Momentum là gì? Phân tích xu hướng với momentum indicator
Chỉ báo Momentum được rất nhiều trader phân tích kỹ thuật tin tưởng và sử dụng. Momentum indicator (còn gọi là chỉ báo momentum, chỉ báo động lượng) xác định các điểm đảo chiều xu hướng. Vì thế, nó là một chỉ báo kỹ thuật hiệu quả trong các chiến lược giao dịch.
Chỉ báo Momentum được rất nhiều trader phân tích kỹ thuật tin tưởng và sử dụng. Momentum indicator (còn gọi là chỉ báo momentum, chỉ báo động lượng) xác định các điểm đảo chiều xu hướng. Vì thế, nó là một chỉ báo kỹ thuật hiệu quả trong các chiến lược giao dịch.
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chỉ báo Momentum là gì, cách sử dụng chỉ báo momentum trên nền tảng giao dịch MetaTrader 4 (MT4), cách áp dụng chỉ báo momentum vào chiến lược giao dịch và cách sử dụng MT4 Momentum Indicator để xác nhận lại xu hướng.
Chỉ báo Momentum là gì? Momentum indicator là gì?
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu momentum indicator - chỉ báo động lượng là gì.
Momentum indicator (MOM) là chỉ báo động lượng thường được dùng trong phân tích kỹ thuật. Chỉ báo Momentum đo lường tốc độ thay đổi của giá chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định.
Momentum trong chứng khoán chỉ ra các giai đoạn giá tăng và giai đoạn giá giảm, giúp trader xác định sức mạnh đằng sau xu hướng thị trường hiện tại.
▶ Chỉ báo Momentum indicator đánh giá sức mạnh của xu hướng thị trường. Nhờ đó, trader biết được xu hướng sẽ tiếp tục hay đảo chiều và ra quyết định giao dịch chính xác hơn.
Xu hướng thị trường là một khái niệm quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Rất nhiều chiến lược giao dịch phụ thuộc vào xu hướng thị trường — thị trường đang theo xu hướng hay đang đi ngang (sideway), xu hướng mới bắt đầu hay sắp kết thúc. Những thông tin này vô cùng hữu ích với trader và chỉ báo động lượng momentum chính là phương thức để trader xác định những thông tin trên.
Hiện nay có rất nhiều chỉ báo động lượng được dùng để đo lường sức mạnh của xu hướng. Trong đó, có một vài chỉ báo phổ biến là:
- Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)
- Chỉ báo động lượng Stochastic oscillator
- Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD).
Nếu muốn tìm hiểu MACD và các chỉ báo khác, trader có thể nghiên cứu bài viết Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng nhất hiện nay. RSI và Stochastic đều là chỉ báo động lượng, nghĩa là giá trị của chúng sẽ di chuyển trong một phạm vi giới hạn (thường là trong khoảng 0 và 100). Ở bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu chỉ báo momentum - một chỉ báo động lượng dao động xung quanh giá trị 100.
Tương tự như RSI và Stochastic, chỉ báo momentum giúp trader xác định thời điểm thị trường quá mua và quá bán. Nhờ đó, trader biết được liệu thị trường có đủ động lượng để thúc đẩy xu hướng giá hiện tại hay không. Thị trường giảm quá bán thì có khả năng bật trở lại. Thị trường tăng quá mua thì có khả năng giảm xuống.
Công thức tính chỉ báo momentum trong chứng khoán là gì?
Trader có thể sử dụng chỉ báo động lượng (momentum indicator) để xác định sức mạnh của xu hướng giá trên biểu đồ giao dịch. Công thức tính chỉ báo momentum so sánh giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại (CA) với giá đóng cửa của N phiên giao dịch trước đó (CP).
