Mô hình star và chiến thuật để tăng hiệu suất giao dịch

Mô hình star là mô hình dạng cây nến, dùng để báo hiệu một lực đảo chiều cực mạnh từ thị trường.

Mô hình star và chiến thuật để tăng hiệu suất giao dịch

Dân traders, đặc biệt là những người đã có nhiều thâm niên trên thị trường thì mô hình star chính là công cụ quen thuộc để nhận biết các tín hiệu thay đổi. Đây là mô hình được đánh giá như một ngọn hải đăng soi rõ các chuyển biến tiếp theo trên thị trường. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về khái niệm, cách giao dịch và một số lưu ý khi sử dụng mô hình star để bạn đọc cùng hiểu rõ.

1. Mô hình star là gì?

Mô hình star là mô hình dạng cây nến, dùng để báo hiệu một lực đảo chiều cực mạnh từ thị trường. Nó cũng là công cụ để đo lường sự thay đổi giá cả theo từng giai đoạn để các nhà giao dịch có thêm thông tin phân tích và lên kế hoạch đặt lệnh tiếp theo.

Mô hình star

2. Đặc điểm của mô hình star

Mô hình star được cấu thành từ hình dạng của một cây nến. Cây nến này ban đầu gồm phần thân lớn được đặt ở giữa 1 trụ thẳng đứng (phạm vi giá). Sau đó, một cây nến khác xuất hiện có phần thân nhỏ, được đặt trong phạm vi giá của cây nến trước đó tạo thành mô hình star.

Đối với mô hình star , những nhà giao dịch sẽ chú trọng đến việc quan sát hình dạng của cây nến thân nhỏ để từ đó suy ra được mô phỏng của cây nến thân lớn. Mô hình của cây nến thân nhỏ cũng thể hiện được tâm lý của đám đông trên thị trường đang có dấu hiệu lung lay, không vững chắc và việc xuất hiện một sự đảo chiều mạnh mẽ là điều tất yếu xảy ra.

Mô hình star

3. Mô hình star và chiến thuật giao dịch với mô hình star

3.1. Mô hình morning star

3.1.1. Về cấu tạo

Mô hình morning star được cấu tạo từ một cây nến thân lớn đang có dấu hiệu giảm mạnh. Sau đó là một cây nến có thân rất nhỏ và có khoảng vùng giá cao nhất và thấp nhất không đáng kể, thể hiện sự chững lại của thị trường cũng như sự do dự của các nhà giao dịch.

Tiếp theo sẽ là một cây nến tăng mạnh vụt lên bằng đúng với cây nến ban đầu giảm xuống.

Phần thân của cây nến thứ 2 tăng hay giảm không quan trọng, chỉ cần xuất hiện một vùng thân nhỏ giá nhỏ thì cũng đủ để cấu tạo nên mô hình morning star.

Yêu cầu của mô hình này như đúng lý thuyết của nó là phần thân của cây nến thứ hai phải nằm ở dưới vùng thân của cây nến thứ nhất và thứ ba. Đồng nghĩa với việc nó phải được đặt ở vị trí thấp nhất để đẩy hai cây nến còn lại lên. Giá đóng cửa của cây nến thứ ba phải vượt qua ít nhất là 50% của cây nến thứ nhất.

3.1.2.Cách thức giao dịch

Mô hình morning star đưa ra những chỉ báo một cách tương đối về viễn cảnh thị trường sắp có một đợt tăng giá mạnh. Sau khi bên bán yếu dần và không thể tiếp tục trụ được nữa thì lập tức, giá sẽ được đẩy lên cao.

Các trader thường gọi đây là mô hình có sự đảo chiều theo hướng tăng và tăng ngay tại phần đáy. Nó mô phỏng được thị trường đang cực kỳ suy yếu và vô cùng ảm đạm khiến cho lực mua bắt đầu tăng lên.

3.2. Mô hình shooting star

3.2.1. Về cấu tạo

Mô hình shooting star thực chất là một mô hình nến đơn. Ngược lại với mô hình morning star thì mô hình này lại bắt đầu từ một xu hướng tăng giá và tất yếu diễn ra một tình trạng thay đổi cực mạnh của giá cả từ tăng xuống giảm.

Mô hình này có cấu tạo từ một thân nến ngắn và cây nến dài, thân nến này có thể tăng hoặc giảm đều được. Thường độ dài của phần thân chỉ bằng từ 20 đến 30% tổng độ dài của cả cây nến. Bóng nến trên phải chiếm 2 phần của tổng chiều dài cả cây nến, bóng nến dưới phải ngắn, hoặc nếu không có thì càng tốt. Lưu ý rằng, cây nến trước phải thể hiện được chiều tăng của thị trường.

3.2.2.Cách thức giao dịch

Giao dịch với mô hình shooting star trước hết phải hiểu được ý nghĩa của nó là gì. Chúng ta có trước đó là một xu hướng tăng giá, cây nến shooting star xuất hiện cho thấy lực mua ở đầu khi mở ra cây nến đã tồn tại một lực mua mạnh để tiếp diễn xu hướng thì mới đẩy được giá ở phiên mở cửa tăng lên. Khi kết thúc cây nến thì giá đóng cửa thường sẽ nằm ở quanh vùng giá mở cửa thì chứng tỏ rằng lực bán đã mạnh hơn lực mua thì mới đẩy được giá đóng cửa đang tăng xuống dưới.

Đặt lệnh với mô hình này bằng cách sau: Khi đóng nến và xác định được mẫu hình shooting star thì chúng ta có thể vào lệnh entry short dưới đáy của mô hình một chút. Bởi chúng ta đang dự đoán rằng giá sẽ giảm cắt entry của mình thì nó sẽ tiếp tục đi xuống. Còn nếu trường hợp giá đi lên thì thôi.

Stop loss sẽ cắt đỉnh của cây nến shooting star một chút. Phương pháp này giúp chúng ta không bị lỗ, tuy nhiên thì lợi nhuận tiềm năng và rủi ro trong trường hợp này không cao. Nguyên 1 phần stop loss rất dài, phần dưới entry short thì lại ngắn, vì vậy mà tỷ lệ này không được xem là quá hoàn hảo khi áp dụng.

3.3. Mô hình evening star

3.3.1. Về cấu tạo

Mô hình này sẽ gồm có 3 cây nến. Cây nến thứ nhất sẽ là một cây nến tăng (màu xanh), nến thứ hai là một cây nến doji (nến thân nhỏ) không nhất thiết là nến tăng hay giảm, nến thứ ba là một cây nến giảm mạnh.

Mô hình này thể hiện tâm lý rằng: Sau một xu hướng tăng mạnh đã đẩy giá đi quá cao, sau khi đẩy lên đến đỉnh thì giá có dấu hiệu chững lại, sau đó lực bán bắt đầu giảm mạnh xuống.

Yêu cầu của mô hình này là giá đóng cửa của cây nến thứ ba phải nằm trong phần thân của cây nến thứ nhất (lý tưởng nhất là 50%). Cây nến thứ hai phải nằm ở vị trí cao hơn hai cây nến còn lại. Khối lượng giao dịch của cây nến thứ 3 tăng cao.

3.3.2.cách giao dịch

Ngay khi cây nến thứ ba kết thúc thì có thể tìm điểm khớp lệnh. Điểm stop loss sẽ được đặt ở phía bên trên cái mức giá cao nhất (cao nhất trong 3 cây nến). Tỷ lệ trade profit là 1:1, và 1:2. Sử dụng mô hình shooting star trong khung thời gian ở Time Frame H4 hoặc D1 sẽ đem đến cho các nhà giao dịch nguồn lợi nhuận cao hơn so với Time Frame khác.

Cụ thể về các điểm vào lệnh như sau: Nến thứ nhất và nến thứ 2 không bị nhấn chìm bởi cây nến thứ ba, nến thứ ba trở thành ngọn nến bao trùm và nhấn chìm cả 2 cây nến còn lại (rủi ro sẽ thấp hơn các trường hợp còn lại), nến thứ ba có một đuôi khá dài.

Đối với trường hợp thứ ba thì chúng ta sẽ vào lệnh bằng cách chờ một cây nến tiếp theo xuất hiện sau khi đã hình thành mô hình shooting star. Một khi mà cây nến tiếp theo tăng ở ngưỡng không vượt quá 50% của cây nến thứ ba thì tại cây nến thứ 5, chúng ta sẽ có một điểm vào lệnh cực kỳ thuận lợi.

Mô hình star

4. Lời kết

Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các bạn chi tiết về mô hình star cũng như chiến thuật giao dịch với mô hình star hiệu quả. Các trader cũng cần lưu ý rằng mô hình này khá trực quan, vì vậy mà chúng ta cần kết hợp thêm nhiều phương pháp khác để củng cố thêm dự định giao dịch của mình.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Loading...

Đọc thêm