Mô hình nến Engulfing (Nhấn chìm) và Cách giao dịch với nó.

Mô hình nến nhấn chìm cho bạn biết dấu hiệu đảo chiều của xu hướng. Bài viết này giải thích mô hình nến nhấn chìm (Engulfing) là gì. Quá trình hình thành mô hình và cách giao dịch với nó.

Mô hình nến Engulfing (Nhấn chìm) và Cách giao dịch với nó.
💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Mô hình nến nhấn chìm cho bạn biết dấu hiệu đảo chiều của xu hướng. Bài viết này giải thích mô hình nến nhấn chìm (Engulfing) là gì. Quá trình hình thành mô hình và cách giao dịch với nó.

Thông tin chính:

  • Nến nhấn chìm (Engulfing) là gì và tại sao nó dự đoán được dấu hiệu đảo chiều xu hướng.
  • Có hai mô hình cần chú ý: mô hình nến nhấn chìm tăng giá và mô hình giảm giá.
  • Các chiến lược giao dịch.

Nến nhấn chìm là gì?

Nến nhấn chìm là một mô hình nến dự báo hiệu sự đảo chiều xu hướng hiện tại. Mô hình này bao gồm hai nến với nến sau che lấp toàn bộ thân nến trước nó. Mô hình là tăng hay giảm tùy thuộc vào vị trí nó xuất hiện trong xu hướng hiện tại. Hình ảnh dưới đây là ví dụ về mô hình tăng.

Các loại mô hình nến nhấn chìm

Có hai mô hình nến nhấn chìm: mô hình tăng giámô hình giảm giá.

1. Mô hình nến nhấn chìm tăng giá

Mô hình tăng giá đáng tin cậy nhất khi xuất hiện ở đáy của xu hướng giảm. Điều này ngụ ý rằng áp lực mua đang gia tăng. Xu hướng hiện tại bắt đầu đảo chiều bởi vì có nhiều người mua hơn và đẩy giá lên cao. Mô hình gồm 2 nến, nến thứ hai màu xanh nhấn chìm hoàn toàn cây nến đỏ trước đó.

Thị trường phải có xu hướng giảm rõ ràng khi xuất hiện mô hình này. Cây nến tăng lớn cho thấy người mua đang tích cực tham gia vào thị trường. Điều này tạo đà cho xu hướng tăng mới. Sau đó, bạn sử dụng các chỉ báo hoặc các mức giá chính để xác nhận xu hướng thực sự đang đảo chiều.

2. Mô hình nến nhấn chìm giảm giá

Mô hình giảm giá ngược lại với mô hình tăng giá. Nó đáng tin cậy nhất khi xuất hiện ở đỉnh của xu hướng tăng, cho thấy áp lực bán gia tăng. Nến nhấn chìm giảm giá thường kích hoạt sự đảo chiều xu hướng hiện tại. Bời vì nhiều người bán tham gia vào thị trường và đẩy giá xuống thấp hơn. Mô hình gồm hai nến với nến thứ hai hoàn toàn nhấn chìm thân nến xanh trước đó.

Thị trường phải có xu hướng tăng rõ ràng khi mô hình này xuất hiện. Nến giảm lớn cho thấy người bán đang tích cực tham gia vào thị trường. Điều này tạo đà cho xu hướng giảm tiếp theo. Sau đó bạn cũng sử dụng các chỉ báo hoặc các mức hỗ trợ kháng cự để xác nhận xu hướng giảm.


Tại sao mô hình này quan trọng?

Mô hình nến này giúp bạn phát hiện sự đảo chiều và cung cấp tín hiệu mua bán đáng tin cậy. Cụ thể như sau:

  • Sự đảo chiều: Tín hiệu đảo chiều cho phép bạn tham gia giao dịch ở mức giá tốt nhất trong một xu hướng.
  • Tiếp tục xu hướng: Các nhà giao dịch có thể nhìn vào mô hình để dự đoán sự tiếp tục của xu hướng hiện tại. Ví dụ: nến nhấn chìm tăng xuất hiện trong xu hướng tăng thì nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục tăng.
  • Chiến lược thoát lệnh: Mô hình cung cấp tín hiệu thoát lệnh khi xu hướng hiện tại sắp kết thúc.

Một điều nên lưu ý là mô hình này đôi khi dự báo sự điều chỉnh của thị trường hơn là sự thay đổi xu hướng. Chúng ta nên quan sát thêm hành động của giá tiếp sau đó để sử dụng mô hình hiệu quả hơn.

Chiến lược giao dịch với nến nhấn chìm

1. Sử dụng chiến lược nến nhấn chìm đảo chiều

Bạn có thể giao dịch với mô hình giảm giá bằng cách chờ tín hiệu xác nhận động thái thông qua hành động giá tiếp theo hoặc đợi một đợt giảm giá trước khi bắt đầu giao dịch.

Xem ảnh bên dưới để biết cách giao dịch với biểu đồ 4 giờ GBPUSD.

  • Vào lệnh: Tìm kiếm giá đóng cửa thành công dưới mức thấp của nến nhấn chìm giảm giá. Ngoài ra, các nhà giao dịch có thể tìm kiếm sự thoái lui tạm thời (về phía đường nét đứt) trước khi vào lệnh Bán.
  • Dừng lỗ: Các điểm dừng lỗ có thể được đặt bên trên đỉnh nơi xảy ra mô hình nhấn chìm giảm giá.
  • Chốt lời: Chốt lời có thể đặt ở mức hỗ trợ trước đó đồng thời đảm bảo tỷ lệ Risk-Reward dương. Tỷ lệ Risk-Reward được mô tả bằng các hình chữ nhật màu xanh lá cây và màu đỏ.

2. Sử dụng nến Engulfing khi giao dịch theo xu hướng

Mô hình không nhất thiết phải xuất hiện ở cuối xu hướng. Trong một xu hướng mạnh, mô hình này có thể được sử dụng để xác định điểm mua mới.

Ví dụ: biểu đồ bên dưới cho thấy xu hướng tăng mạnh của S&P 500. Với sự xuất hiện của nhiều mô hình nến nhấn chìm, tạo thêm niềm tin cho các giao dịch Mua. Bạn có thể tiếp tục mua mua sau khi thấy giá mức đóng cửa phía trên cây nến tăng.

Hơn nữa, ví dụ này còn bao gồm một mô hình nến nhấn chìm giảm giá (hình chữ nhật màu đỏ) xuất hiện ở đỉnh xu hướng, báo hiệu một sự đảo chiều tiềm năng. Tuy nhiên, hành động giá tiếp theo đã không xác nhận động thái này. Các nến liên tiếp không thể đóng cửa dưới mức thấp của mô hình và thị trường tiếp tục cao hơn. Do đó, chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của tín hiệu xác nhận mô hình.

💡
Tham khảo kết quả sao chép giao dịch hiệu quả, bền vững tại: Myfxbook (Team Giao Lộ Đầu Tư)
Loading...

Đọc thêm