm giảm sẽ được cấu tạo bởi 2 đường xu hướng dốc xuống phía dưới.
Thay vì giá có thể tiếp diễn theo xu hướng ban đầu thì giá bị nhốt bởi 2 đường này cho thấy các nhà đầu tư có vẻ đã mệt: 1 là đang cảm thấy phân vân, 2 là đứng ngoài quan sát và khi đường sóng hay xoắn ốc tạo ra trong nêm càng ngày càng thu hẹp dần, cũng là lúc mà đáy liên tiếp được tạo ra theo dạng đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn, tuy nhiên dần xuất hiện tín hiệu giá hội tụ (phản ánh tâm lí người bán yếu dần)
Và lúc này phe mua chỉ cần tìm cách phá cạnh nêm, bao nhiêu ấm ức xưa nay bị dồn ứ lại được giải phóng thì giá sẽ bùng nổ và sẽ có một cú biến động mạnh.
Với mô hình cái nêm giảm thì dạng mô hình theo hướng tiếp diễn đà tăng của xu hướng trước đó sẽ thường đi xa và mạnh hơn so với dạng nêm giảm theo hướng mô hình đảo chiều.
Cách giao dịch với mô hình nêm giảm: canh breakout cạnh trên sẽ mua lên, dừng lỗ dưới vùng hỗ trợ được thiết lập trước đó tương ứng khung thời gian giao dịch.