Momentum là gì? Cách sử dụng chỉ báo Momentum ra sao?

Nắm rõ Momentum là gì sẽ giúp các nhà đầu tư có thêm một công cụ hỗ trợ lý tưởng trong quá trình phân tích kỹ thuật.

Momentum là gì? Cách sử dụng chỉ báo Momentum ra sao?

Nắm rõ Momentum là gì sẽ giúp các nhà đầu tư có thêm một công cụ hỗ trợ lý tưởng trong quá trình phân tích kỹ thuật. Thông qua chỉ báo này, các nhà đầu tư có thể xác định được diễn biến của giá và có cơ sở đánh giá độ mạnh hay lực của xu hướng lúc đó. Vậy Momentum được sử dụng như thế nào? Hãy khám phá ngay qua bài viết sau bạn nhé.

Momentum là gì?

Thuật ngữ Momentum được dịch sang tiếng việt là chỉ báo xung lượng, hoặc động lượng và được viết tắt là MOM. Có thể nói đây là chỉ báo thông dụng, được nhiều nhà đầu tư sử dụng trong quá trình phân tích kỹ thuật để mở ra nhiều cơ hội vào lệnh lý tưởng.

Chỉ báo động lượng hoạt động dựa trên việc so sánh diễn biến giá giữa quá khứ và hiện tại nhằm đo lường những dao động trong giá ở một khung thời gian nhất định. Qua đó, các trader có thể nhìn ra được sức mạnh của giá hiện tại và lường trước được chuyển động mức giá theo xu hướng hiện tại hay đảo chiều.

Đặc điểm của chỉ báo Momentum là gì?

Chỉ báo Momentum gồm có đường dao động và đường tham chiếu có giá trị là 100. Các nhà đầu tư có thể đánh giá được độ lớn của xu hướng thông qua giá trị của chỉ báo này và khoảng cách của nó đến đường tham chiếu. Cụ thể:

  • Đường động lượng luôn chuyển động xoay quanh giá trị 100. Nếu chỉ báo Momentum dao động và tạo khoảng cách càng lớn với đường 100 thì thị trường đang có biến động mạnh mẽ. Ngược lại, nếu giá dao động càng gần với đường 100 thì giá ít có biến động hơn (sideway).
  • Thông qua khoảng cách giữa chỉ báo động lượng và đường 100, các nhà đầu tư có thể xác định được tốc độ chuyển động của giá. Cụ thể là giá chuyển động nhanh hay chậm. Ngoài ra, khoảng cách xa thể hiện rằng thị trường đang chuyển động nhanh và ngược lại.

Cách xác định Momentum như thế nào?

Vậy công thức tính chỉ báo Momentum là gì? Câu trả lời là dựa vào mức giá đóng cửa của các phiên giao dịch. Cụ thể, các bạn sẽ xác định chỉ báo động lượng thông qua 2 cách như sau:

Công thức thứ nhất: Momentum = Price Close i – Price Close (i-n)

Công thức thứ hai: Momentum = (Close i/Close i-n) *100

Trong đó:

  • Price Close i: Thể hiện giá đóng cửa của phiên giao dịch thứ i.
  • Price Close i-n: Thể hiện giá đóng cửa của phiên giao dịch thứ i-n với n được hiểu là số phiên giao dịch trước đó.

Có thể thấy rằng, Momentum được xác định theo công thức đầu tiên chủ yếu dựa vào chênh lệch giá của các phiên giao dịch. Còn công thức số 2 lại thể hiện đồng thời tốc độ thay đổi của giá và bản chất của một chỉ báo Momentum là gì.

Ý nghĩa của chỉ báo Momentum là gì?

Như đã trình bày trong phần chỉ báo Momentum là gì, MOM là công cụ được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng bởi hiệu quả mà nó mang lại trong mỗi phiên phân tích kỹ thuật. Cụ thể, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết từng ý nghĩa của chỉ báo này trong việc nhận định thị trường.