Do vậy, trader có công thức tính momentum indicator như sau:
Momentum indicator là chỉ báo kỹ thuật dao động xung quanh giá trị 100, phụ thuộc vào việc giá đóng cửa hiện tại cao hay thấp hơn giá đóng cửa của N phiên giao dịch trước đó
Ví dụ: Nếu giá đóng cửa hiện tại của cặp tiền EUR / USD là 1,1000 và giá đóng cửa 14 ngày trước của nó là 1,0950 thì trong xu hướng tăng, chỉ báo Momentum indicator (14) sẽ bằng:
- Forex Momentum (14) = (1,1000 / 1,0950) x 100 = 100,45
Ngược lại, nếu giá đóng cửa hiện tại của cặp tiền EUR / USD là 1,1000 và giá đóng cửa 14 ngày trước của nó là 1,1050 thì trong xu hướng giảm, chỉ báo Momentum indicator (14) sẽ bằng:
- Forex Momentum (14) = (1,1000 / 1,1050) x 100 = 99,54
Sau khi biết cách tính chỉ báo động lượng Momentum, trader sẽ hiểu cách đọc nó
Cách đọc chỉ báo động lượng momentum
Chỉ báo động lượng momentum giúp trader xác định thời điểm giá chứng khoán tăng hoặc giảm, cũng như mức độ tăng giảm mạnh hay yếu.
Các mức chỉ báo momentum:
- Khi chỉ báo momentum lớn hơn 100, giá hiện tại sẽ cao hơn giá của "n" phiên giao dịch trước đó.
- Khi chỉ báo momentum bé hơn 100, giá hiện tại sẽ thấp hơn giá của "n" phiên giao dịch trước đó.
Chỉ báo động lượng nằm trên và cách trục 100 càng xa, thì giá tăng càng nhanh. Chỉ báo động lượng nằm dưới và cách trục 100 càng xa, thì giá giảm càng nhanh
Chỉ báo momentum 102 có xu hướng giá tăng mạnh hơn chỉ báo momentum 101. Ngược lại, chỉ báo momentum 98 có xu hướng giá giảm mạnh hơn chỉ báo momentum 99.
➤ Chỉ báo momentum cách trục 100 càng xa, thì xu hướng giá tăng (giảm) càng mạnh.
Cách tính và đọc chỉ báo momentum khá đơn giản, nhưng hiện tại nó thậm chí còn đơn giản hơn nhờ sự trợ giúp của các nền tảng giao dịch tiên tiến. Các nền tảng này tự động tính và hiển thị chỉ báo momentum indicator trên biểu đồ giao dịch chỉ bằng vài cú nhấp chuột.
Cách tải chỉ báo Momentum Indicator MT4 và MT5
Momentum indicator là một trong nhiều chỉ báo mặc định trên nền tảng giao dịch MetaTrader. Nền tảng MT4 hoặc MT5 tự động tính chỉ báo momentum thay cho trader.
Trader chỉ cần tải nền tảng MetaTrader 4 và MetaTrader 5 rồi thêm chỉ báo momentum là có thể giao dịch chỉ báo động lượng với Admirals.
➤ Trên nền tảng MetaTrader 4, trader truy cập tài khoản Trade.MT4, còn trên nền tảng MetaTrader 5 thì truy cập tài khoản Trade.MT5. Tài khoản MT5 có nhiều công cụ tài chính hơn, đặc biệt là cổ phiếu.
Chỉ báo momentum có sẵn trên cả 2 nền tảng này. Vì thế, trader không cần tải hay cài đặt nó. Trader chỉ cần tìm nó trong cửa sổ "Navigator", rồi chọn Indicators - Oscillators - Momentum.
Để thêm chỉ báo động lượng momentum vào biểu đồ, trader chỉ cần kéo thả hoặc nhấp đúp chuột vào nó
- Theo thiết lập mặc định, trục 100 không xuất hiện trên biểu đồ, nhưng trader có thể dễ dàng thêm nó vào bằng tab "Levels" trong phần tham số của chỉ báo.
Hãy click vào banner dưới đây để tải nền tảng MetaTrader 5 MIỄN PHÍ và sử dụng chỉ báo Momentum ngay hôm nay!
