Muốn có được một ngày giao dịch hiệu quả hãy TUẦN TỰ làm theo quy trình này!

Muốn có được một ngày giao dịch hiệu quả hãy TUẦN TỰ làm theo quy trình này!

Cách mà bạn kết thúc một ngày giao dịch của mình như thế nào? Bạn đóng máy và đi làm việc khác, quay trở lại cuộc sống thường nhật hay là bạn sẽ lên kế hoạch giao dịch cho ngày tiếp theo?

Hãy xem qua quy trình trading gồm 7 bước của trader chuyên nghiệp để có được một ngày giao dịch hiệu quả.

Bước 1: Đánh giá giao dịch vào cuối ngày


Nhìn lại tất cả các giao dịch của bạn và phân tích cách bạn tiếp cận chúng. Điều quan trọng là tránh sự thiên vị hay thiên hướng cá nhân của bạn khi làm việc này và tập trung vào các tiêu chí khách quan như điểm vào lệnh, phá vỡ hay tuân thủ nguyên tắc, tâm lý FOMO hay kiểm soát được,… Bạn nên thực hiện việc làm này một cách đều đặn mà không gây áp lực cho bản thân.

Bạn nên chụp ảnh màn hình giao dịch của bạn mỗi khi phân tích và giao dịch để đưa vào phần nhật kí giao dịch. Việc này sẽ rất tốt cho sau này khi bạn cần thống kê và đánh giá chi tiết lệnh giao dịch của mình. Nó có thể giúp bạn rút ngắn quá trình đánh giá giao dịch và cải thiện kỹ năng phân tích của bạn.

Bước 2: Xác định các vùng cản trong ngày mai


Thay vì để tâm mãi những lệnh giao dịch đã kết thúc, thì bạn hãy cố gắng xác định các vùng giá quan trọng trước cho ngày mai và đưa ra kế hoạch về cách giao dịch nếu giá tiếp cận những vùng giá này.

Khi bạn xác định các vùng giá quan trọng, bạn nên bỏ qua tất cả các hành động giá cho ngày hôm đó và tuân theo phân tích ban đầu của bạn. Việc này giúp bạn rèn luyện sự kiên nhẫn và có khả năng giúp bạn tránh tham gia giao dịch. Bạn nên cân nhắc tìm kiếm các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đáng chú ý khi giá bị từ chối tại đó. Bất kể phương pháp bạn sử dụng là gì, thì việc xác định hỗ trợ kháng cự sẽ cho bạn thấy được sự phản ứng của giá tại đó cho tới khi nó bị phá vỡ.

Bước 3: Kiểm tra tin tức ảnh hưởng đến thị trường


Có nhiều tin tức được công bố mỗi ngày nhưng sẽ có một vài tin nổi bật hơn, quan trọng hơn vì nó có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến thị trường. Ví dụ, các cuộc họp FMOC chẳng hạn, đây là tin tức quan trọng. Bạn nên xem lại danh sách các cặp tiền tệ bạn đang theo dõi, và nên xem xét thời gian công bố tin tức. Nếu có thể hãy tránh giao dịch để thị trường phản ứng xong với tin tức rồi chúng ta có thể tham gia giao dịch sau. Đến khi đó chúng ta cần xem lại các ngưỡng hỗ trợ kháng cự quan trọng chúng ta vừa xác định ở bước 2, xem giá đã phản ứng trước, trong và sau tin như thế nào để đưa ra đánh giá.

Bước 4: Quản lý những lệnh giao dịch


Hầu hết các nhà giao dịch tập trung quá nhiều vào điểm vào lệnh và bỏ qua tầm quan trọng của mọi thứ khác đi. Để hiểu rõ hơn về cách bạn vào lệnh và quản lý giao dịch, bạn hãy đặt ra những câu hỏi sau và cố gắng trả lời chúng khi chúng ta giao dịch:

  • Điểm dừng lỗ đã rõ ràng chưa? Có gần quá hay không?
  • Tỷ lệ RR đã hợp lý chưa?
  • Mặc dù giá đang đi đúng hướng nhưng bạn khó có thể đạt được lợi nhuận mục tiêu hay không? Có phải bạn đã quá nóng vội và háu thắng khi đặt mục tiêu lợi nhuận tại đó hay không?
  • Có phải bạn đóng lệnh giao dịch bằng tay? Hành động này là có lý do hay bạn thực hiện hoàn toàn bằng cảm xúc?

Bốn câu hỏi đơn giản này sẽ cung cấp những hiểu biết cách bạn giao dịch và phần nào thấy được nhược điểm của mình.

Bước 5: Xem lại số liệu giao dịch 1: Tỷ lệ RRR và R-Multiple


Nhìn xa hơn vào lợi nhuận thực tế của bạn. RRR là một điểm khởi đầu tốt vì nó cho bạn biết triển vọng tiềm năng của lệnh giao dịch của mình và đo lường tỷ lệ RR tiềm năng.

R-Multiple sẽ tính toán kết quả của giao dịch và so sánh nó với rủi ro ban đầu của bạn. Những gì các nhà giao dịch nên xem xét lúc này đó là nếu tỷ lệ RR lớn mà R-Multiple nhỏ và nếu điều này xảy ra thường xuyên,thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo cách quản lý giao dịch của bạn có vấn đề.

Bước 6: Xem lại số liệu giao dịch 2: Rủi ro


Bây giờ bạn nên xem khối lượng giao dịch và rủi ro trong giao dịch của bạn. Rủi ro nên càng cố định càng tốt để hạn chế việc bạn phá vỡ nguyên tắc khiến bạn thua lỗ nặng hơn. Những điều khác cần lưu ý ở đây là quá lạm dụng đòn bẩy khiến bạn giao dịch rủi ro và khó kiểm soát được tâm lý.

Bước 7: Tổng kết


Khi kết thúc những bước này đều đặn trong một thời gian dài, nó tự động trở thành thói quen của bạn. Bạn hãy tự hỏi mình câu hỏi này: Điều gì tôi nên làm tốt hơn vào ngày mai với giả định điều kiện thị trường tương tự như hôm nay? Nhìn lại ngày giao dịch của bạn hôm nay và tìm ra điều sẽ tạo ra tác động lớn nhất trong giao dịch của bạn nếu bạn thay đổi nó. Và khi đã tìm thấy thì hãy viết nó ra, tô đậm nó lên.

Theo thời gian, bạn sẽ lưu lại những bài học và kinh nghiệm giá trị cho bản thân. Bước đầu tiên để thay đổi một hành vi tiêu cực và cải thiện hiệu suất là nhận thức được các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

7 bước này sẽ giúp bạn có được một ngày giao dịch hiệu quả mà vẫn chuẩn bị tốt tâm lý cho ngày giao dịch tiếp theo.

Mời anh em tham khảo nhé!

💡
- Cộng đồng giao lưu phương pháp, chiến lược đầu tư vàng, dầu, ngoại tệ, bitcoin.
Zoom thực chiến tin tức phiên Mỹ từ thứ hai đến thứ sáu.
- Tham gia cộng đồng giao lưu, ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY
- Tham gia cộng đồng TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .

Loading...

Đọc thêm