Đo lường sức mạnh của xu hướng

Khả năng đo lường sức mạnh của xu hướng là một trong những đặc điểm quan trọng không thể bỏ qua của chỉ báo này. Thông qua vị trí giữa đường động lượng và đường tham chiếu, các nhà đầu tư dễ dàng đo lường được sức mạnh của xu hướng tại thời điểm đó là mạnh hay yếu để chuẩn bị sideway. Cụ thể:

  • Nếu đường đường động lượng có vị trí phía trên so với đường tham chiếu 100, thì xu hướng giá trong phiên giao dịch này đang ở mức cao hơn so với phiên giao dịch (n) trong quá khứ. Khi đó, phe mua đang chiếm ưu thế và thị trường đang có xu hướng tăng giá. Nếu đường động lượng và đường tham chiếu cách biệt một khoảng lớn thì thị trường đang trên đà tăng mạnh mẽ. Ngược lại, thị trường sẽ có những biến động yếu hơn nếu khoảng cách của chúng không đáng kể.
  • Trong trường hợp đường động lượng dao động thấp hơn so với đường tham chiếu thì có thể hiểu rằng, xu hướng chuyển động của giá khi này là giảm. Tức là giá của phiên giao dịch lúc này thấp hơn so với mức giá của phiên giao dịch trong quá khứ. Ngoài ra, vị trí đường động lượng càng cách biệt lớn với đường tham chiếu thì đà giảm sẽ thêm phần mạnh mẽ và sideway khi đường động lượng gần với đường tham chiếu.

Tín hiệu phân kỳ với đường giá

Chỉ báo động lượng trong phân tích kỹ thuật chú trọng vào phân kỳ với đường giá vì đây là một tín hiệu không thể bỏ qua trong việc xác định điểm đảo chiều. Thông qua đó, các nhà giao dịch có thể dễ dàng tìm ra các lệnh buy hoặc sell đảo chiều phù hợp để kịp đón đầu xu hướng.

Xác định điểm thoát lệnh

Bên cạnh khả năng đo lường sức mạnh của giá, khám phá cơ hội giao dịch tiềm năng thì chỉ báo động lượng còn giúp các nhà đầu tư bảo toàn lợi nhuận của mình. Đồng thời, tìm ra phương thức thoát lệnh lý tưởng trong mỗi phiên giao dịch.

Quá trình đường động lượng quay trở lại đường tham chiếu đều sẽ khiến  lợi nhuận bị mất, tệ hơn có thể khiến các nhà đầu tư chịu lỗ. Vì vậy, các bạn cần có sự hỗ trợ của đường MA. Nếu đường động lượng và đường MA giao nhau thì cần ưu tiên việc tìm cách thoát lệnh.

💡
- Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn - trung - dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Cách sử dụng chỉ báo động lượng Momentum

Giao dịch thông qua tín hiệu với đường 100

Chiến lược này sẽ giao dịch thuận với xu hướng, cụ thể các nhà đầu tư sẽ tìm lệnh Buy trong đợt tăng của giá và tìm lệnh Sell trong đợt giảm của giá. Chi tiết các bước sẽ được tiến hành lần lượt như sau:

Bước 1: Xác định xu hướng

Như chúng tôi đã đề cập, đường động lượng chỉ có thể xác định và đo lường sức mạnh của xu hướng trong ngắn hạn, hoặc gần với thời điểm thực hiện giao dịch. Do đó, các bạn sẽ cần phải kết hợp thêm đường đường trendline, kênh giá hoặc phân tích trên những khung thời gian lớn hơn để có được những đánh giá chuẩn xác nhất.

Bước 2: Nhận diện tín hiệu

Trong bước tiếp theo, các bạn cần phải nhận diện được tín hiệu trên thị trường. Cụ thể:

  • Tín hiệu Buy xuất hiện trong một xu hướng tăng: Đường Momentum và đường 100 cắt nhau theo chiều hướng lên. Tức là giá chuẩn bị có xu hướng tăng mạnh mẽ theo uptrend.
  • Tín hiệu Sell xuất hiện trong một xu hướng giảm: Đường Momentum và đường 100 cắt nhau theo chiều hướng xuống. Tức là đợt tăng điều chỉnh đã kết thúc. Ngoài ra, giá cũng có xu hướng giảm mạnh dựa theo xu hướng chính.