Cách sử dụng Momentum Indicator trong Forex
Để diễn giải chỉ báo Momentum indicator, trader cần phải quan tâm đến trục 100.
➤ Nếu chỉ báo momentum di chuyển lên trên trục 100, thì xu hướng giá tăng,
➤ Nếu chỉ báo momentum di chuyển xuống dưới trục 100, thì xu hướng giá giảm.
Ngoài ra, chỉ báo động lượng momentum indicator còn giúp trader xác định sức mạnh xu hướng. Chỉ báo momentum cách trục 100 càng xa, thì xu hướng giá tăng (giảm) càng mạnh và ngược lại.
Dưới đây là biểu đồ EUR / USD với chỉ báo Momentum (21) giúp trader hiểu rõ hơn cách đọc chỉ báo động lượng.
Cách thiết lập chỉ báo xung lượng Momentum
Tham số mặc định của chỉ báo momentum trên nền tảng MetaTrader là 14, giống với hầu hết các chỉ báo động lượng khác. Trong trường hợp này, giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại được so sánh với giá đóng cửa của 14 phiên giao dịch trước đó.
Một số trader hài lòng với tham số mặc định trên, nhưng số khác thì chưa. Họ muốn thiết lập lại cài đặt để tín hiệu xu hướng tốt hơn cho chiến lược giao dịch của mình.
Trước khi thiết lập lại chỉ báo xung lượng momentum, trader cần nhớ rằng:
- Số lượng phiên giao dịch càng lớn, thì chỉ báo momentum càng yếu, tín hiệu giao dịch ít hơn và xu hướng giá có khả năng bị chậm so với xu hướng thị trường thực.
- Số lượng phiên giao dịch càng nhỏ, thì chỉ báo momentum càng biến động mạnh, và có thể gây ra các tín hiệu giá sai (false signals)
Hình ảnh dưới đây biểu diễn chỉ báo Momentum 100 (màu xanh dương) và 5 (màu đỏ). Một giá trị quá cao và một giá trị quá thấp cho ta thấy rõ sự khác biệt khi sử dụng các tham số momentum indicator khác khau.
Trader thường thay tham số mặc định 14 thành 21 để cải thiện chất lượng tín hiệu giao dịch mà chỉ báo momentum đưa ra. Trader cũng có thể thay 14 phiên giao dịch thành 50 trong trường hợp thị trường tài chính có độ biến động lớn.
Hãy thử nhiều phiên giao dịch khác để tìm ra N phiên giao dịch phù hợp nhất với khung thời gian đầu tư mà trader lựa chọn.
Chiến lược giao dịch momentum indicator với đường trung bình động
Trader có thể thêm đường trung bình động (moving average) vào chỉ báo momentum trên nền tảng MetaTrader bằng cách click vào Moving Average trong 'Trend' , sau đó kéo thả nó vào biểu đồ Momentum indicator. Lúc này màn hình xuất hiện một hộp thoại như dưới đây.
Một số trader sử dụng đường trung bình động đơn giản (SMA) để làm phẳng đường cong Momentum indicator. Phương pháp này không những giúp trader hình dung xu hướng tổng thể của chỉ báo Momentum tốt hơn, mà còn giúp trader xây dựng và phát triển chiến lược giao dịch với chỉ báo momentum và đường trung bình động.
Điểm giao nhau giữa chỉ báo momentum và đường trung bình động là tín hiệu giao dịch giúp trader biết mình nên mở vị thế mua hay bán, giống với các chiến lược giao dịch đường trung bình động thông thường. Tuy nhiên, lần này ta sẽ sử dụng đường trung bình động và chỉ báo xung lượng momentum indicator.
Sự kết hợp này giúp trader tìm ra tín hiệu giao dịch trước khi chỉ báo momentum giao với trục 100, nhưng nó cũng có một vấn đề cần lưu tâm, đó là tín hiệu giá sai.
Trader cần kiểm thử nhiều đường trung bình động và chỉ báo Momentum indicator (số phiên giao dịch period) trước khi tìm ra sự kết hợp phù hợp nhất với phong cách giao dịch của mình.
➨ Tín hiệu mua: Chỉ báo Momentum Indicator cắt lên trên đường trung bình động
➨ Tín hiệu bán: Chỉ báo Momentum cắt xuống dưới đường trung bình động
➨ Tín hiệu thoát lệnh giao dịch: Khi chỉ báo Momentum cắt đường trung bình động theo hướng khác
Trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy hai tín hiệu mua và bán đầu tiên đã rất rõ ràng.
Tuy nhiên, tín hiệu bán thứ 2 thì chưa rõ.Tại sao? Tại thời điểm đó, chỉ báo xung lượng Momentum indicator nằm trên và cách trục 100 khá xa (xu hướng giá tăng mạnh). Điều này cho thấy việc thay đổi xu hướng khó có thể xảy ra và giá điều chỉnh cũng khá nhỏ.
Trong hình chữ nhật màu đen cuối cùng, chỉ báo Momentum indicator khá bằng phẳng, cho thấy xu hướng này không có sức mạnh và đang nằm trong vùng đi ngang. Điều này được phản ánh trong giá của cặp tiền USDJPY.
Cách sử dụng chỉ báo Momentum trong phân tích kỹ thuật
Chỉ báo Momentum có thể áp dụng với nhiều chiến lược động lượng, như giao dịch theo xu hướng và giao dịch ngược xu hướng. Để sử dụng momentum indicator hiệu quả, trader cần phân tích nó trên nhiều khung thời gian khác nhau, bắt đầu từ khung thời gian dài nhất đến ngắn nhất. Điều này cho phép trader phân tích từ xu hướng cơ bản sang xu hướng giao dịch mà mình muốn.
- Để sử dụng chỉ báo momentum trong giao dịch swing, trader có thể bắt đầu trên biểu đồ hàng ngày, sau đó trên biểu đồ H4, rồi kết thúc trên biểu đồ hàng giờ.
- Để sử dụng momentum indicator với giao dịch trong ngày, trader có thể bắt đầu với biểu đồ H4, sau đó là H1 và kết thúc phân tích ở biểu đồ M30.
- Để sử dụng chỉ báo momentum trong giao dịch scalping, trader có thể bắt đầu phân tích trên biểu đồ M30, sau đó đi xuống M15, trước khi kết thúc ở M5 hoặc M1.
Các khung thời gian ngắn được dùng để đọc tín hiệu giao dịch Momentum, còn các khung thời gian dài được dùng để xác định xu hướng, có thể là điểm kết thúc của xu hướng.
Chỉ báo Momentum không nên sử dụng riêng lẻ mà nên kết hợp với các công cụ phân tích khác, chẳng hạn như biểu đồ (hỗ trợ, kháng cự, đường xu hướng, nến Nhật ...) hoặc các chỉ báo kỹ thuật khác..
Bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số chiến lược giao dịch Momentum nâng cao hơn.
Phân kỳ với chỉ báo Momentum Indicator
Trader có thể sử dụng phân kỳ giữa giá và chỉ báo momentum để đưa ra quyết định giao dịch:
⇨ Phân kỳ tăng: Giá của công cụ giao dịch giảm, nhưng các đáy của chỉ báo xung lượng momentum indicator tăng. Điều này cho thấy khi giá giảm, động lực bán chậm lại.
⇨ Phân kỳ giảm: Xảy ra khi giá tăng, nhưng các đỉnh của chỉ báo động lượng momentum indicator giảm. Điều này cho thấy khi giá tăng, động lực mua chậm lại.
Trên biểu đồ này, chúng ta thấy phân kỳ giảm giữa giá EURUSD và chỉ báo momentum. Trong khi giá EUR / USD đạt mức đỉnh mới, thì Forex Momentum indicator không xác nhận mức tăng mà hình thành các mức đỉnh thấp hơn các mức đỉnh trước đó.
Điều này cho thấy cặp tiền tệ sắp đảo chiều giá giảm. Trader không nên dùng phân kỳ momentum làm tín hiệu giao dịch, mà chỉ nên sử dụng nó để xác nhận lại tín hiệu giao dịch từ các chiến lược khác hoặc để dự đoán trước sự đảo chiều sắp tới.
Tuy phân kỳ với chỉ báo động lượng đưa ra tín hiệu đảo chiều đáng tin cậy nhất nhưng nó cũng ẩn chứa rủi ro khá lớn vì sự đảo chiều thị trường có thể xảy ra sau vài ngọn nến kể từ khi cảnh báo.
Trên thực tế, đây là một tín hiệu đảo chiều nâng cao, trader thường sẽ thấy một số nến xuất hiện trước khi xu hướng đổi chiều.
Ngoài phân kỳ Momentum, phân kỳ RSI là một trong những phân kỳ được các nhà giao dịch đánh giá cao và sử dụng.
Chiến lược giao dịch với chỉ báo Momentum - Xu hướng đảo chiều
Chỉ báo momentum có thể xác định các điểm đảo chiều xu hướng. Tuy nhiên, trong chiến lược động lượng này, trader cần kết hợp nó với một công cụ khác để cải thiện độ chính xác và loại bỏ các tín hiệu sai.
Chúng ta sẽ kết hợp nó với một công chỉ báo khác để xác định sự đảo chiều xu hướng. Ở đây, Admirals sẽ sử dụng kênh Keltner. Kênh Keltner dùng dải trên và dải dưới để tìm các khu vực giá có thể đảo chiều.
Bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu các tín hiệu giao dịch trong chiến lược này với Chỉ báo Momentum indicator và Kênh Keltner:
- Tín hiệu giao dịch: Khi cả hai chỉ báo đồng thời cho thấy tin hiệu giá đảo chiều.
Đối với chỉ báo Momentum, chúng ta có thể vẽ và quan sát các điểm cực trị của nó trên biểu đồ công cụ giao dịch theo khung thời gian mong muốn. Ví dụ: Nếu chỉ báo momentum indicator hiếm khi lớn hơn 103 và nhỏ hơn 98, thì:
➨ Tín hiệu mua: Trong xu hướng giảm, tín hiệu đảo chiều/tín hiệu mua xuất hiện khi chỉ báo momentum chạm hoặc vượt quá vùng cực trị dưới (trong ví dụ trên là 98) và giá chạm vào dải dưới của Kênh Keltner.
➨ Tín hiệu bán: Trong xu hướng tăng, tín hiệu đảo chiều/tín hiệu bán xuất hiện khi chỉ báo momentum chạm hoặc vượt quá vùng cực trị trên (trong ví dụ trên là 103) và giá chạm vào dải trên của kênh Keltner.
➨ Tín hiệu thoát: Khi chỉ báo momentum chạm tới điểm cực trị ngược lại hoặc khi giá chạm vào dải Keltner khác.
Nguồn: WTI, Biểu đồ H4, MT5 Admirals. Phạm vi dữ liệu: từ 28/11/2019 đến 17/01/2020. Được chụp ngày 13/08/2020. Xin lưu ý: Sự biểu diễn trong quá khứ không phải là chỉ báo đáng tin cậy để dự đoán sự biểu diễn trong tương lai.
Giao dịch xu hướng đảo chiều được sử dụng nhiều nhất với chỉ báo momentum phân kỳ hoặc cực trị. Để hiểu logic đằng sau những chiến lược này, chúng ta sẽ dùng nguyên tắc vật lý để minh họa.
Một chiếc xe tải đang đi với tốc độ tối đa trên một cung đường rất khó có thể quay đầu mà vẫn giữ nguyên tốc độ này. Vì thế, trước tiên nó phải giảm tốc độ xuống rồi mới rẽ.
Giá cả thị trường cũng vậy. Khi một xu hướng được thiết lập và hoạt động mạnh mẽ, tốc độ của nó tính bằng động lượng cần phải giảm trước khi có sự đảo chiều. Do đó, các chiến lược này hiệu quả nhất sau một xu hướng và không nên sử dụng trong các giai đoạn thị trường không có xu hướng. Ngoài ra, chúng sẽ hoạt động tốt hơn trên các khung thời gian dài hạn, trên H1 trở lên.
Chiến lược giao dịch với Momentum Indicator - Theo xu hướng
Thay vì phải tham gia thị trường từ sớm để tìm kiếm xu hướng đảo chiều, thì chỉ báo Momentum có thể giúp trader tham gia thị trường khi xu hướng đã thiết lập đang ngày càng mạnh hơn.
Với momentum indicator, trader đánh mất cơ hội tận dụng toàn bộ hành động giá, nhưng có thể tránh nhiều rủi ro hơn vì tín hiệu sai ít hơn.
Đối với chiến lược này, chúng ta sẽ dùng chỉ báo momentum (21), đường trung bình động (5) và đường trung bình động (20)
➨ Tín hiệu mua: Trong xu hướng tăng, tín hiệu xu hướng/tín hiệu mua xuất hiện khi chỉ báo momentum phá vỡ lên 100, đồng thời đường trung bình động 5 kỳ nằm trên đường trung bình động 20.
➨ Tín hiệu bán: Trong xu hướng giảm, tín hiệu xu hướng/tín hiệu bán xuất hiện khi chỉ báo momentum indicator phá vỡ dưới 100, đồng thời đường trung bình động 5 nằm dưới đường trung bình động 20.
➨ Tín hiệu thoát: Khi chỉ báo momentum giảm xuống dưới 100 hoặc các đường trung bình động cắt nhau theo hướng ngược lại.
Cách sử dụng chỉ báo Momentum làm công cụ xác nhận xu hướng
Momentum indicator là một trong những chỉ báo động lượng xác nhận tín hiệu từ chỉ báo nhanh tốt nhất hiện nay.
Tóm lại, tín hiệu mua hoặc bán sẽ do các chỉ báo kỹ thuật khác đảm nhiệm. Tiếp theo, chúng ta sẽ xác nhận lại tín hiệu trên thông qua chỉ báo momentum: Liệu chỉ báo momentum giao lên hay giao xuống 100, các đường trung bình động giao nhau như thế nào, các điểm cực trị hoặc thậm chí là momentum phân kỳ.
▶ Trader chỉ nên sử dụng tín hiệu giao dịch từ chỉ báo chính hoặc bộ chỉ báo chính sau khi được Forex Momentum indicator xác nhận lại.
Cách kết hợp chỉ báo như thế này vô cùng hữu ích vì chúng bổ sung những thiếu xót của nhau.
Trader cũng có thể kết hợp chỉ báo momentum với các chỉ báo đo lường biến động. Bollinger Bands là một trong những chỉ báo nổi tiếng nhất để đo lường sự biến động.
Việc dải Bollinger mở rộng trong thời kỳ biến động cao và thu hẹp khi độ biến động thấp là tín hiệu dành cho trader giao dịch tiền tệ. Dải Bollinger nén lại khi độ biến động giảm xuống mức thấp. Sau những giai đoạn này, thì thị trường thường biến động đáng kể.
Tuy vậy, dải bollinger không thể chỉ ra động lượng và xu hướng sắp tới của thị trường. Do đó, ta cần kết hợp nó với chỉ báo Momentum.
Giao dịch với chỉ báo momentum indicator - Kết luận
Momentum indicator là chỉ báo kỹ thuật hữu ích với tính ứng dụng cao. Trader có thể sử dụng chỉ báo momentum để theo dõi xu hướng hoặc xu hướng đảo chiều.
Chỉ báo momentum vô cùng linh hoạt giúp trader dễ dàng tạo ra các hệ thống giao dịch động lượng ngắn hạn và dài hạn.
Khả năng mở rộng của momentum indicator giúp nó trở thành công cụ giao dịch sáng giá với mọi trader.
- Nguồn : Tổng hợp