Bước 3: Thực hiện lệnh

  • Điểm vào lệnh: Vào lệnh dựa vào nến màu xanh gần với vùng giao nhau tạo ra xác nhận xu hướng tăng của giá cho lệnh Buy. Ngược lại, nến màu đỏ xác nhận xu hướng giảm của giá cho lệnh Sell.
  • Điểm cắt lỗ: Điểm cắt lỗ lý tưởng sẽ nằm thấp hơn vùng hỗ trợ quan trọng (Buy) và nằm cao hơn vùng kháng cự quan trọng (Sell).
  • Điểm chốt lời: Điểm chốt lời sẽ được thực hiện theo tỷ lệ R:R dựa trên mức kỳ vọng của các nhà đầu tư hay tại các mốc quan trọng của Fibonacci Extension. Ngoài ra, sử dụng đường trendline của Momentum cũng có thể giúp các trader tìm ra điểm thoát lệnh.

Kết hợp đường Momentum với đường MA

Một trong những công cụ phổ biến được sử dụng cùng với đường động lượng là đường trung bình động MA. Thông qua đó, các trader có thể nhanh chóng xác định điểm mà giá có thể đảo chiều và hình thành một xu hướng mới.

Các bạn có thể tùy ý điều chỉnh số kỳ của MA, nhưng số kỳ phổ biến thường là 9, 14 hoặc 21 kỳ. Trong đó, số kỳ được thiết lập càng dài thì độ mượt càng cao, thế nhưng sẽ có độ trễ so với biến động của giá.

Khi đó, các bạn sẽ vào lệnh mua ngay khi nhìn thấy Momentum và MA giao nhau theo chiều từ dưới lên và ngược lại với lệnh Sell, tức là khi đường Momentum giao với MA theo hướng từ trên xuống.

Nhìn chung, tín hiệu của Momentum và MA cũng đơn giản như cách Momentum giao cắt với đường 100. Tốt hơn hết, tín hiệu này nên được áp dụng cho những giao dịch thuận theo xu hướng chung trước đó, chẳng hạn như khi phân tích tín hiệu giao cắt với đường 100 vậy, hoặc chỉ nên nhận tín hiệu khi Momentum thuộc khu vực quá mua (overbought) hoặc quá bán (oversold), hay phân kì của chỉ báo dao động.

Biểu đồ trên đang có xu hướng chung là tăng giá và giá cũng đang điều chỉnh quay về những mức giá thấp hơn. Khi đó, RSI cho thấy trạng thái phân kì với giá, còn Momentum đang cắt theo hướng lên với MA21, kết hợp với bộ 3 nến tăng liên tiếp tăng xác suất vào lệnh buy thành công.

Phân kỳ giữa Momentum và giá kết hợp với mức kháng cự – hỗ trợ

Việc áp dụng mô hình Zigzag buộc các nhà đầu tư kết hợp với khả năng đếm sóng trong quá trình vận dụng tín hiệu phân kỳ. Nếu các bạn vẫn chưa thực sự thuần thục chiến lược này thì có thể thử sức với việc sử dụng đồng thời phân kỳ với mức kháng cự hỗ trợ.

Bước đầu tiên, các bạn sẽ phải tìm ra mức kháng cự chính để bắt đầu giao dịch. Khi đó, bạn hãy chuyển lên khung thời gian cao hơn để xác định kháng cự chính nhé. Chẳng hạn như khi các bạn quyết định giao dịch ở khung thời gian H1, thì các mức cản quan trọng sẽ được tìm thấy ở gần mức giá hiện tại trên khung thời gian H4.

Kế đến, hãy theo dõi diễn biến của giá và tìm ra tín hiệu phân kì giữa Momentum và giá trên khung thời gian thực hiện giao dịch. Hãy sử dụng đồng thời với mô hình nến hoặc các đường trendline để tăng thêm độ tin cậy.

Chẳng hạn như biểu đồ khung H1 của USDCHF xuất hiện nến pin bar khi giá phản ứng với mức kháng cự tại khung H4, cùng với đó là tín hiệu phân kì của Momentum và mang đến một điểm vào lệnh lý tưởng. Khi đó, mức dừng lỗ nên được đặt trên mức kháng cự. Mục tiêu của giá có thể đoán được là đáy của xu hướng giảm vừa rồi.

Ưu và nhược điểm của chỉ báo động lượng Momentum là gì?

Momentum là một công cụ quan trọng và hữu ích dành cho các nhà giao dịch ngoại hối với những ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm

Sử dụng chỉ báo động lượng trong giao dịch trên thị trường ngoại hối mang lại nhiều lợi ích cho các nhà giao dịch:

  • Phát hiện tín hiệu giao dịch: Momentum giúp nhà giao dịch nhận biết các tín hiệu giao dịch quan trọng khi xuất hiện trên biểu đồ ngoại hối.
  • Tìm kiếm tín hiệu đảo chiều: Chỉ báo giúp xác định các tín hiệu đảo chiều tiềm năng, tạo điều kiện cho việc thu lợi nhuận thông qua việc quan sát phân kỳ và khối lượng giao dịch.
  • Xác định xu hướng và đo lường sức mạnh thị trường: Momentum không chỉ xác định sự tồn tại của xu hướng mà còn đo lường sức mạnh của thị trường, để nhà giao dịch hiểu rõ hơn về bản chất của nó.
  • Xác định điểm cắt lỗ và chốt lời: Chỉ báo cung cấp thông tin hữu ích để nhà giao dịch có thể xác định các điểm cắt lỗ và chốt lời hiệu quả.
  • Hỗ trợ các giao dịch tự động: Momentum là một công cụ hữu ích trong việc hỗ trợ giao dịch tự động, giúp tự động hóa quy trình giao dịch.
  • Nhận dạng mô hình nến Nhật: Công cụ này cũng được sử dụng để nhận dạng các mô hình nến nhật, mở ra cơ hội giao dịch hiệu quả hơn.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm như trên, chỉ báo Momentum cũng còn một số nhược điểm cần lưu ý khi sử dụng như:

  • Yêu cầu kiến thức cụ thể: Để sử dụng hiệu quả, nhà giao dịch cần phải có kiến thức rõ về các mô hình, chỉ báo khác như khối lượng giao dịch và độ biến động để tăng tính chính xác của các tín hiệu giao dịch.
  • Hiệu quả trong khung thời gian lớn: Momentum thường chỉ mang lại lợi ích lớn khi được sử dụng trong các khung thời gian giao dịch lớn.

Các câu hỏi thường gặp

Các chỉ báo động lượng Momentum có phải là chỉ báo sớm không?

Chỉ báo động lượng Momentum không phải là chỉ báo sớm mà nó được xem là một chỉ báo trễ. Tuy nhiên, một số nhà phân tích vẫn tin rằng chỉ báo ADX có khả năng cung cấp tín hiệu sớm hơn.

Các chỉ báo Momentum chứng khoán có giống với các chỉ báo Momentum Forex không?

Đa số các chỉ báo động lượng Momentum đều dựa trên dữ liệu quá khứ để xác định. Điều này làm cho chúng tương tự nhau khi áp dụng vào các loại tài sản khác nhau như các cặp tiền tệ, vàng, kim loại quý, cổ phiếu và nhiều loại tài sản khác. Nhà giao dịch có thể điều chỉnh cài đặt tùy thuộc vào nhu cầu và thứ tự ưu tiên. Mặc dù vậy, vai trò và chức năng của các chỉ báo động lượng vẫn giữ nguyên tính đồng nhất, dù áp dụng trong thị trường ngoại hối hay thị trường chứng khoán.

Các thông tin về Momentum là gì, cách sử dụng Momentum hiệu quả đã được chúng tôi trình bày cụ thể qua bài viết. Nhìn chung, chỉ báo Momentum thật sự là một công cụ hữu ích cho các nhà đầu tư khi phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, dù có quan trọng và mạnh mẽ đến đâu thì bạn vẫn nên kết hợp cùng nhiều công cụ khác để có được nhận định chuẩn xác nhất. Chúc các bạn thành công.

💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây